star star star star star

Truyền thông Marketing là gì? Các bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

avt
TOS Editor
14 tháng 2, 2023  

Để doanh nghiệp phát triển cũng như đạt được những lợi ích kinh doanh nhất định giữa thị trường cạnh tranh mạnh mẽ thì việc sở hữu một sản phẩm chất lượng là điều tất yếu. Nhưng quan trọng hơn cả chính là mức độ phủ rộng của thương hiệu và sự đón nhận của khách hàng đối với các sản phẩm do chính doanh nghiệp cung cấp. Truyền thông Marketing chính là một trong những chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này, TopOnSeek sẽ giúp bạn nắm rõ được hình thức cũng như cách xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Truyền thông Marketing là gì?

Truyền thông Marketing (viết tắt là Marcom) là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông điệp về thương hiệu và sản phẩm của mình đến khách hàng, nhằm mục đích giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, hình thức này còn giúp doanh nghiệp đánh giá được vai trò của các chiến lược tiếp thị khác nhau trong truyền thông như khuyến mãi, quảng cáo, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân,…

Xem thêm:

Truyền thông Marketing là hình thức giúp truyền tải thông điệp về thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng
(Nguồn: Sưu tầm)

Mục đích của truyền thông Marketing

Truyền thông Marketing có hai mục đích chính đó là tạo ra, duy trì nhu cầu sản phẩm và thu gọn chu kỳ chu kỳ bán hàng.

Tạo ra và duy trì nhu cầu sản phẩm

Duy trì nhu cầu của khách hàng với sản phẩm là một nỗ lực dài hạn bằng cách sử dụng các công cụ truyền thông giúp định vị về thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Định vị và xây dựng thương hiệu cần phải có thời gian và đòi hỏi sự nhất quán (không chỉ trong nỗ lực truyền thông mà còn liên quan đến các yếu tố cốt lõi của sản phẩm, giá cả và phân phối). Do đó, nó phải duy trì những cam kết ngầm định giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu của mình.

Hãy nhớ rằng, việc hình thành nhu cầu của khách hàng bằng cách xây dựng thương hiệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, lợi nhuận và thậm chí là khả năng tiếp cận nhân tài của bạn đối với khách hàng tiềm năng – nguồn cung cấp giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Mẫu lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện, thương hiệu hiệu quả

Thu gọn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp

Việc rút ngắn chu kỳ bán hàng tức là hỗ trợ các đối tác bán hàng và kênh phân phối của doanh nghiệp bằng nỗ lực nhất định giúp thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Để rút ngắn được chu kỳ bán hàng yêu cầu các doanh nghiệp phải nắm rõ quá trình mua của người tiêu dùng.

Trong trường hợp đó là sản phẩm công nghệ cao, chu kỳ bán hàng liên quan sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể từ việc hướng dẫn cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của quy trình mua hàng. Truyền thông Marketing phải tập trung vào việc hình thành, đóng gói và cung cấp thông tin liên quan cho người mua trong suốt quá trình mua hàng để tăng trải nghiệm khách hàng.

Truyền thông Marketing có mục đích là giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng
(Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Customer experience là gì? Làm gì để đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng?

8 bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả

Việc hiểu rõ về khái niệm truyền thông Marketing thực sự là chưa đủ để bạn có thể xây dựng nên được một chiến dịch hoàn hảo. Vì thế, bạn cần nắm rõ 8 bước xây dựng chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả dưới đây.

Phân tích thông tin của môi trường bên ngoài

Phân tích thị trường là bước đầu tiên giúp xác định doanh nghiệp đang ở đâu và sắp phải đối mặt với những gì. Nếu không có bước này, các doanh nghiệp sẽ khó xác định được thị trường tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc xác định điểm mạnh, điểm yếu và thách thức của thương hiệu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định kế hoạch chính xác.

Cụ thể hóa mục tiêu của truyền thông Marketing

Mỗi chiến dịch Marketing khác nhau sẽ có mục tiêu khác nhau, do đó doanh nghiệp cần xác định cụ thể các chỉ số để đo lường và theo dõi được hiệu quả. Ngoài ra, chia nhỏ từng giai đoạn với một khoảng thời gian xác định là điều hết sức cần thiết. Điều này giúp xác định mục tiêu truyền thông để có thể chạm đến được khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Xem thêm: Google Analytics là gì? Hướng dẫn 6 Bước cài đặt đơn giản

Định hình chân dung mục tiêu của khách hàng

Đây là bước để doanh nghiệp vẽ ra được chân dung khách hàng mục tiêu. Từ đó, định hướng được thông điệp truyền cho ai và hướng tiếp cận như thế nào cho phù hợp nhất. Do đó, việc để chung nhóm khách hàng mục tiêu thì mức độ hiệu quả sẽ không cao và khó thực hiện chiến dịch được tốt.

Sau khi đã phân loại mục tiêu, nhóm khách hàng nào rộng và dễ tác động thì nên ưu tiên truyền thông trước. Thông qua cách đo lường và sử dụng các thông tin thực tế để phân tích sẽ đánh giá được tệp khách hàng đã khai thác có thực sự tiềm năng. Hoặc từ đó doanh nghiệp có thể phát triển thêm những tệp khách hàng liên quan khác.

Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Xác định thông điệp Marketing cần truyền tải

Hiện nay, hầu hết khách hàng đều bị quá tải do số lượng thông điệp nhắm vào tâm trí họ ngày càng tăng cao. Chính vì thế, để mở ra cho doanh nghiệp một cơ hội truyền tải thông điệp tốt giữa một rừng thông điệp thì định vị tốt chính là giải pháp giúp đi sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của khách hàng vô cùng hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
(Nguồn: Sưu tầm)

Thiết kế chương trình truyền thông Marketing phù hợp

Để có thể thiết kế một chương trình truyền thông Marketing hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần phải nắm rõ 3 yếu tố quan trọng bao gồm chiến lược truyền thông (Message strategy), chiến lược hình thức sáng tạo (Creative strategy) và nguồn truyền tải thông điệp.

Xem thêm: Strategy vs tactics sự khác biệt là gì?

Xác định kênh truyền thông marketing

Hiện nay có rất nhiều kênh truyền thông, do đó doanh nghiệp cần xác định sản phẩm/dịch vụ của mình thực sự phù hợp với kênh truyền thông nào và đâu là nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu mà mình đang hướng đến.

Tính hiệu quả mỗi kênh truyền thông phải được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn. Nếu sai thì hiệu quả chiến dịch sẽ không như bạn mong muốn cũng như tiêu tốn ngân sách của doanh nghiệp.

Xác lập ngân sách chi tiêu cho chiến lược truyền thông

Việc tính toán xác định thời gian để triển khai hay ra mắt sản phẩm và phân bổ ngân sách vào từng khoảng thời gian là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, mỗi kênh truyền thông sẽ có những hình thức riêng biệt nên doanh nghiệp cần lưu ý làm sao cho kế hoạch và chi phí bỏ ra phải thực sự hợp lý, khả thi và mang lại hiệu quả cao.

Đặc biệt, với các kế hoạch có quy trình truyền thông Marketing đa kênh, đồng nghĩa với ngân sách lớn. Nếu bạn muốn đề xuất thì hãy cố gắng làm một bản kế hoạch thật chi tiết và cụ thể. Vì bản đề xuất chi phí càng chi tiết thì dễ được theo dõi và được thông qua.

Xem thêm: Email Marketing: 14 nghiên cứu thời gian gửi email hiệu quả nhất

Đo lường, so sánh và báo cáo hiệu quả của việc lập kế hoạch Marketing

Tổng hợp các ưu điểm cần khai thác và phát huy ở chiến dịch tiếp theo, từ đó rút ra được những lỗi cần tránh trong kế hoạch sắp tới. Hãy công tâm so sánh với chỉ tiêu đặt ra đã thực hiện có hiệu quả và khả thi. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn chuẩn hơn cho mục tiêu sắp tới.

Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả
(Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Email Marketing là gì? Sự lựa chọn tiếp thị hợp lý

Các công cụ có thể tích hợp vào truyền thông Marketing

Dưới đây là một số công cụ có thể tích hợp vào truyền thông Marketing mà TopOnSeek muốn chia sẻ đến bạn:

  • Google Analytics: Đây là công cụ phân tích hành vi người dùng trên website giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về hoạt động của cửa hàng online. Với công cụ này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó có thể đáp ứng và cải thiện trải nghiệm mua sắm cho họ nhằm nâng cao năng suất bán hàng.
  • Google Shopping: Là mô hình quảng cáo do Google cung cấp, cho phép hiển thị danh sách các sản phẩm liên quan ngay lập tức dựa theo truy vấn tìm kiếm của khách hàng. Từ đó giúp họ chọn lựa sản phẩm dễ dàng với mức giá phù hợp hoặc có thể so sánh giá bán ngay trên kết quả tìm kiếm Google.
  • Google Tag Manager: Công cụ này cho phép bạn gắn tùy ý số thẻ theo dõi trên website và thực hiện đo lường thông qua Google Analytics. Doanh nghiệp có thể theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng với quy trình được tối ưu hơn, dự đoán các xu hướng chính xác hơn.
  • Chiến dịch email marketing: Đây là công cụ giúp chiến dịch tiếp cận khách hàng bằng cách tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của mình, đồng thời cải thiện các chiến dịch tiếp thị nhằm đẩy mạnh doanh thu hiệu quả.
Công cụ tích hợp vào truyền thông Marketing
(Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Google Shopping Search: Trực quan hơn trên Desktop

Ngoài sở hữu các sản phẩm chất lượng thì việc sở hữu một chiến lược truyền thông Marketing là điều rất cần thiết để giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh theo đúng mong muốn của mình. Hy vọng với những kiến thức mà TopOnSeek chia sẻ bạn đã hiểu thêm về chiến dịch tiếp thị truyền thông và có cách tận dụng hình thức này để xây dựng thương hiệu vững mạnh.

 

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat