star star star star star

Wholesale là gì? Khác biệt giữa Wholesaler, Retailer và Distributor

avt
TOS Editor
23 tháng 5, 2023  

Một sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng phải trải qua những chủ thể trung gian khác nhau bao gồm Retailers, Wholesaler và Distributor. Vậy Wholesaler là gì? Đây là một trong những chủ thể đóng quan trọng trong nền kinh tế. Trong bài viết hôm nay, TOS sẽ cùng bạn tìm hiểu Wholesale là gì và sự khác biệt giữa Retailer, Distributor và Wholesaler nhé.

Xem thêm:

Wholesale là gì?

Wholesale là hình thức kinh doanh với số lượng lớn khá phổ biến hiện nay. Wholesaler không phải là nhà bán hàng trực tiếp cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng.

Vậy Wholesaler là gì? Wholesaler mua hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà phân phối, sau đó bán lại số lượng lớn sản phẩm với giá chiết khấu cho các nhà bán hàng khác. Mặc dù hàng hóa được bán lại với giá thấp hơn nhưng Wholesaler vẫn thu được lợi nhuận vì giá bán của họ vẫn cao hơn giá mua ban đầu.

Wholesaler là gì? Wholesaler là nhà bán buôn với số lượng lớn
Wholesaler là gì? Wholesale là nhà bán buôn với số lượng lớn (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Sự khác biệt giữa kênh Distributor, Wholesaler và Retailer là gì?

Distributor, Wholesale hay Retail đều là những thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh nhưng không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau của những thuật ngữ này. Distributor, Wholesale, Retail đều là những nhà bán hàng trung gian trên thị trường. Tuy nhiên:

Distributor – Nhà phân phối

Distributor là nhà phân phối sản phẩm, làm việc trực tiếp với nhà sản xuất với số lượng sản phẩm rất lớn. Tuy nhiên, việc trở thành nhà phân phối là điều không dễ dàng bởi chỉ những nhà phân phối uy tín mới có cơ hội hợp tác với nhà sản xuất. Distributor có thể kinh doanh với Wholesale và Retail.

Xem thêm: Distribution là gì? Tầm quan trọng của Distribution trong Marketing

Wholesaler – Nhà bán buôn

Wholesaler là nhà bán hàng làm việc với nhà sản xuất, nhà phân phối và không trực tiếp làm việc với người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ bán hàng hóa cho nhà bán buôn với mức giá chiết khấu. Sản phẩm được cung cấp đến nhà bán bán buôn không giới hạn.

Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm

Retailer – Nhà bán lẻ

Retail là nhà bán lẻ, lấy hàng từ nhà phân phối (distributor), nhà bán hàng (Wholesaler) và cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng. Nhà bán lẻ tùy thuộc vào hoàn cảnh và hành vi tiêu dùng để lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Hơn nữa, Retail có thể tự do lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, giá cả hợp lý để hợp tác.

Xem thêm: Google giới thiệu: Retail Search là gì? Cách thức và xu hướng tìm kiếm bán lẻ tốt nhất hiện nay

Wholesaler là gì? Sự khác biệt giữa kênh Distributor, Wholesaler và Retailer là gì?(Nguồn: TOS)

Mối liên quan giữa Distributor, Wholesaler và Retailer là gì?

Nhà phân phối (Distributor) làm việc với nhà sản xuất

Nhà phân phối Distributor (NPP) thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với các nhà sản xuất mà họ đại diện. Nhiều NPP thường thiết lập các cam kết độc quyền, giới hạn một số yếu tố về số lượng các thành viên tham gia hoặc hoạt động trong khu vực thị trường cụ thể.

Nhà phân phối (NPP) là điểm tiếp xúc chính cung cấp cho người mua tiềm năng các sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, NPP thường không bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

Với lượng lớn sản phẩm có sẵn hoặc có thể mua từ các nhà sản xuất, nhà phân phối (NPP) thường hợp tác với các nhà bán buôn (wholesaler) để mua hàng với số lượng lớn. Trong một số trường hợp, NPP cũng làm việc trực tiếp với các nhà bán lẻ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Wholesaler mua hàng hóa từ nhà phân phối

Các nhà bán buôn (wholesalers) thường mua số lượng lớn sản phẩm trực tiếp từ nhà phân phối (NPP). Nhờ vào các đơn hàng có giá trị lớn, wholesaler có thể nâng cao vị thế của mình. Nhiều nhà phân phối đưa ra các chiết khấu hấp dẫn dựa trên một số sản phẩm cụ thể hoặc tổng giá trị đơn hàng.

Nhà bán buôn cung cấp một loạt hàng hóa đa dạng như điện thoại, TV, máy vi tính, đến xe đạp, quần áo, nội thất và thực phẩm. Các sản phẩm này thường được bán cho các nhà bán lẻ, bao gồm các cửa hàng vật lý và doanh nghiệp bán hàng trực tuyến.

Nhà bán lẻ Retailer bán sản phẩm cho người tiêu dùng (Consumer)

Nhà bán lẻ (Retailer) là các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn, chuyên bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Để đạt được lợi nhuận, nhà bán lẻ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ và hợp tác với các nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh. Nhìn chung, một Retailer có thể mua số lượng nhỏ của một mặt hàng từ nhà phân phối (NPP) hoặc nhà bán buôn. Ví dụ, một nhà bán lẻ muốn mua sản phẩm nào đó với một số lượng cụ thể, họ có thể tìm và liên hệ trực tiếp với cá nhà phân phối để thương lượng giá cả cho hợp lý.

Mối liên quan giữa Distributor, Wholesaler và Retailer là gì?

Mối liên quan giữa Distributor, Wholesaler và Retailer là gì? (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì?

Những điểm mà các Wholesaler cần quan tâm

Để mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh đòi hỏi các Wholesalers cần quan tâm đến một số điểm quan trọng sau: 

Nguyên vật liệu để làm ra thành phẩm cuối cùng là một khía cạnh quan trọng trong quá trinh vận hành. Quá trình bán hàng cần được đảm bảo diễn ra song song với lịch trình sản xuất nhằm tránh sự lệch nhịp dẫn đến tình trạng tồn kho quá mức, gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.

Đối với các sản phẩm có kích thước lớn như xe đạp, ghế ngồi hơi, các doanh nghiệp cần đặt đơn hàng lớn để tận dụng lợi ích từ việc mua số lượng lớn.

Nhận thức sâu sắc về sự khác biệt về mô hình kinh doanh và mục tiêu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa giữa các đối tác chính của 3 chủ thể Wholesaler, Distributor và Retailer.

Một số doanh nghiệp cắt giảm vài bước trong chuỗi cung ứng của họ để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xem thêm: B2B là gì? Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh B2B với doanh nghiệp

Ưu điểm của hình thức Wholesale

Hình thức Wholesale đang thịnh hành trong mô hình kinh doanh hiện nay, những ưu điểm nào đã giúp Wholesale được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đến như vậy.

  • Khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp

Wholesale được biết là nhà bán buôn không trực tiếp quan hệ với người dùng. Tuy nhiên kết hợp giữa bán sỉ và bán lẻ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh phát triển, tăng doanh số, thu hút lượng khách hàng lớn với mức giá tốt hơn.

Để tăng quy mô doanh nghiệp, nhà bán buôn có thể không cần tự quảng bá thương hiệu của mình mà chỉ cần cung cấp đến nhiều nhà bán lẻ khác nhau. Càng nhiều nhà bán lẻ thì độ nhận diện thương hiệu càng lớn, càng được nhiều người dùng tin tưởng và sử dụng. Hiệu ứng domino giúp cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.

  • Drop-shipping

Drop-shipping là hình thức bán hàng mà Retail không cần trữ hàng, lập đơn hàng và vận chuyển. Thay vào đó, nhà bán lẻ chỉ cần cung cấp thông tin đơn hàng, Wholesale sẽ thực hiện các bước tiếp theo để sản phẩm đến tay người dùng.

Hình thức này vừa giúp cho nhà bán lẻ không cần lo về tình trạng trữ hàng, vốn nhập hàng, vừa giúp nhà bán buôn có thể trực tiếp kết nối, tạo mối quan hệ với người dùng thay vì thông qua nhà bán lẻ như trước đây.

Xem thêm: Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu

Drop-shipping là một trong những ưu điểm của hình thức Wholesale
Drop-shipping là một trong những ưu điểm của hình thức Wholesale (Nguồn: Sưu tầm)
  • Mở rộng ra thị trường quốc tế

Đối với nhà bán buôn với số lượng lớn thì việc đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế là điều không quá khó khăn nhờ mức giá cạnh tranh cùng hình thức vận chuyển đa dạng.

Xem thêm: Traffic là gì? 7 Chiến thuật SEO giúp tăng Organic Traffic/tháng

Kênh Wholesale thực hiện Marketing như thế nào?

Hình thức bán hàng Wholesale thúc đẩy tốc độ phát triển mạnh mẽ cùng mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kênh Wholesale cần có những kế hoạch Marketing phù hợp để tối ưu hóa.

Kênh Wholesale cần triển khai kế hoạch Marketing hợp lý để phát triển bềnh vững
Kênh Wholesale cần triển khai kế hoạch Marketing hợp lý để phát triển bềnh vững (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: AI cho Chat GPT: Cách sử dụng AI để tối ưu hóa công việc SEO?

Xác định thị trường mục tiêu

Mọi hình thức Marketing đều hiệu quả nhất khi xác định đúng thị trường mục tiêu, cũng như Wholesale cần dựa vào định hướng sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng cụ thể để xác định đúng thị trường mục tiêu.

Sử dụng Internet để làm Marketing

Trong thời đại kỹ thuật số 4.0, việc sử dụng Internet Marketing vừa giúp tối ưu tiếp thị, vừa tăng mức độ phủ sóng thương hiệu. Ứng dụng Internet vào việc bán hàng và xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu. Người làm chủ công nghệ sẽ là người giành được ưu thế.

Đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh

Nhu cầu khách hàng ngày càng cao, ngoài việc cung cấp sản phẩm tốt còn cần sản phẩm có tính thẩm mỹ cao nên đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh là hình thức tiếp cần thiết. Trong khi đối thủ cạnh tranh luôn tìm kiếm những sản phẩm tiên tiến để phát triển doanh nghiệp cửa mình thì để không bị “đè bẹp”, doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới sản phẩm. Hơn thế nữa, đây cũng là giải pháp để tránh tình trạng tồn hàng dẫn đến giải thể.

Xem thêm: Dịch Vụ Entity SEO TOP Google Uy Tín, Chất Lượng Hàng Đầu Việt Nam – TOS

Một số câu hỏi phổ biến về Wholesale

Sự khác biệt về giá giữa Wholesale và Retail

Sự khác biệt về giá giữa Wholesale và Retail là một phần quan trọng của hệ thống kinh doanh và chiến lược giá cả. Với Wholesale, giá cả thường được thiết lập dựa vào mức giá hợp lý đảm bảo cả nhà sản xuất hoặc nhà phân phối đều có lợi nhuận. 

Trong khi đó, với Retail, giá cả sẽ dựa trên nhu cầu và giá trị gia tăng mà người tiêu dùng sẵn lòng trả. Các nhà bán lẻ thường thêm vào giá thành một khoản lợi nhuận cố định hoặc phần trăm lợi nhuận để bù đắp cho các chi phí vận hành cửa hàng, chi phí marketing và dịch vụ khách hàng.

Do đó, giá bán buôn thường thấp hơn so với giá bán lẻ (Retail), nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ mua sản phẩm số lượng lớn để bán lại cho người tiêu dùng.

Retailers, Wholesaler và Distributor có thể cùng thực hiện  được không?

Một doanh nghiệp vừa là Retailer, Wholesaler và cả Distributor có thể xảy ra, tuy nhiên điều này thường khá hiếm. Cụ thể, mô hình kinh doanh này vừa kết hợp bán lẻ một cách trực tiếp đến người tiêu dùng, bán buốn cho một số nhà bán lẻ khác, và phân phối các sản phẩm đến một khu vực hay thị trường cụ thể.  

Sự kết hợp này giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh và giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc kinh doanh trên cả ba mô hình này đồng thời đòi hỏi một cơ sở hạ tầng kinh doanh mạnh mẽ và sự quản lý hiệu quả về lượng hàng tồn kho và vận chuyển. 

Nếu được thực hiện một cách thành công, việc kết hợp giữa vai trò của Retailers, Wholesaler và Distributor có thể mang lại lợi ích lớn, giúp tối ưu hóa cả quá trình sản xuất, phân phối và bán lẻ sản phẩm, cũng như tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho khách hàng. 

Costco là Retailer hay wholesaler?

Cũng giống như Walmart và các chuỗi bán lẻ khác, Costco cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng. Costco không hoạt động như một doanh nghiệp trung gian mua hàng với số lượng lớn để bán cho các nhà bán lẻ khác. Thay vào đó, Costco bán các mặt hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng, cho phép họ mua hàng với số lượng lớn để sử dụng. Điều này phản ánh mô hình kinh doanh của Costco như một nhà bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng, chứ không phải là một nhà bán buôn hoặc trung gian.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về Wholesale và wholesaler là gì? mà TopOnSeek muốn mang đến cho bạn. Chúc bạn sẽ lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kếtdich vu tang traffic chat luongSEO top ggSEO tiktokSEO agencySEO web top GoogleGPT cho SEOSEO website top googleAI cho SEOcustomer journeycontent bán hàngSEO Onpagelàm SEO như thế nàocontent là gìSEO từ khoá googledisavow là gìSEO từ khóa googledịch vụ SEO trafficviết bài chuẩn SEOdịch vụ traffic websitedịch vụ SEO từ khóa top googlecheck traffic websitecách SEO offpagedịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO từ khóa uy tínSEO bền vữngSEO từ khóacó nên SEO top googledịch vụ SEO trọn góithuê SEO websitedịch vụ SEO tổng thể websiteSEO on page và off page

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat