Marketing trực tiếp là gì? Các hình thức, chiến lược và ví dụ cụ thể
Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, Marketing đã có những bước phát triển nhảy vọt với sự ra đời của nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, Marketing trực tiếp là một trong những hình thức tiếp thị hiệu quả với nhiều lợi ích cùng những kết quả đo lường rõ ràng. Trong bài viết này, TopOnSeek sẽ giải thích khái niệm Marketing trực tiếp là gì, lợi ích của phương thức tiếp thị này và phân loại các hình thức tiếp thị trực tiếp chi tiết và cụ thể. Mời bạn theo dõi!
Xem thêm: 4P là gì? 6 bước xây dựng chiến lược Marketing Mix 4P
Marketing trực tiếp là gì?
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện nhằm thu hút và đo lường sự tương tác của khách hàng một cách trực tiếp. Mục đích của Marketing trực tiếp chính là thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một số phương tiện phổ biến liên quan đến hình thức này gồm: Email, mạng xã hội, tin nhắn SMS và liên hệ điện thoại trực tiếp,…
Xem thêm:
- Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Ngành từ A-Z
- Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
- Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing
- Tất tần tật về Wifi Marketing – chiến lược mới mà bạn cần biết
- Customer experience là gì? Làm gì để đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng?
- Lead Generation Marketing là gì trong Inbound Marketing?
Các hình thức Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp có nhiều hình thức khác nhau từ truyền thống cho đến hiện đại và chúng đều đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing. Cùng ToponSeek tìm hiểu các hình thức Marketing trực tiếp dưới đây:
Marketing trực tiếp bằng thư
Marketing trực tiếp bằng thư (Direct mail) là mail gửi đến khách hàng nhằm quảng cáo các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Có nhiều loại thư trực tiếp khác nhau như: catalog, bưu thiếp và phong bì thư,… Các chiến dịch Marketing gửi thư trực tiếp thường được chuyển phát nhanh đến tất cả các khách hàng qua bưu điện trong một phạm vi hoặc gửi cho tất cả những khách hàng trong danh sách tiếp thị.
Marketing qua điện thoại
Marketing qua điện thoại (Telemarketing) là hành động liên hệ khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Hình thức này có thể tạo ra số lượng lớn khách hàng tiềm năng mới và cũng là một công cụ hữu ích để theo dõi, đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing trực tiếp.
Tuy nhiên, để Marketing thông qua điện thoại đạt thành công thì doanh nghiệp cần phải biết cách lập kế hoạch, sử dụng thông tin khách hàng khoa học và nghiên cứu kỹ lưỡng để khớp hồ sơ khách hàng với hồ sơ sản phẩm.
Gửi quảng cáo trực tiếp đến Email cá nhân
Marketing qua Email (Email marketing) được đánh giá là cách tiếp thị đơn giản, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới. Thông thường, các email có thể bao gồm bản tin điện tử, tin quảng cáo, chương trình ưu đãi,… Ngoài ra, hình thức này còn hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt phản ứng của khách hàng.
Xem thêm:
- Email Marketing là gì? Sự lựa chọn tiếp thị hợp lý
- Email Marketing: 14 nghiên cứu thời gian gửi email hiệu quả nhất
- Email Automation: 5 phút để giúp bạn hiểu từ A-Z
- Brief là gì? Các yếu tố tạo nên bản Brief hoàn hảo nhất
Marketing thông qua tin nhắn
Marketing thông qua tin nhắn (Text marketing) là hình thức tiếp cận khách hàng và gửi tin nhắn đến lượng lớn khách hàng với chi phí thấp. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) để gửi cho khách hàng các thông báo bán hàng, đường liên kết đến trang web, tin nhắn giao hàng hoặc các tin nhắn quảng cáo khác.
Marketing tận nhà
Marketing tận nhà (Door-to-door leaflet marketing) được xem là hình thức tiếp thị hiệu quả, phù hợp với những nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ thu hút nhiều đối tượng khách hàng quan tâm. Cách thức này bao gồm việc phát tờ rơi được thiết kế đẹp mắt qua hòm thư và phát tay.
Hình thức này có cách thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí, hiệu quả mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng rất cao. Tuy nhiên, đây lại là một hình thức Marketing trực tiếp ít nhắm được đến đối tượng tiềm năng và có tính chất tập trung theo vùng.
Marketing trực tiếp trên mạng xã hội
Marketing trực tiếp trên mạng xã hội (Social media marketing) là công cụ Marketing mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp bởi cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng và thường xuyên chia sẻ thông tin sản phẩm/dịch vụ sẽ tạo cảm giác quen thuộc cho khách hàng.
Các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp khách hàng chia sẻ nội dung của sản phẩm/dịch vụ một cách dễ dàng, giúp tăng phạm vi tiếp cận của bài viết nhiều hơn, đồng thời kích thích khách hàng phản hồi bằng cách để lại bình luận.
Bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp (Direct selling) là hình thức khách hàng ghé thăm cửa hàng hay đại lý của doanh nghiệp để tìm hiểu, trải nghiệm và mua sắm trực tiếp. Các phương pháp bán hàng trực tiếp bao gồm bán hàng tận nơi, tiếp thị theo mạng và tổ chức sự kiện quảng cáo. Bán hàng trực tiếp được xem là cách phát triển doanh nghiệp linh hoạt với chi phí thấp.
Ưu nhược điểm của hình thức Marketing trực tiếp
Ưu điểm:
- Giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tiết kiệm nhiều chi phí không cần thiết.
- Biết cách chia thành từng nhóm khách hàng mục tiêu để Marketing trực tiếp sát với nhu cầu của khách hàng nhất.
- Thông qua kết quả của Marketing trực tiếp, doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh tốt nhất để đạt được tần suất tiếp cận khách hàng trên môi trường Digital Marketing.
- Chia nhỏ các đối tượng giúp doanh nghiệp có thể thử nghiệm các nhóm khách hàng khác nhau, từ đó có số liệu tương quan của các chiến lược quảng cáo.
- Tiết kiệm và tối ưu nhất hiệu quả linh hoạt, đặc biệt là khi sử dụng hình thức gửi Email một loạt tới các khách hàng của doanh nghiệp.
- Marketing trực tiếp có thể giúp doanh nghiệp lên nội dung quảng cáo và tối ưu các thông điệp cho từng nhóm đối tượng mục tiêu.
- Thông thường Marketing trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn các phương tiện khác, nhất là các hình thức telesale, Email và sử dụng mạng xã hội.
Xem thêm: Metric là gì? Hiểu rõ 15 chỉ số đo lường Marketing Metrics hiệu quả
Nhược điểm:
- Marketing trực tiếp quá thường xuyên sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị quấy rầy, lựa chọn từ chối nhận thư quảng cáo, Email và Marketing qua điện thoại.
- Một vài doanh nghiệp lựa chọn mua data khách hàng thay vì tự khai thác, dẫn đến việc danh sách khách hàng không có tính xác thực nếu không cập nhật thường xuyên.
- Thư trực tiếp và thư điện tử tuy linh hoạt nhưng dễ gây cảm giác nhàm chán với khách hàng khi chỉ có nội dung mà không có hình ảnh.
- Gia tăng chi phí Marketing làm ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của chiến dịch
- Khách hàng sẽ không tin tưởng, nhanh chóng chặn cuộc gọi tư vấn vì cảm thấy bị làm phiền.
Xem thêm: Tìm hiểu về cách hoạt động của Network Marketing 2023
Các bước tiến hành chiến lược Marketing trực tiếp
Dưới đây là các bước tiến hành chiến lược Marketing trực tiếp, bạn có thể tham khảo.
- Bước 1: Xác định mục tiêu
Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của chiến lược Marketing trực tiếp, có thể là xây dựng mối quan hệ với khách hàng hoặc mục tiêu bán hàng.
- Bước 2: Xây dựng data
Một chiến lược Marketing trực tiếp thành công có sự quyết định rất lớn bởi hệ thống dữ liệu chất lượng. Nếu các dữ liệu không phải của khách hàng mục tiêu có thể gây ra một số hệ quả không tốt về hình ảnh thương hiệu, lãng phí chi phí và nguồn lực,… Chính vì thế, thông tin càng nhiều, chất lượng data càng cao thì cơ hội để chiến lược Marketing trực tiếp của doanh nghiệp thành công càng lớn.
- Bước 3: Lựa chọn công cụ thực hiện Marketing trực tiếp
Tùy vào mục tiêu đề ra và sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn công cụ Marketing trực tiếp phù hợp. Chẳng hạn như Telesales tư vấn, gửi Email quảng bá, tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm/dịch vụ,…
- Bước 4: Đo lường hiệu quả và điều chỉnh nếu cần thiết
Việc đo lường hiệu quả hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hoạt động thực tế với mục tiêu đề ra. Từ đó, đưa ra những quyết định điều chỉnh và thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Xem thêm:
Các yếu tố nào tạo nên thành công của Marketing trực tiếp
Để tạo nên sự thành công của Marketing trực tiếp, bạn cần cân nhắc 5 yếu tố sau đây:
- Cơ sở dữ liệu (Database): Cơ sở dữ liệu chất lượng được xem là yếu tố quyết định tới sự thành công của hoạt động Marketing trực tiếp. Việc sở hữu hệ thống dữ liệu chất lượng giúp doanh nghiệp tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu, đưa ra chiến thuật Marketing trực tiếp phù hợp và tối ưu chi phí hoạt động.
- Lời chào (Offer): Lời chào thể hiện mong muốn kết nối của doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng. Các lời chào sẽ được thiết kế dựa trên đặc điểm sản phẩm/dịch vụ như giá bán, ưu đãi, lợi ích và điểm nổi bật. Sự sáng tạo của lời chào đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng bao gồm thiết kế hình ảnh, trình bày nội dung, kỹ thuật in,…
- Phương tiện truyền thông (Media): Việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với khách hàng, mục tiêu, đặc điểm sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao cơ hội thành công trong hoạt động Marketing trực tiếp.
- Tổ chức thực hiện (Organizing): Tổ chức thực hiện kế hoạch tốt giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả quá trình, công việc diễn ra theo đúng trình tự, thời gian hoàn thành đúng tiến độ.
- Dịch vụ khách hàng (Customer Service) và Call center: Mọi kế hoạch của doanh nghiệp đều hướng đến mục đích cuối cùng là khách hàng mua sản phẩm của mình. Do đó, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để khi họ gọi đến lúc nào cũng có người bắt máy, hỗ trợ tư vấn, hàng hóa được giao nhanh nhất,… Điều này sẽ giúp gia tăng sự hài lòng, trải nghiệm của khách hàng cũng như xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Cách kiếm tiền cho người mới từ A-Z
Case study sử dụng Marketing trực tiếp tại Việt Nam và trên thế giới
Dưới đây là chiến lược Marketing trực tiếp của 2 thương hiệu Vinamilk và OMO, bạn có thể tham khảo.
Chiến lược Marketing trực tiếp của Vinamilk
- Xác định đối tượng mục tiêu: Các khách hàng thường xuyên trao đổi thông tin trực tuyến và sử dụng mạng xã hội.
- Xác định mục tiêu truyền thông: Vinamilk luôn nắm bắt những thông tin về ý kiến phản hồi của khách hàng để kịp thời đưa ra cách giải quyết cũng như đưa ra chiến lược mới khi gặp rủi ro. Ví dụ, khi người tiêu dùng lên tiếng về quảng cáo của Vinamilk với bài hát “trăm phần trăm, trăm phần trăm, sữa tươi nguyên chất trăm phần trăm,…”. Về bản chất quảng có không có gì sai nhưng hiệu ứng tác động của người tiêu dùng đã gây ra những suy nghĩ không tốt trong mối quan hệ gia đình đối với trẻ em. Sau khi nhận được ý kiến phản ánh từ Hiệp hội người tiêu dùng, Vinamilk đã thay đổi quảng cáo khác tuy không ấn tượng nhưng cũng làm xoa dịu lòng người tiêu dùng.
- Thiết kế thông điệp: Vinamilk luôn muốn tiếp cận, trao đổi thông tin với khách hàng.
- Lựa chọn phương tiện truyền thông: Ngày 15/02/2012, Vinamilk và Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký hợp tác xây dựng, triển khai phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến. Phần mềm này sẽ giúp phản ứng nhanh và chính xác các diễn biến trên thị trường, nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý và góp phần đưa Vinamilk trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017.
Chiến lược Marketing trực tiếp của OMO
- Xác định đối tượng mục tiêu: Những khách hàng có thu nhập trung bình hoặc cao, các chị em phụ nữ nội trợ trong gia đình vì họ là người trực tiếp giặt giũ.
- Mục tiêu Marketing trực tiếp:
- Tạo lập mối quan hệ gần gũi với khách hàng để tăng lượng khách trung thành với công ty.
- Cung cấp cho khách hàng các thông tin mà họ quan tâm như giá mới, ưu đãi, sự ra đời của một sản phẩm.
- Chăm sóc tốt hơn cho khách hàng.
- Các hình thức Marketing trực tiếp:
- Trang web của OMO đăng tải hình ảnh, thông tin các sản phẩm để khách hàng có thể đặt mua hàng ngay trên trang web.
- Đăng trên trang web của OMO số điện thoại miễn phí cho người tiêu dùng đặt hàng hay đóng góp ý kiến qua Email.
- OMO đưa vào lực lượng bán hàng tận nhà, đặt hàng qua thư, bán hàng qua thư, bán hàng qua catalogs.
- Các trung tâm chăm khách hàng tư vấn thêm thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng.
- Thực hiện chương trình tư vấn các sản phẩm tại nhà cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề Marketing trực tiếp mà TopOnSeek muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin giá trị về hình thức Marketing thú vị này cũng như cách để xây dựng một chiến lược Marketing trực tiếp hiệu quả nhất.
Tags: cách tạo chatbot, html là gì
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành