star star star star star

PR là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết về PR Marketing

avt
TOS Editor
20 tháng 2, 2023  

PR là một hoạt động trong chiến dịch Marketing được các doanh nghiệp chú trọng sử dụng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình. Vậy PR là gì? Liệu có phải chỉ các doanh nghiệp lớn mới cần đến PR? Trong bài viết này, TopOnSeek sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và các bước triển khai chiến lược PR đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

PR là gì?

PR là viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng. Đây là việc tổ chức hay doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch cho các hoạt động truyền thông giúp thu hút sự quan tâm và nhận thức nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Đồng thời phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, giúp tạo ra cái nhìn thiện cảm về lâu dài đối với thương hiệu. Ngoài ra, PR còn là công tác phân tích các xu hướng, dự đoán các diễn biến tiếp theo để thực hiện các kế hoạch hành động nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức lẫn công chúng.

Xem thêm: Elevator Pitch là gì? Tìm hiểu về Elevator Pitch 2023

PR là gì? PR là viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng
PR là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Sự quan trọng của PR trong Marketing

PR đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động truyền thông. Dưới đây là vai trò của PR mang đến cho doanh nghiệp:

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp: Nếu PR được thực hiện đúng cách, thành công thì hình ảnh thương hiệu sẽ được tạo dựng tích cực trong tâm trí công chúng. Điều này giúp doanh nghiệp định hình, thúc đẩy phát triển các khía cạnh một cách toàn diện.
  • Gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp: PR có thể nhấn mạnh điểm nổi bật của dòng sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
  • Tiếp cận và thu hút thị trường mục tiêu của doanh nghiệp: Việc sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thông sẽ giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận của thông điệp.
  • Tạo khách hàng tiềm năng ngắn hạn và dài hạn: Khi doanh nghiệp xuất hiện trên các phương tiện truyền thông sẽ tiếp cận được số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Về lâu dài, lượt truy cập và chuyển đổi từ phương tiện truyền thông vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện khá thường xuyên cho dù công việc PR trì trệ.
PR là viết tắt của từ Public Relations có vai trò quan trọng trong Marketing
PR là viết tắt của từ Public Relations có vai trò quan trọng trong Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

PR bao gồm các loại hình thức nào?

Dựa vào phạm vi hoạt động, giao tiếp, PR được phân chia thành 7 loại hình chính sau:

  • Kế hoạch truyền thông: Tuyên truyền các thông tin để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mong muốn thay vì truyền thông tin cho lợi ích riêng biệt.
  • Quan hệ cộng đồng: Xây dựng thương hiệu cho một tổ chức trong cộng đồng.
  • Quan hệ truyền thông: Xây dựng các mối quan hệ giữa tổ chức và công chúng.
  • Quan hệ nội bộ: Đây là loại hình quan trọng nhất trong các chiến lược PR, giúp nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy hài lòng và được tôn trọng hơn.
  • Truyền thông công cụ: Hay còn gọi là vận động hành lang, xây dựng các mối quan hệ với hiệp hội thương mại, chính phủ,… nhằm mục đích thay đổi một số điều khoản trong chính sách doanh nghiệp.
  • Truyền thông khủng hoảng: Hình thức truyền thông cho các những phản hồi tiêu cực như thu hồi sản phẩm do kém chất lượng hay các bê bối liên quan đến nhân viên trong công ty,…
  • Truyền thông trực tuyến: Hình thức truyền thông được sử dụng rộng rãi, có thể sử dụng để bảo vệ hay quảng bá danh tiếng của tổ chức đạt hiệu suất nhanh chóng.
PR bao gồm các loại hình thức gì? PR có 7 hình thức chính
PR bao gồm các loại hình thức gì? (Nguồn: Sưu tầm)

7 bước để có thể triển khai chiến lược PR thành công

Lập kế hoạch PR chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm xây dựng chiến dịch PR là gì thì hãy áp dụng 7 bước đơn giản nhưng hiệu quả của TopOnSeek chia sẻ dưới đây:

Xác định mục tiêu quan hệ

Mục tiêu của chiến lược PR cần được xác định rõ ràng, chắc chắn, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Các mục tiêu bao gồm cải thiện hình ảnh thương hiệu hoặc tăng số người tham dự tại các sự kiện do doanh nghiệp tổ chức.

Xác định đối tượng mục tiêu

Xác định nhóm đối tượng bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng với họ. Ai cần tham gia vào doanh nghiệp của bạn? Bạn cần hỗ trợ ai? Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn? Ai sẽ người đạt được hoặc mất đi từ mối quan hệ này?

Xem thêm:

Tạo chiến lược cho mỗi mục tiêu

Trong việc lập kế hoạch, bạn hãy xem xét cách thức tiếp cận thách thức về việc hướng tới mục tiêu. Các chiến lược ở đây bao gồm các phương thức thông điệp truyền đạt, giao tiếp và các hoạt động khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của bạn.

Tạo chiến thuật cho chiến lược mục tiêu

Bạn hãy xem xét cách sử dụng các nguồn lực để thực hiện các chiến lược và làm việc hướng tới các mục tiêu. Các chiến thuật PR là “vũ khí” lợi hại giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu.

Thiết lập tài chính cho chiến dịch Marketing

Bạn cần có một ngân sách cụ thể để có thể triển khai công việc bao gồm chi phí thuê không gian, chi phí thuê nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu,… Ngân sách cần phải phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp cũng như phù hợp với mục tiêu và hiệu quả đã đặt ra.

Kế hoạch triển khai

Kế hoạch triển khai là một phần không thể thiếu trong kế hoạch Marketing của bạn bao gồm các hoạt động cụ thể theo yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Những hoạt động trong kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.

Đánh giá hoạt động PR

Hãy tự đánh giá xem mục tiêu của bạn có đạt được mục tiêu của mình thông qua việc đo lường và quan sát hay không. Hãy cân nhắc các phản hồi và ý kiến của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả của các chiến lược.

Cách triển khai chiến lược PR thành công
Cách triển khai chiến lược PR thành công (Nguồn: Sưu tầm)

Nhân viên ngành PR làm những công việc gì?

Một nhân viên PR trong doanh nghiệp sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Lên kế hoạch tổ chức sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch, triển khai quảng bá hình ảnh của công ty.
  • Xây dựng các mối quan hệ với người trong giới truyền thông.
  • Khảo sát và nghiên cứu thị trường, phân tích thông tin, đưa ra các cơ hội, chiến lược phát triển cho sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng của công ty.
  • Phụ trách viết bài PR, phát triển nội dung website, thông cáo báo chí.
  • Nghiên cứu thị trường và dự trù kinh phí các hoạt động truyền thông, quảng cáo hàng tháng hoặc chiến dịch dài hạn.

Như vậy, bạn đã cùng TopOnSeek tìm hiểu về PR là gì, vai trò quan trọng của PR cũng như các bước triển khai chiến lược PR thành công. Qua những phân tích cụ thể trên, có thể thấy rằng PR là một phần của chiến lược Marketing mà các doanh nghiệp cần chú trọng. Những hiệu quả mà PR mang lại chính là những lợi ích về lâu dài, góp phần xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan cũng như công chúng.

 

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat