star star star star star

Social Media Marketing là gì? Cẩm nang về Social Media Marketing 2024

marketing
avt
TOS Editor
29 tháng 5, 2023  

Social Media Marketing là hoạt động tiếp thị quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bạn sẽ quảng bá hình ảnh của thương hiệu và kết nối hay tương tác với khách hàng thông qua nền tảng mạng xã hội. Hình thức quảng cáo này giúp doanh nghiệp tương tác và truyền tải thông điệp đến người dùng một cách nhanh chóng. Vậy social media marketing hoạt động như thế nào? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá những thông tin liên quan đến khái niệm này nhé.

Xem thêm:

Social Media Marketing là gì?

Thuật ngữ Social media marketing dùng để chỉ hoạt động marketing thông qua internet bằng cách sử dụng các trang mạng xã hội. Cụ thể, Social media là những nền tảng trực tuyến cho phép bạn chia sẻ thông tin và tương tác với khách hàng. Những trang mạng xã hội phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, Twitter, Instagram và YouTube. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các diễn đàn như Quora hoặc Reddit và trang quản lý nội dung như Flipboard. 

Social Media Marketing giúp thương hiệu kết nối với khách hàng thông qua các nền tảng xã hội. Việc của bạn là cần sáng tạo nội dung, hình ảnh và tương tác với những người theo dõi trang. Đặc biệt, thương hiệu phải lắng nghe và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Từ đó, bạn sẽ dựa vào nhu cầu của người theo dõi để chạy quảng cáo tại nền tảng xã hội. Nhờ vào Social Media Marketing, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu, tăng lượt truy cập website và đẩy mạnh doanh thu bán hàng.

Xem thêm:

Social media marketing là các hoạt động marketing bằng cách sử dụng các trang mạng xã hội
Social media marketing là các hoạt động marketing diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội (Nguồn: Sưu tầm)

Lợi ích của Social Media Marketing

Social Media Marketing là một phần không thể thiếu của các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Hình thức tiếp thị này đã mang đến hiệu quả marketing vượt trội và thúc đẩy doanh số cho nhiều doanh nghiệp. Bạn hãy để TopOnSeek bật mí ngay những lợi ích của Social Media Marketing nhé. 

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Dựa theo thống kê từ Statistic năm 2020, thế giới có hơn 3.6 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Con số khổng lồ này sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2024. Với tỉ lệ người dùng lớn, social media sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp tăng độ nhận diện của thương hiệu.
  • Tạo khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi sáng tạo các nội dung có giá trị, bạn sẽ thu hút được khách hàng đang sử dụng social media. Cụ thể, bạn có thể tập trung tăng lượt truy cập website bằng cách dẫn link về bài đăng của mình. Thêm vào đó, các tính năng như like, comment, share cũng rất hữu ích trong việc tăng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng. 
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Bạn có thể giữ chân khách hàng tiềm năng bằng những nội dung sáng tạo trên social media. Bên cạnh việc tương tác thông thường, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào những dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua chatbot. Đồng thời, bạn cũng có thể tổ chức những trò chơi hoặc giveaway tại nền tảng xã hội.

Xem thêm:

Social Media Marketing tăng nhận diện thương hiệu
Social Media Marketing giúp tăng nhận diện thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

5 bước xây dựng Social Media Marketing

Quy trình để xây dựng Social Media Marketing là gì? Để có một chiến dịch quảng bá trên mạng xã hội hoàn hảo, bạn cần thực hiện đúng theo lộ trình. Điều này sẽ giúp việc quảng bá thương hiệu trở nên hiệu quả. 5 bước xây dựng Social Media Marketing là:

  • Bước 1: Làm chiến lược (Strategy)

Để bắt đầu, bạn cần tạo nên chiến lược với KPIs, mục tiêu. hình thức và ngân sách cụ thể. Nếu mục tiêu chính là doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn Linkedin. Ngược lại, bạn hãy sử dụng Facebook hoặc Youtube nếu đang hướng tới tệp khách hàng B2C. Để xây dựng chiến lược hiệu quả, bạn hãy trả lời những câu hỏi như: 

  • Mục tiêu của bạn khi sử dụng social media là gì: Dựa vào định hướng và lĩnh vực kinh doanh, bạn hãy chọn ra mục tiêu mà mình đang hướng đến để dễ dàng theo dõi. Cụ thể, bạn sẽ mong muốn tăng độ nhận diện thương hiệu (brand identity), tăng lượt tiếp cận website (traffic) hay tăng sự tương tác của khách hàng (engagement).
  • Doanh nghiệp nên tập trung vào nền tảng nào: Những kênh social media phổ biến hiện nay là Facebook, Snapchat, Instagram, YouTube, LinkedIn và Twitter. Khi bắt đầu xây dựng, bạn chỉ nên chọn 2 hoặc 3 nền tảng và đầu nhiều nội dung hấp dẫn. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian và đem lại hiệu quả cao.
  • Thương hiệu của bạn muốn quảng bá nội dung gì: Để chiến lược có hiệu quả, bạn hãy chọn hình ảnh hoặc video hấp dẫn người xem. Đồng thời, bạn cần làm rõ nội dung mà thương hiệu sẽ mang đến cho người dùng là gì. Để làm được điều đó, bạn hãy xác định rõ chân dung khách hàng mình đang hướng đến. 
doanh nghiệp cần lên kế hoạch social marketing chi tiết để thu lại được hiệu quả tốt nhất
Doanh nghiệp cần lên kế hoạch Social Media Marketing cụ thể để thu lại được hiệu quả tốt nhất (Nguồn: Sưu tầm)
  • Bước 2: Tạo kế hoạch và đăng bài (Planning and Publishing)

Social media marketing sẽ hiệu quả khi bạn có kế hoạch đăng bài cụ thể. Doanh nghiệp nên tạo sẵn timeline và xác định nội dung cho các bài đăng đặc biệt, thông tin và hình ảnh đăng tải cần phù hợp và có sức hấp dẫn với tệp khách hàng bạn đang hướng đến. Bạn không nên đăng bài ngẫu nhiên vì dễ khiến mạng xã hội thiếu tính nhất quán.

Bạn phải xây dựng kế hoạch đăng bài lên social media đúng tiến độ để thu hiệu quả tốt nhất
Bạn phải xây dựng kế hoạch đăng bài đúng tiến độ để thu hiệu quả như mong muốn (Nguồn: Sưu tầm)
  • Bước 3: Lắng nghe và tương tác (Listening and Engagement)

Khi xây dựng nền tảng xã hội, bạn cần học kỹ năng lắng nghe và tương tác với khách hàng. Social media phát triển đồng nghĩa với việc lượt thảo luận cũng tăng. Khi đó, khách hàng sẽ trao đổi về thương hiệu với nhiều nội dung khác nhau. Việc bạn cần làm là thường xuyên theo dõi các cuộc thảo luận và phản hồi những ý kiến trái chiều nhanh nhất có thể.

Việc quan sát và lắng nghe khách hàng là điều nên làm. Tuy nhiên, bạn không thể kịp thời nắm bắt hết các bình luận trong thời gian ngắn bằng phương pháp thủ công. Chính vì thế, doanh nghiệp có thể lựa chọn các công cụ theo dõi hoặc phân tích cuộc thảo luận (social listening tools). Điều này giúp bạn tránh việc bỏ sót ý kiến khách hàng và tiết kiệm thời gian. 

Doanh nghiệp cần tương tác với khách hàng trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch marketing
Doanh nghiệp cần tương tác với khách hàng trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch marketing (Nguồn: Sưu tầm)
  • Bước 4: Phân tích kết quả (Analytics)

Khi đã chính thức quảng bá trên mạng xã hội, doanh nghiệp cần theo dõi và phân tích kết quả marketing. Bạn hãy so sánh lượt truy cập hoặc số người tương tác so với tháng trước. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phân tích số lượng hashtag hoặc đề cập đến thương hiệu trên mạng xã hội. 

Việc phân tích (Analytics) sẽ giúp bạn theo dõi và đo lường được KPIs. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra nhiều chiến lược cải thiện kết quả và tiếp tục phát huy điểm tốt. Đồng thời, phân tích cũng giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho những hoạt động then chốt. Cụ thể, khi tìm được lý do khách hàng thường xuyên vào website, bạn có thể tận dụng và tăng lượt truy cập.

Để việc phân tích trở nên hiệu quả, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa mà các con số biểu thị. Đặc biệt, bạn không nên thu thập những số liệu không cần thiết cho việc đánh giá. Những công cụ phân tích mà bạn có thể sử dụng là In-platform Analytics, Integrated Analytics và Measure against KPIs. 

Bạn hãy phân tích kết quả quảng cáo để rút kinh nghiệm cho các chiến dịch Marketing tiếp theo
Phân tích kết quả để rút kinh nghiệm cho các chiến dịch Marketing tiếp theo (Nguồn: Sưu tầm)
  • Bước 5: Quảng cáo (Advertising)

Nếu thương hiệu có thể đầu tư nhiều chi phí cho Social Media Marketing, bạn hãy cân nhắc thêm việc quảng cáo (Advertising). Hình thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau và gia tăng doanh số. Để các chiến dịch Advertising được nhịp nhàng, bạn có thể sử dụng những công cụ tự động hóa và tối ưu quảng cáo.

Quảng cáo giúp Social Marketing Media hiệu quả hơn
Quảng cáo giúp Social Marketing Media hiệu quả hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Client là gì? Sự khác nhau giữa Agency và Client là gì?

Ưu nhược điểm của Social Media Marketing

Hình thức quảng cáo tận dụng mạng xã hội này được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhờ đem đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, Social Media Marketing vẫn còn nhiều khuyết điểm mà bạn cần lưu ý. Cùng TopOnSeek khám phá ngay hình thức quảng cáo này nhé.

Ưu điểm

  • Tiếp cận nhiều nhóm đối tượng: Lượng người dùng sử dụng mạng xã hội trên thế giới đang ngày càng cao. Đặc biệt, bài đăng của bạn sẽ có cơ hội tiếp cận và được tương tác theo cấp số nhân. 
  • Cải thiện sự hài lòng của khách hàng: Nhiều thương hiệu lựa chọn mạng xã hội như công cụ làm hài lòng khách hàng. Bạn có thể hỗ trợ người tiêu dùng và xây dựng mối quan hệ 1-1. 
  • Tối ưu hóa chi phí tiếp thị và bán hàng: Khi xây dựng đội ngũ kinh doanh bán hàng có kinh nghiệm trên mạng xã hội, bạn có thể tiết kiệm được nhiều ngân sách.
  • Tăng lượng người dùng truy cập website: Mạng xã hội sẽ là công cụ hữu ích để thu hút người dùng truy cập website của bạn. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng nhiều chương trình và ưu đãi hấp dẫn để khách hàng tương tác nhiều hơn. 
  • Thu thập được nhiều insight từ khách hàng: Khi phân tích các báo cáo về mạng xã hội, bạn có thể xác định được ý kiến, sở thích và tính cách của nhóm khách hàng tiềm năng.

Xem thêm:

Social Marketing Media giúp tăng lượng người dùng truy cập website
Social Marketing Media giúp tăng lượng người dùng truy cập website (Nguồn: Sưu tầm)

Nhược điểm

  • Yêu cầu nhiều thời gian thực hiện: Bạn cần lên kế hoạch và chiến lược rõ ràng. Đồng thời, đội ngũ tiếp thị phải liên tục chuẩn bị nội dung và tương tác với khách hàng. Đây sẽ là điều khá thử thách với những nhóm tiếp thị nhỏ. 
  • Nguồn lực triển khai phải đảm bảo tiêu chuẩn: Bạn cần tuyển dụng nhân sự có năng lực quản lý và phù hợp. Vì vậy, hãy tập trung vào những nhà tiếp thị truyền thông có chuyên môn và nhiều kỹ năng.
  • Cần đầu tư thời gian dài để tối ưu ROI Social Media Marketing  thường đem đến tỉ lệ ROI khá cao. Tuy nhiên, bạn cần đầu tư dài hạn vì nội dung không phải là yếu tố chính quyết định sự thành công.  
  • Nội dung dễ bị đối thủ sao chép: Việc làm truyền thông trên mạng xã hội sẽ có nhiều rủi ro. Nếu ý tưởng đủ hay, bạn dễ bị đối thủ “đánh cắp” và quảng bá trên fanpage riêng. 
  • Danh tiếng thương hiệu dễ bị ảnh hưởng xấu: Nếu nội dung không phù hợp, bạn dễ nhận các đánh giá tiêu cực. Đặc biệt, mạng xã hội là nơi được nhiều người biết tới. Điều này sẽ khiến tiếng xấu của bạn lan truyền nhiều hơn và ảnh hưởng đến thương hiệu.

Xem thêm:

Bạn cần đầu tư nhiều thời gian cho chiến dịch Social Media Marketing
Bạn cần đầu tư nhiều thời gian cho chiến dịch Social Media Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

3 ví dụ cụ thể về chiến lược Social Media Marketing

Social Media Marketing là chiến lược hoàn hảo được nhiều thương hiệu lớn áp dụng. Thông qua hình thức quảng cáo này, bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Đồng thời, Social Media Marketing còn là cơ hội để doanh nghiệp truyền tải thông điệp riêng. Hãy để TopOnSeek giới thiệu đến bạn 3 ví dụ về chiến lược Social Media Marketing của các thương hiệu lớn nhé.

Dove – Chiến lược Social Media Marketing bằng hình ảnh

Nhắc đến Dove, bạn sẽ nhớ ngay đến nhiều chiến dịch Social Media Marketing nổi tiếng mà nhãn hàng mang lại. Thương hiệu tập trung vào việc tôn vinh và xóa bỏ định kiến về vẻ đẹp của người phụ nữ. Gần đây, Dove đã thông qua mạng xã hội để kêu gọi phụ nữ chia sẻ ảnh chân dung để tôn lên vẻ đẹp của mình. 

Chiến dịch này giúp Dove nhận được hơn 5000 bức ảnh đến từ phụ nữ ở mọi độ tuổi. Nhãn hàng đã thành công trong việc kết nối với khách hàng thông qua hoạt động có giá trị. Đồng thời, người tiêu dùng cũng sẽ nhớ đến những thông điệp mà nhãn hàng mang lại và tự mình tạo ra nhiều nội dung cho thương hiệu (user-generated content). 

Dove tận dụng Social Media Marketing để làm chiến dịch
Dove tận dụng Social Media Marketing để triển khai chiến dịch thành công (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Tìm hiểu về cách hoạt động của Network Marketing

Netflix – Chiến lược Social Media Marketing bằng video

Khi dịch Covid-19 xảy ra, social media đã trở thành kênh tương tác với khách hàng mà Netflix lựa chọn. Cụ thể, Netflix đã thu hút người dùng bằng series kết nối và chia sẻ với chuyên gia tâm lý qua Instagram Live. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn và giải đáp các vấn đề của mình. Đồng thời, Netflix cũng tổ chức nhiều buổi talk show online giúp gắn kết với khách hàng. 

Netflix sử dụng Social Media Marketing để truyền thông
Netflix sử dụng Social Media Marketing để truyền thông (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Cách tạo Chatbot miễn phí trên mọi nền tảng: hướng dẫn chi tiết

Zoom – Chiến lược Social Media Marketing bằng campaign online

Trong thời điểm dịch bệnh, Zoom là ứng dụng có cú bứt phá vượt trội khi cung cấp các buổi họp và học tập trực tuyến ở mọi nơi.  Thương hiệu đã tận dụng Social Media Marketing bằng cách cho ra đời cuộc thi Virtual Background tại Instagram. Cụ thể, người tham gia sẽ phải chia sẻ hình ảnh hoặc video có background ảo. 

Chiến dịch này đã giúp Zoom thu hút được số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Đồng thời, ứng dụng cũng cung cấp các gói dùng thử với nhiều tính năng vượt trội. Người dùng có thể trải nghiệm nhiều hoạt động và nhận những phần quà thú vị. 

Chiến lược Social Media Marketing online của Zoom
Chiến lược Social Media Marketing của Zoom (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có được những thông tin bổ ích liên quan đến Social Media Marketing nhằm hỗ trợ cho kế hoạch Marketing thêm thanh công. Đừng quên ghé chuyên mục Marketing để đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích từ TopOnSeek nhé!

Xem thêm: Social Marketing là gì

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat