Influencer Marketing là gì? 10 bước tạo chiến lược Influencer Marketing 2024
Công nghệ đang dần cải tiến và ngày càng hiện đại, con người dần thông minh hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tìm kiếm những người có tầm ảnh hưởng (Celeb, KOC,…) để quảng bá cho thương hiệu của mình. Chính vì thế, Influencer Marketing đã xuất hiện ngày càng thịnh hành tại Việt Nam. Cùng TopOnSeek tìm hiểu rõ hơn về phương thức Marketing này nhé!
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing được hiểu là một hình thức tiếp thị sử dụng người có tầm ảnh hưởng để làm gương mặt đại diện cho thương hiệu và quảng bá thông điệp vì họ là những người có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, quyết định của khách hàng. Một Influencer Marketing là người được biết đến trên nhiều nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,…
Xem thêm:
- Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing
- Tất tần tật về Wifi Marketing – chiến lược mới mà bạn cần biết
- Brief là gì? Cách viết một bản Brief hiệu quả
Các loại Influencer Marketing
Influencer Marketing có 4 phân loại khác nhau, bao gồm: Mega Influencer, Macro Influencer, Micro influencer và Nano influencer.
Mega Influencer
- Mega Influencer là người có tầm ảnh hưởng với lượt theo dõi lên đến hàng triệu followers. Họ thường là những diễn viên, ca sĩ, ngôi sao hạng A,.. và có sức ảnh hưởng rất lớn đến với những người có thể không quan tâm đến lĩnh vực mà họ đang hoạt động.
- Mega Influencer thường là những đại diện cho các thương hiệu lớn mang tầm cỡ quốc tế và được các thương hiệu thường xuyên săn đón. Những hành động của họ luôn được người hâm mộ dõi theo. Thương hiệu phải tốn rất nhiều chi phí để mời được Mega Influencer.
Macro Influencer
- Macro Influencer là những người có hàng trăm nghìn lượt theo dõi trên các nền tảng xã hội, họ chủ yếu là chuyên gia lĩnh vực nào đó như các chuyên gia sức khỏe, beauty blog, youtuber,… Họ cũng là nhân vật có sự ảnh hưởng lớn nhưng chủ yếu ở trong lĩnh vực nhất định.
- Macro Influencer là gương mặt đại diện phổ biến cho thương hiệu trong chuyên ngành hay lĩnh vực họ đang hoạt động.
Micro Influencer
- Micro Influencer là những người sở hữu vài chục nghìn người theo dõi, người có sức ảnh hưởng đến một vùng nhỏ hay chủ yếu ảnh hưởng đến những người đang theo dõi họ. Họ chủ yếu hoạt động trong một lĩnh vực nhỏ như thời trang, makeup, nấu ăn,…
- Độ nhận diện của Micro Influencer không lớn nên thường quảng bá cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ với ít kinh phí hơn là Mega hay Macro.
Nano Influencer
Xem thêm:
- Accesstrade là gì? Cách kiếm tiền với Accesstrade Affiliate
- Amazon Affiliate: A-Z cách kiếm tiền từ Amazon!
Ưu nhược điểm của chiến lược Influencer Marketing
Nano Influencer là người có lượt theo dõi tầm vài nghìn người trên các nền tảng xã hội, mặc dù vậy những lượt tương tác của họ cũng khá cao. Ưu điểm khi sử dụng Nano Influencer là thương hiệu không cần tốn quá nhiều chi phí.
Ưu điểm
Mức độ phủ sóng cao hơn
- Khi làm việc với Mega Influencer hay Macro Influencer, sẽ có nhiều người biết đến doanh nghiệp hơn. Càng làm việc với nhiều người nổi tiếng thì độ phủ sóng của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu. Từ đó, doanh nghiệp có thể liên kết, hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn mà họ chưa được tiếp xúc.
Chi phí tốn kém thấp
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm việc với người ảnh hưởng nhỏ thì chi phí không quá tốn kém, thậm chí còn được làm việc miễn phí để đem lại mối quan hệ tốt đẹp cho 2 bên.
- Doanh nghiệp đang mở rộng hay doanh nghiệp bắt đầu hoạt động thì nên làm việc với nhiều người có tầm ảnh hưởng nhỏ bởi họ sẽ tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
Đạt được niềm tin của khách hàng
- Với tâm lý khách hàng sẽ tin vào bên thứ 3 trước khi tin vào thương hiệu. Vậy nên, cộng tác với nhiều người ảnh hưởng sẽ tạo ra sự tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ, thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Thương hiệu nên tìm kiếm những Influencer Marketing đáng tin cậy, có hiểu biết và ngành nghề liên quan để dễ dàng lấy niềm tin của khách hàng.
Nhược điểm
Khó khăn trong việc tìm Influencer Marketing phù hợp
- Việc tìm một gương mặt để quảng bá sản phẩm của thương hiệu không phải việc đơn giản, ngoài việc phải khai thác hết mặt tốt của sản phẩm mà còn phải thu hút được người xem, để lại lợi nhuận cho thương hiệu đó.
Mất thời gian tìm kiếm Influencer Marketing
- Cộng tác với người không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến tài chính và độ uy tín của nhãn hàng. Mặt khác, nếu tìm kiếm người ảnh hưởng không phù hợp cũng sẽ đem lại nhiều tổn thất cho thương hiệu.
Khó khăn trong đo lường
- Số lượng khách hàng mua sắm có thể là do nhu cầu cũng có thể là ảnh hưởng của Influencer Marketing nên không thể đo lường chính xác sức ảnh hưởng của influencer. Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi hiệu suất của công việc để lựa chọn người ảnh hưởng phù hợp.
Rủi ro mang lại khá cao
- Không phải Influencer Marketing nào cũng có những nội dung sáng tạo, đủ tạo tiếng vang nên có khả năng đem lại rủi ro cho thương hiệu.
Vì hình thức Influencer Marketing mới thịnh hành trong vài năm trở lại đây, nên sẽ gặp nhiều nhược điểm không mong muốn nên để đạt được lợi nhuận tối đa, các thương hiệu nên tìm hiểu kỹ về hình thức này.
Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Cách kiếm tiền cho người mới từ A-Z
10 bước tạo chiến lược Influencer Marketing tại Việt Nam 2024
Bước 1: Đặt mục tiêu cho chiến dịch của brand
- Mỗi brand, doanh nghiệp đều có mỗi mục tiêu riêng vì vậy, tạo mục tiêu để xác định đúng chiến lược Influencer Marketing phù hợp.
- Mục tiêu của các brand nên được xác định theo nguyên tắc thuộc mô hình SMART.
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến
- Cần xác định đối tượng khách hàng để lựa chọn hình thức marketing phù hợp.
- Đối tượng Gen Z thường chiếm số đông và là đối tượng thường xuyên tiếp cận mạng xã hội nên cần ưu tiên tiếp cận đến Gen Z.
Bước 3: Xác định nền tảng (platform) triển khai chiến dịch
- Việc lựa chọn nền tảng cũng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượt truy cập của khách hàng.
- Nên tìm kiếm các nền tảng có lượt tiếp cận cao và dễ dàng mua sắm như Shopee, TikTok, Facebook, Instagram.
Bước 4: Xác định thông điệp và kế hoạch rõ ràng
- Mỗi sản phẩm mang một thông điệp riêng, vì vậy, nên có thông điệp và kế hoạch rõ ràng để việc tìm kiếm Influencer Marketing dễ dàng hơn.
Bước 5: Xác định thời điểm triển khai chiến dịch
- Tùy thuộc vào điều kiện thời gian và hoàn cảnh để xác định thời gian phù hợp để triển khai chiến dịch.
Bước 6: Chọn Influencer có độ nổi tiếng phù hợp
- Đối với mỗi quy mô doanh nghiệp khác nhau thì nên lựa chọn những influencer có độ nổi tiếng khác nhau.
Bước 7: Tạo brief
- Brief yêu cầu ngắn gọn, súc tích và đầy đủ thông tin
Bước 8: Đánh giá nội dung trước khi triển khai chiến dịch
- Trước khi triển khai chiến dịch, nên tập trung và đánh giá nội dung, kiểm tra kỹ để đảm bảo chiến dịch phù hợp với doanh nghiệp
Bước 9: Theo dõi hiệu quả chiến dịch
- Để đảm bảo Influence Marketing đạt được hiệu quả, nên kiểm tra tiến độ làm việc của hình thức này.
- Theo dõi thường xuyên, nếu gặp sai lầm thì cần khắc phục nhanh chóng để doanh nghiệp không gặp rủi ro.
Bước 10: Báo cáo, phân tích kết quả chiến dịch
- Lập báo cáo nghiên cứu và phân tích các kết quả của chiến dịch.
- Rút ra những điểm tốt, yếu để khắc phục cho chiến dịch trong tương lai.
Xem thêm: Content Marketing Là Gì? UPDATE 5 Xu Hướng Mới Nhất
Các câu hỏi về Influencer Marketing
Influencer khác KOL tại điểm nào?
Influencer hay KOL đều là những người có ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định đến khách hàng. Tuy nhiên:
- KOL là những người có chuyên môn, có lĩnh vực phát triển. Họ chỉ làm việc trong thương hiệu đúng với chuyên môn.
- Influencer không bắt buộc phải có chuyên môn. Họ được cộng tác với những thương hiệu đơn giản vì người hâm mộ của họ là nhóm đối tượng mà thương hiệu hướng đến.
Xem thêm: KOL Shopee là gì? Cách đăng ký làm KOL Shopee
Influencer Marketing khác Affiliate Marketing tại điểm nào?
Influencer hay Affiliate đều là những chiến dịch giúp quảng bá sản phẩm, nhưng:
- Influencer là người có tầm ảnh hưởng quảng bá sản phẩm do thương hiệu cộng tác cung cấp.
- Affiliate Marketing là tiếp thị liên kết, tức giới thiệu sản phẩm đến với mọi người. Tuy nhiên, để tham gia Affiliate, bạn không cần thiết là người có tầm ảnh hưởng, vậy nên mọi người đều có cơ hội trở thành người cộng tác của thương hiệu.
Trên đây là những thông tin về Influencer Marketing mà TopOnSeek cung cấp cho bạn. Tuy hình thức tiếp thị này mới xuất hiện gần đây nhưng đang có xu hướng tăng dần, một thương hiệu muốn đạt được lợi nhuận tốt nhất thì nên có những bước đi hợp lý. Chúc bạn sớm tìm được chiến lược Influencer Marketing phù hợp cho thương hiệu của mình!
Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Khái niệm, Cách thức kiếm tiền từ Affiliate Marketing
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành