Trade Marketing là gì? Các hình thức Trade Marketing và ví dụ
Trade Marketing đã trở nên quen thuộc đối với các thương hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng trong các chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để vận hành hoạt động Trade Marketing hiệu quả nhất thì không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Trong bài viết này, TopOnSeek sẽ giải đáp chi tiết Trade Marketing là gì và các hình thức phổ biến dành cho người mới kinh doanh.
Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động bao gồm tổ chức, xây dựng chiến lược thương hiệu và chiến lược ngành hàng trong hệ thống kênh phân phối. Phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu người mua hàng, các đối tác kinh doanh, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ để đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần cho cả công ty lẫn khách hàng.
>> Bài viết liên quan:
Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
Tất tần tật về Wifi Marketing – chiến lược mới mà bạn cần biết
Tìm hiểu về cách hoạt động của Network Marketing 2023
Lead Generation Marketing là gì trong Inbound Marketing?
Khác biệt ở Trade Marketing và Brand Marketing là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Brand Marketing là những hoạt động tập trung vào người tiêu dùng (consumers), ví dụ như quảng cáo, tổ chức sự kiện, TVC, PR, digital,… Như vậy, Brand Marketing sẽ thực hiện các chiến dịch nhằm chinh phục tâm trí người tiêu dùng.
Trong khi đó, Trade Marketing lại thực hiện những hoạt động liên quan đến người mua hàng (shoppers), ví dụ như trưng bày, khuyến mãi sản phẩm, giảm giá,… Tức là, Trade Marketing sẽ làm những công việc giúp nhãn hàng chiến thắng tại các điểm bán.
>> Tìm hiểu thêm:
- Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0
- Digital Marketing là gì? Digital Marketing ra trường làm gì? Kiến thức căn bản
- Khung giờ đăng bài Facebook kéo tương tác tốt nhất hiện nay
Trade Marketing bao gồm những hình thức gì?
Tùy vào tính chất, đặc điểm của mỗi sản phẩm và thương hiệu mà cần áp dụng những hình thức Trade Marketing khác nhau. Tất cả các hoạt động này đều hướng đến mục tiêu chiến thắng tại điểm bán nhằm thay đổi lựa chọn và quyết định của người mua hàng. Từ đó, tạo nên kết quả doanh số và lợi nhuận theo kỳ vọng của doanh nghiệp.
Dưới đây là các hình thức Trading Marketing phổ biến được nhiều thương hiệu áp dụng thành công hiện nay:
- Triển lãm hình thức thương mại: Đây là một hình thức phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Với hình thức này, bạn có thể giới thiệu sản phẩm cho các nhà phân phối ngay tại các buổi triển lãm thương mại.
- Chiết khấu thương mại (Sản phẩm miễn phí): Với hình thức tiếp thị này các chủ thương hiệu sẽ áp dụng dành cho các nhà phân phối nhằm thúc đẩy họ mua thêm sản phẩm của mình. Tuy nhiên, tùy mỗi nhà phân phối mà thực hiện các mức chiết khấu khác nhau để tăng lợi nhuận cho họ.
- Truyền thông báo chí hoặc website ngành: Việc thực hiện marketing nhờ quảng cáo hay truyền thông qua các nền tảng như báo chí, website ngành sẽ gây sự chú ý của các đối tác kinh doanh. Đồng thời giúp nâng cao hình ảnh, uy tín và vị thế của doanh nghiệp.
- Xây dựng quan hệ với đối tác: Việc duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác hay chuỗi cung ứng là điều vô cùng quan trọng trong việc đạt được mục tiêu về doanh thu. Thông qua nhiều hình thức khác nhau như email, truyền thông xã hội, bạn phải luôn đảm bảo giữ các mối quan hệ, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng thương hiệu: Một thương hiệu lớn, uy tín sẽ có thế mạnh trên thị trường và được lòng khách hàng hơn. Do đó, xây dựng thương hiệu lớn mạnh là cách tốt nhất để thúc đẩy khách hàng, người tiêu dùng.
- Trade Marketing Online: Trong bối cảnh công nghệ hiện nay, hình thức Trade Marketing còn rầm rộ phát triển ở thị trường online. Đây được coi là xu hướng mới đáng để mong chờ trong thời gian tới của Trade Marketing khi có tiềm năng phát triển cực lớn.
>> Bài viết cùng chủ đề:
Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing
Social Media Marketing là gì? Cẩm nang về Social Media Marketing 2023
Email Marketing là gì? Sự lựa chọn tiếp thị hợp lý
Các đối tượng của Trade Marketing
Để hiểu rõ hơn về Trade Marketing, bạn cần phải nắm được những khái niệm khách hàng, người tiêu dùng, người mua hàng của công ty. Đối tượng chính của Trade Marketing là Shoppers (người mua hàng) và các đối tác lớn, nhỏ trong hệ thống phân phối (khách hàng).
Trade Marketing sẽ đảm đương 2 nhiệm vụ chính như:
- Consumer Marketing: Là tương tác giữa công ty và khách hàng bao gồm các hoạt động thúc đẩy mua hàng, thi đua bán hàng, phân phối, khuyến mãi, giảm giá,…
- Shopper Marketing: Là tương tác giữa khách hàng và người tiêu dùng bao gồm các hoạt động thúc đẩy người mua hàng trong các cửa hiệu trưng bày, hoạt náo,…
Ngoài ra, điểm bán POP (point of purchase) sẽ là nơi tập trung các hoạt động tổng thể của marketing và dẫn đến quyết định mua hàng cuối cùng.
Ví dụ về ý tưởng làm Trade Marketing của Coca-Cola
Ở Coca-Cola, bạn cần phải học hỏi để bắt kịp xu thế của thời đại. Ví dụ như giữa bối cảnh các doanh nghiệp đang dần dịch chuyển số hóa, Coca-Cola đã triển khai kênh bán hàng mới trên các ứng dụng giao hàng Now và Grab nhằm đa dạng kênh phân phối và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong giai đoạn Covid, là lúc các cửa hàng offline bị bắt buộc đóng cửa.
Một ví dụ khác như lần đổi bao bì mới đây của Sprite, để bảo vệ môi trường đã sử dụng chai nhựa trong suốt thay vì chai màu xanh như trước đây. Việc ngưng sử dụng chai nhựa xanh và chuyển sang chai nhựa PET trong suốt đã giúp gia tăng tỷ lệ bao bì tái chế ở Việt Nam.
Những hoạt động chăm sóc kênh phân phối và gia tăng sự mối quan hệ hợp tác của khách hàng với Coca-Cola cũng là điểm thú vị khi thực hiện Trade Marketing tại đây. Trong đó, đại tiệc tri ân khách hàng năm 2019 của Coca-Cola Việt Nam đã được tổ chức hoành tráng với sự tiếp đón của 3500 khách hàng gồm các đại lý, nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc. Đêm tiệc với chủ đề “Chung tay kết nối – Dẫn lối vinh quang” đã mang đến cho khách hàng những màn trình diễn công phu, bài bản. Bên cạnh đó, còn có màn trình diễn thời trang cùng bộ sưu tập độc đáo đã mang lại những bất ngờ thú vị và lòng yêu mến của toàn thể các nhà phân phối, đại lý và chủ các tiệm bán lẻ.
>> Có thể bạn quan tâm:
Cách kiếm tiền Affiliate Marketing từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Marketing trực tiếp là gì? Các hình thức, chiến lược và ví dụ cụ thể
Mô tả công việc của nhân viên làm Trade Marketing
Trade Marketing là một công việc khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy có rất nhiều người thắc mắc về những công việc cụ thể mà nhân viên Trade Marketing phải làm. Cụ thể, những công việc đó là:
- Thu thập thông tin từ các điểm bán lẻ, thị trường để phân tích báo cáo về biến động của sản lượng bán ra, xu hướng sử dụng và mua hàng, các kế hoạch Trade Marketing của đối thủ.
- Làm cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng.
- Xây dựng các kế hoạch phát triển chiến lược marketing dựa theo định hướng phát triển thương hiệu của công ty.
- Tiến hành xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình trưng bày tại điểm bán, treo gắn các vật phẩm quảng cáo, thực hiện các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm mục đích tăng cường sự hiện diện các sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
- Xây dựng và cố gắng duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Phối hợp cùng các bộ phận khác trong công ty cũng như các đối tượng kinh doanh nhằm tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
- Giám sát và đánh giá các hoạt động trưng bày POSM, quảng cáo triển khai theo tiến độ đã đề ra.
- Lập báo cáo theo định kỳ hoặc theo chỉ thị của cấp trên.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Trade Marketing là gì. Có thể khẳng định rằng, Trade Marketing là công cụ nuôi dưỡng sự phát triển của cả quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp. Nếu bạn muốn trở thành một Trade Marketer thì những chia sẻ trên đây sẽ là “giấy thông hành” giúp bạn tự tin sải bước vào thế giới Marketing đầy màu sắc với những hiểu biết nền tảng. Chúc bạn thành công nhé!
>> Xem thêm:
Video Marketing là gì? Lợi ích của chiến lược với doanh nghiệp 2023
Influencer Marketing là gì? 10 bước tạo chiến lược Influencer Marketing 2023
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành