Retail là gì? Các loại hình bán lẻ phổ biến tại Việt Nam
Trên thị trường, hình thức bán hàng retail là gì? Đây có lẽ không còn là mô hình quá xa lạ với nhiều đơn vị kinh doanh hàng hóa. Thông qua bán lẻ, sản phẩm từ các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Hình thức này còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí mua sắm. Vậy retail còn đóng vai trò như thế nào trong chuỗi cung ứng? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay nhé.
Retail là gì?
Retail là tên gọi của mô hình bán lẻ giúp cung cấp hàng hóa đến người tiêu dùng. Trong đó, các đơn vị trung gian hỗ trợ nhà sản xuất đưa sản phẩm đến khách hàng gọi là Retailer. Phần lớn nhà bán lẻ sẽ nhập số lượng lớn hàng hóa thông qua công ty sản xuất. Sau đó, những đơn vị này tiếp tục phân phối đến người tiêu dùng với mức giá cao hơn khi nhập hàng.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hình thức bán lẻ không còn là mô hình đơn giản như tạp hóa, chợ hay siêu thị. Retail đã được áp dụng tại các sàn thương mại điện tử với quy mô vô cùng đa dạng. Theo báo cáo từ Statista, ngành bán lẻ trên toàn cầu đã có dung lượng chạm mốc 26.000 tỷ USD trong năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, con số này sẽ đạt hơn 30.000 tỷ USD vào năm 2025.
Xem thêm: GMV là gì? Tất tần tật từ A-Z về chỉ số GMV
Tầm quan trọng của mô hình Retail trên thị trường
Trong chuỗi cung ứng, tầm quan trọng của mô hình retail là gì? Hình thức bán hàng này giúp các doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến nơi bán thông qua retailer. Giá bán của các mặt hàng sẽ được quy định cụ thể kèm giấy chứng nhận rõ ràng. Trong mô hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, retailer chính là nơi cuối cùng của chuỗi ứng. Ví dụ: Nike tại Vincom được xem là cửa hàng bán lẻ của thương hiệu Nike tại Việt Nam.
Mô hình retail đóng vai trò như kênh kết nối giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhờ đó, những đơn vị này có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Đồng thời, người tiêu dùng cũng dễ tiếp cận sản phẩm tại những địa điểm như siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc chợ.
Đặc biệt, trải nghiệm mua sắm của khách hàng cũng được chăm sóc kỹ hơn. Nguyên nhân là vì mỗi địa điểm bán lẻ đều có nhân viên tư vấn, hình ảnh và mô tả hàng hóa cụ thể. Nhờ đó, khách hàng có thể thoải mái mua sắm và tiết kiệm nhiều chi phí di chuyển.
Xem thêm: Wholesale là gì? Phân biệt Retail, Distributor và Wholesale
Chuỗi cung ứng bán hàng của mô hình Retail là gì?
Mô hình bán lẻ tiêu chuẩn sẽ như sau: Đơn vị sản xuất > Nhà bán lẻ > Người tiêu dùng. Trong đó, bên sản xuất đóng vai trò tạo ra sản phẩm để cung cấp cho các nhà bán lẻ. Cuối cùng, khách hàng sẽ mua hàng hóa tại retailer để phục vụ nhu cầu hàng ngày.
Các nhà bán lẻ được xem là đơn vị trung gian thu mua sản phẩm với số lượng lớn tại đơn vị sản xuất. Sau đó, những mặt hàng này sẽ phân phối lại người tiêu dùng với giá cao hơn để có doanh thu. Hình thức bán lẻ đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp đưa sản phẩm đến khách hàng và tạo thành chuỗi cung ứng khổng lồ.
5 tiêu chí phân loại hình thức bán lẻ Retail là gì?
Khi tìm hiểu retail là gì, bạn sẽ thấy mô hình này được chia thành nhiều hình thức. Ngành bán lẻ đang ngày càng mở rộng tiêu chí để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy hình thức retail được phân loại như thế nào? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay nhé.
Tiêu chí dịch vụ đi kèm
Theo thống kê, người tiêu dùng thường đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn khi có dịch vụ đi kèm. Đây là tiêu chí thường thấy tại hầu hết các cửa hàng. 3 hình thức bán lẻ có dịch vụ đi kèm phổ biến là:
- Cửa hàng bán lẻ tự phục vụ: Đây là những siêu thị và cửa hàng tiện lợi phổ biến như CircleK hoặc Winmart. Khách hàng có thể lựa chọn mặt hàng mình cần mua tại quầy và thanh toán trực tiếp có hóa đơn đi kèm.
- Cửa hàng bán lẻ dịch vụ hỗ trợ: Bạn dễ nhận thấy những cửa hàng bán thiết bị điện máy hoặc gia dụng như Điện Máy Xanh, FPT hoặc Thế Giới Di Động đều có dịch vụ hỗ trợ riêng. Tại đây, khách hàng được nhân viên tư vấn, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cụ thể về các mặt hàng. Nhờ đó, người mua sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tài chính nhất.
- Cửa hàng dịch vụ cao cấp: Những cửa hàng này tập trung phân phối các sản phẩm cao cấp và giới hạn như thời trang high-end hoặc showroom ô tô cho nhóm đối tượng cụ thể. Tại đây, khách hàng sẽ được phục vụ và tư vấn tận tình. Dịch vụ này khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và tăng phần trăm mua hàng hay còn gọi là conversion rate.
Tiêu chí dòng sản phẩm
Bên cạnh các dịch vụ đi kèm, dòng sản phẩm cũng là một trong những tiêu chí của retail. Phần lớn, các cửa hàng sẽ cung cấp hàng hóa khác nhau tùy theo quy mô và nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, một số dòng sản phẩm sẽ bày bán tại các địa điểm như:
- Cửa hàng chuyên dụng (Specialty Store): Những cửa hàng này sẽ cung cấp các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu cụ thể của khách hàng. Ví dụ như shop bán mỹ phẩm, cửa hàng thể thao hoặc shop dành cho thú cưng.
- Cửa hàng tạp hóa/bách hóa (Department Store): Tạp hóa thường bán các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng. Cụ thể, bạn sẽ tìm thấy các vật dụng dành cho gia đình như ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh. Đại diện của những cửa hàng này phải kể đến Winmart, Coopfood hoặc Bách Hóa Xanh.
- Siêu thị (Supermarket): Siêu thị là nơi có số lượng hàng hóa đa dạng hơn những cửa hàng nhỏ lẻ khác. Tại đây, bạn có thể tìm bất kỳ loại hàng hóa nào liên quan đến gia đình, làm đẹp hoặc mua sắm. Đại diện cho siêu thị là Lotte Mart, Emart hoặc BigC.
- Cửa hàng tiện lợi (Convenience Store): Có thể xem đây là mô hình tân binh trong các mô hình bán lẻ. Nó là một cửa hàng bách hóa có bán thêm các loại thức ăn chế biến tại chỗ hoặc có thể ăn ngay. Có thể kể tên một vài cửa hàng tiện lợi như Circle K, Ministop, FamilyMart.
- Cửa hàng Superstore: Chuỗi cửa hàng này thường bày bán sản phẩm với dịch vụ giảm giá hoặc ưu đãi. Có thể nói, hình thức này là sự pha trộn giữa siêu thị thông thường kèm các loại mã khuyến mãi. Một số đại diện cho Superstore là Petco hoặc Best Buy.
Tiêu chí giá cả
Giá cả là một trong những tiêu chí phân loại retailer. Thông qua chi phí cho mỗi sản phẩm, cửa hàng sẽ định hướng phân khúc khách hàng và chiến lược quảng cáo phù hợp. Một số cửa hàng có trong tiêu chí này là:
- Cửa hàng khuyến mãi (Discount store): Mô hình này thường được áp dụng tại nước ngoài. Cụ thể, khách hàng sẽ có cơ hội mua hàng hóa kèm ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, bạn cần mua với số lượng lớn để nhận chương trình khuyến mãi. Discount store thường trữ hàng hóa rất nhiều phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Mô hình này đã được sử dụng bởi Walmart.
- Cửa hàng cao cấp (Premium store): Những cửa hàng này thường không hướng đến đối tượng phổ thông. Tại premium store, các mặt hàng cao cấp sẽ được bày bán kèm dịch vụ chất lượng cao. Khách hàng sẽ phải chi một số tiền rất lớn để sở hữu những sản phẩm này. Cửa hàng cao cấp phổ biến là những cái tên như Supreme, Louis Vuitton hoặc Channel.
Tiêu chí quyền sở hữu
Nhắc đến retail, bạn sẽ thấy nhiều doanh nghiệp đang hoạt động theo tiêu chí quyền sở hữu. Đây có thể là các chuỗi cửa hàng độc lập hoặc được nhượng quyền. Cụ thể là:
- Cửa hàng tư nhân: Những cửa hàng này thường có quy mô vừa và nhỏ. Nhờ đó, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận tại nhiều khu vực. Đặc biệt, những cửa hàng này không quá phức tạp về mô hình hay cách vận hành. Một số ví dụ tiêu biểu là tạp hóa tại chợ hoặc các xe hàng rong.
- Chuỗi cửa hàng doanh nghiệp bán lẻ: Không giống với tư nhân, những chuỗi cửa hàng thường được đầu tư và vận hành chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp này phải đăng ký tư cách pháp nhân rõ ràng để kinh doanh. Một số cái tên tiêu biểu là Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động,…
- Nhượng quyền thương mại: Phần lớn, các cửa hàng nhượng quyền đang có mặt rất nhiều trên thị trường. Một các nhân hoặc tổ chức nào đó sẽ mua lại thương hiệu với tư cách nhượng quyền và bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, người mua sẽ phải tuân thủ theo các quy định của người chuyển nhượng. Ví dụ cho hình thức này là Circle K hoặc Family Mart.
- Đại lý: Các doanh nghiệp khi sản xuất hàng hóa sẽ tìm kiếm đại lý để phân phối. Đây sẽ là những đơn vị trung gian giúp công ty đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Khi bán được hàng hóa, đại lý được nhận một phần thù lao. Một ví dụ cụ thể là các đại lý của Jetstar Pacific.
- Tiếp thị trên mạng: Với sự phát triển của công nghệ, tiếp thị thông qua các trang web Internet Marketing và mạng xã hội Social Media Marketing đang dần phổ biến. Hình thức này giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn. Đồng thời, các đơn vị tiếp thị cũng thúc đẩy doanh số nhanh hơn.
Tiêu chí phương thức tương tác
Hiện nay, việc bán hàng có thể được thực hiện online hoặc offline. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm. Ngành bán lẻ cũng được phân theo tiêu chí tương tác này.
- Cửa hàng Offline (100%): Những cửa hàng này thường bán hàng tại một địa điểm cụ thể ngoài đời. Do đó, khách hàng có thể trực tiếp lựa chọn và mua sản phẩm. Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm chi phí và thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng được trải nghiệm sản phẩm trực tiếp để đưa ra quyết định mua.
- Cửa hàng Online (100%): Hình thức bán hàng trực tuyến được áp dụng tại các sàn thương mại điện tử, website hoặc mạng xã hội. Thông qua đó, bạn có thể tiếp cận nhiều khách hàng ở khu vực xa.
- Cửa hàng kết hợp Online và Offline: Phần lớn, các doanh nghiệp đều kết hợp giữa online và offline. Cả hai góp phần tạo doanh số cao và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Omnichannel là gì? Tương lai ngành bán lẻ 2030
8 khái niệm có liên quan với hình thức Retail
Retail là khái niệm phổ biến trong thương mại. Tuy nhiên, các thuật ngữ xoay quanh hình thức này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Để giúp bạn hiểu hơn về retail, TopOnSeek sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay 8 khái niệm liên quan.
Retail manager trong retail
Retail manager là thuật ngữ chỉ những người quản lý tại các đơn vị bán lẻ. Manager có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và điều hành các công việc kinh doanh của cửa hàng. Đồng thời, quản lý còn đảm nhận vai trò xử lý các vấn đề liên quan đến sản phẩm khi khách hàng đã chọn mua.
Retail audit trong retail
Retail Audit chỉ hoạt động nghiên cứu và đo lường bán lẻ. Công cụ này giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về các mặt hàng có tại retailer. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được dùng để retail search và cho ra kết quả về hành vi, thói quen, xu hướng tiêu dùng, hiệu quả bày bán, hàng tồn kho. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng cải thiện các sai sót và gia tăng doanh thu.
Xem thêm: Marcom là gì? Marketing Communication gồm những gì?
LS – Retail trong retail
LS-Retail là giải pháp bán hàng thông minh cho các đơn vị bán lẻ. Cụ thể, công cụ sẽ cung cấp những phương pháp và hệ thống POS để đảm bảo tính hiệu quả khi quản lý. Do đó, doanh nghiệp sẽ vận hành trơn tru và dễ dàng hơn.
Retail price index trong retail
Retail price index hay còn gọi là Consumer Price Index (CPI). Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp quan sát được giá cả tiêu dùng. Cụ thể, bạn có thể biết được sự thay đổi về mức giá của một sản phẩm khi được phân phối đến khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ điều chỉ giá cả cho phù hợp với thị trường.
Xem thêm: CR là gì? Ý nghĩa của chỉ số CR trong Marketing Online
Retail banking trong retail
Retail banking được biết bến là dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Khách hàng sẽ được cung cấp các khoản vay, gửi tiền hoặc trả góp để mua sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức thế chấp tài sản cũng là dịch vụ khá phổ biến.
Consumerism – Chủ nghĩa tiêu dùng
Consumerism là khái niệm giúp kích thích sự tăng trưởng của kinh tế thông qua việc tiêu thụ số lượng lớn hàng hóa. Đây cũng là cách các cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ tạo các giải pháp bảo vệ người tiêu dùng. Chủ nghĩa này giúp gia tăng lòng tham của khách hàng thông qua suy nghĩ phải luôn lựa chọn các mặt hàng mới.
Customer Satisfaction – Sự hài lòng khách hàng
Customer Satisfaction đóng vai trò quan trọng trong retail. Khái niệm này chỉ mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm. Customer Satisfaction có thể được đánh giá thông qua giá trị tiêu dùng thực tế so với kỳ vọng của người tiêu dùng hoặc so với giá trị thực nhận được.
Distribution – Phân phối trong retail
Retail Distribution hay còn gọi là sự phân phối trong bán lẻ. Cụ thể, hàng hóa tại đơn vị sản xuất sẽ được kênh phân phối cho các đại lý để đến tay khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có kênh tiêu thụ sản phẩm riêng. Việc phân phối góp phần thúc đẩy doanh số và giúp công ty mở rộng quy mô kinh doanh.
Các câu hỏi về hình thức bán hàng Retail
Với nhu cầu tiêu dùng khổng lồ của khách hàng, thị trường ngày càng đa dạng các hình thức bán hàng. Điều này sẽ khiến nhiều bạn nhẫm lẫn retail với các khái niệm khác. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức bán lẻ, TopOnSeek sẽ giải đáp ngay cho bạn các thắc mắc phổ biến sau đây.
Sự khác biệt giữa FMCG và Retail là gì?
FMCG là thuật ngữ chỉ ngành hàng tiêu dùng nhanh. Khác với retail, FMCG sẽ tập trung phân phối hàng hóa đến các đại lý hoặc kênh bán lẻ. Ngược lại, retail hướng tới việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối. Ví dụ: các doanh nghiệp FMCG như Masan hoặc TH True Milk sẽ phân phối hàng hóa đến các siêu thị lớn. Trong khi đó, retail lại là kênh trung gian giúp cung cấp trực tiếp sản phẩm cho khách hàng khi tìm mua tại siêu thị. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG qua bài viết FMCG là gì.
Sự khác biệt giữa Retail (Retailer) và Wholesaling (Wholesaler) là gì?
Wholesaler là các đơn vị bán sỉ hàng hóa với số lượng lớn (Wholesale) kèm mức giá chiết khấu cho retailer. Sau đó, Retail có nhiệm vụ bán lại sản phẩm cho các khách hàng cuối cùng. Chính vì thế, số lượng hàng hóa bán ra thường không quá lớn. Cụ thể hơn, nhóm khách hàng của Wholesaler là Retailer, Khách hàng của Retailer sẽ là End-consumer.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu khái niệm và vai trò trong chuỗi cung ứng của retail là gì. Ngành bán lẻ khá đa dạng về hình thức và tiêu chí bán hàng. Chính vì thế, bạn có thể thoải mái lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình. Đặc biệt, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các khái niệm xoay quanh retail để có thể hiểu bao quát về ngành bán lẻ. Hãy liên hệ TopOnSeek để được giải đáp nếu có thắc mắc nhé.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành