Commission Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Commission Trong Thương Mại
Bước chân vào thế giới kinh doanh, Commission là khái niệm mà các chủ doanh nghiệp, người lao động lâu năm hay những bạn mới chập chững đi làm đều nên biết. Nơi nào có hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi ấy có bóng dáng của Commission. Nếu bạn đang tìm kiếm Commission là gì? Có những loại Commission nào và đặc điểm của Commission trong Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) ra sao? Đây chính là bài viết dành cho bạn.
Commission là gì?
Commission hay tên gọi quen thuộc hơn ở tiếng Việt là tiền hoa hồng. Tiền hoa hồng là khoản thù lao cho nhân viên bán hàng dựa trên doanh số bán hàng. Khoản tiền thanh toán thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán được hoặc sản phẩm. Đây là cách thức giúp cân bằng mối quan hệ giữa ông chủ và người bán hàng.
Ví dụ: Một người nhân viên bán được một chiếc điện thoại giá 15 triệu VND. Hoa hồng khi bán điện thoại thành công là 5% thì số tiền hoa hồng người đó nhận được là 5%*15.000.000= 750.000 VNĐ.
Tại khoản 2 điều 171 Luật thương mại 2005 có quy định về khoản thù lao này như sau:
“2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.”
>>> Có thể bạn quan tâm: Shopify Là Gì? Cách Kiếm Tiền Từ Shopify Nhanh Chóng, Đơn Giản
Sales commission là gì?
Sales commission (hay hoa hồng bán hàng) theo định nghĩa của Hubspot như sau:
“Hoa hồng bán hàng (sales commission) là một khía cạnh chính của thù lao bán hàng. Đó là số tiền mà một nhân viên bán hàng kiếm được dựa trên số lần bán hàng mà họ đã thực hiện. Đây là khoản tiền bổ sung vào mức lương tiêu chuẩn.”
Kế hoạch trả thưởng và hoa hồng cần được minh bạch ngay từ đầu. Việc làm đó không chỉ giúp cơ cấu hoa hồng dễ dàng thực hiện hơn mà còn đảm bảo không có sơ suất nào trong kế hoạch.
Một nhân viên bán hàng cần phải nắm rõ mức hoa hồng mình có thể nhận được khi bán hàng. Lý do vì, khác với bộ phận back office trong công ty, mức lương của nhân viên bán hàng không giới hạn và dựa chủ yếu vào tiền hoa hồng.
Commission của một sản phẩm trong Digital Marketing là gì?
Dựa vào khái niệm về tiền hoa hồng trong kinh doanh truyền thống, chúng ta cũng dễ dàng liên hệ được Commission của một sản phẩm trên môi trường số là gì.
Trong Digital Marketing bạn sẽ thường bắt gặp chỉ số Commission trong ngành tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing).
Khái niệm về Affiliate Marketing theo Investopedia dành cho người mới: “Affiliate Marketing là mô hình quảng cáo mà trong đó công ty chi trả cho người làm tiếp thị liên kết (publishers) để gia tăng lượng truy cập và khách hàng tiềm năng tới sản phẩm hay dịch vụ của mình.”
Các nhà tiếp thị liên kết được ví như một đơn vị kinh doanh hay đơn vị bán hàng và hoa hồng (commission) là khoản tiền giúp thúc đẩy họ thực hiện chiến dịch của công ty.
>>> Có thể bạn quan tâm: IT Là Gì? Học Gì Và Làm Gì Ngành It – Công Nghệ Thông Tin [2023]
Đặc điểm của Commission trong Affiliate Marketing
Như vậy đến đây chúng ta đã có thể nắm được rằng: Về bản chất, Commission trong Affiliate Marketing giống với Commission trong kinh doanh truyền thống và Các nhà tiếp thị liên kết (Publishers) tương đương với người bán hàng.
Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm số mà Commission trong Tiếp thị liên kết cũng có những điểm riêng.
Có 2 loại sản phẩm được chia theo tính chất là sản phẩm vật lý (Physical Products) và phi vật lý (Non-physical products). Trong sản phẩm phi vật lý lại được chia ra 2 loại là sản phẩm số (Digital Product) và Dịch vụ (Services).
Sản phẩm vật lý – Physical Products
Sản phẩm vật lý trong Affiliate là các sản phẩm hữu hình, có thể cầm nắm. Ví dụ như: Quần áo, máy tính, điện thoại,…
Mức hoa hồng cho sản phẩm vật lý dao động trong khoảng 3%-10%. Tuỳ thuộc vào sản phẩm và chính sách của công ty.
Sản phẩm phi vật lý – Non-Physical Products
Đặc điểm chung của sản phẩm phi vật lý là không thể cầm nắm, không tồn tại hữu hình. 2 nhánh nhỏ hơn của sản phẩm phi vật lý là Sản phẩm số và Sản phẩm dịch vụ.
- Sản phẩm số – Digital Products
Digital Products bao gồm các sản phẩm sử dụng trên laptop, máy tính bảng, điện thoại như: Tên miền, ebook, thiết kế đồ hoạ, ứng dụng…
Các sản phẩm này khi tạo ra sẽ được sử dụng nhiều lần bởi nhiều người.
Mức hoa hồng theo thống kê thường rất cao so với sản phẩm vật lý. Dao động trên 40%. Có sản phẩm có mức hoa hồng tối đa lên tới 100%.
- Sản phẩm dịch vụ
Thường thì các sản phẩm dịch vụ trong Affiliate sẽ là các dạng đăng ký bao gồm: Tour du lịch, chăm sóc sức khỏe, khóa học, vé máy bay…
Mức hoa hồng tuỳ thuộc vào từng loại dịch vụ.
Hoa hồng của sản phẩm số thường cao hơn những sản phẩm còn lại do 1 sản phẩm số khi tạo ra có thể dùng cho nhiều người. Đây là sản phẩm hầu hết xuất phát từ chất xám, sáng tạo của người tạo nội dung.
Ví dụ: Trong lĩnh vực POD (Print on Demand) một Designer tạo ra một thiết kế cho mẫu áo. Người mua lựa chọn và thiết kế ấy được in ở áo, túi, cốc… Như vậy một thiết kế bán được tới cả nghìn đô là chuyện bình thường.
Sản phẩm vật lý tuy có mức hoa hồng thấp hơn nhưng sức tiêu thụ lại rất lớn. Ví dụ như quần áo, đồ gia dụng… luôn nằm trong top lượt bán của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada…
Phân loại Commissions
Có nhiều cách tính Commission trong kinh doanh nói chung và ngành tiếp thị liên kết nói riêng. Dưới đây là 6 cách tính Commission phổ biến:
Theo % giá trị sản phẩm/ dịch vụ
Tính Commission theo phần trăm giá trị sản phẩm, dịch vụ là cách tính được áp dụng phổ biến nhất trong mọi lĩnh vực. Theo cách tính này, các đại lý, công ty sẽ trích hoa hồng theo phần trăm trên mỗi sản phẩm bán ra để trả cho người bán, publishers. Điển hình cách tính này là CPS (Cost per sale) trong Affiliate Marketing.
Theo số tiền cụ thể
Số tiền hoa hồng đã được định sẵn khi mỗi sản phẩm, dịch vụ được bán ra.
Ví dụ: Đại lý thỏa thuận với người bán rằng: Hoa hồng cho mỗi chiếc áo bán ra là 5.000VND. Từ chiếc áo thứ 1.000 trở đi, hoa hồng là 6.000VND/sản phẩm.
Như vậy nếu người bán bán được 1056 chiếc áo thì hoa hồng họ nhận được sẽ được tính như sau: 5.000*1000 + 6.000*(1056-1000)= 5.336.000 (VND)
Theo định kỳ (Recurring)
Đây là cách trả hoa hồng định kỳ hàng tháng, quý, năm khi người dùng thực hiện gia hạn sản phẩm, dịch vụ. Tức là sau khi được trả hoa hồng ở lần bán đầu tiên, đại lý sẽ trả thêm hoa hồng cho người bán khi người dùng đăng ký tiếp tục sử dụng dịch vụ ở lần sau.
Hình thức này thường được thấy khi bán các sản phẩm như: Phần mềm, gói dịch vụ nghỉ dưỡng…
Theo số sản phẩm bán được
Đây là hình thức trả tiền thù lao theo dạng kim tự tháp. Commission sẽ được tính dựa theo số lượng đơn hàng hoặc giá trị đơn hàng bán được.
Ví dụ: Bán 10 cái áo thì bạn được thưởng 200.000VND. Bán 100 cái áo được thưởng 2.100.000 VND (Bán được nhiều, hoa hồng cũng tăng lên để kích thích người bán nỗ lực).
Theo tổng doanh thu
Đây là hình thức thúc đẩy động lực nhất trong Tiếp thị liên kết. Tiền hoa hồng được tính dựa trên doanh thu đạt được.
Ví dụ: Nếu bán được 50 triệu doanh thu trong 1 tháng, bạn được thưởng 15% doanh thu hàng bán ra. Nếu bán được 100 triệu doanh thu thì hoa hồng là 20% doanh thu hàng bán ra. Đó thực sự là con số chênh lệch đáng kể.
Trong phễu bán hàng
Theo lý thuyết về Sales funnel (phễu bán hàng), hành trình của người mua hàng sẽ chia ra 4 giai đoạn như sau:
Awareness (Nhận biết) > Interest (Hứng thú) > Decision (Quyết định) > Action (Thực hiện hành động: Mua, đăng ký…)
Cách thức tính hoa hồng này thường áp dụng cho những sản phẩm mới, sản phẩm phức tạp, B2B (business to business)…
Commission sẽ được tính dựa trên trạng thái của khách hàng. Càng gần tới hành động tạo ra doanh thu, mục tiêu thì mức hoa hồng càng cao.
Nếu như đối với kinh doanh truyền thống việc đo lường chi tiết từng giai đoạn là khá khó khăn thì đối với Affiliate lại rất thuận lợi do đặc thù mua bán trên môi trường số.
Việc đo lường sẽ do nền tảng của chính công ty phát triển (Ví dụ như các sàn Shopee, Lazada,… đều có chương trình Affiliate Marketing sử dụng hệ thống đo lường của họ) thực hiện hoặc kết hợp với bên thứ 3 để chạy chiến dịch (Ví dụ như Accesstrade, Adipa, Ecomobi…).
Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn giải quyết khúc mắc Commission là gì và các loại Commission trong Affiliate Marketing. Toponseek sẽ luôn cập nhật nhanh nhất các bài viết về kiến thức kinh tế thị trường vậy nên bạn hãy ghé thăm chúng tôi thường xuyên nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: 25+ Cách Kiếm Tiền Tại Nhà, Nhanh Nhất, Không Cần Bỏ Vốn
>> Bài viết liên quan: Accesstrade là gì? Cách kiếm tiền với Accesstrade Affiliate
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành