Content Pillar là gì? Cách làm Content Pillar trong Marketing
Ý nghĩa của Content Pillar là gì trong quá trình xây dựng thương hiệu? Đây là câu hỏi được khá nhiều marketer quan tâm khi nhắc đến thuật ngữ này. Khi xây dựng chiến lược, mỗi doanh nghiệp đều cần Content Pillar để tạo nội dung tổng thể cho chiến dịch. Nhờ đó, khách hàng có thể hiểu được đề tài thương hiệu đang truyền tải. Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu kỹ hơn khái niệm qua bài viết bên dưới nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT viết content SEO miễn phí
Content Pillar là gì?
Content Pillar được hiểu là trang chủ đề bao quát những nội dung mà doanh nghiệp sẽ triển khai trên nền tảng xã hội. Công ty sẽ viết sườn tập hợp content dựa trên big idea.
Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh mỹ phẩm, Pillar Page sẽ là “các loại son môi”. Trong đó, Subtopic sẽ bao gồm “son bóng” hoặc “son không gây khô môi”. Có thể nói, vòng tròn lớn được xem là Pillar Page. Những hình tròn nhỏ ở xung quanh sẽ là Subtopic, Cluster Content và Hyperlink.
Xem thêm: Quy trình dịch vụ Content viết chuẩn SEO thống trị top Google
4 thuật ngữ liên quan đến Content Pillar và mẫu ví dụ
Khi làm content, các doanh nghiệp sẽ đều xây dựng sườn chung để triển khai các chủ đề. Trong Content Pillar sẽ bao gồm nhiều thuật ngữ khác nhau như Topic Cluster, Subtopic hoặc Pillar Page. Hãy để TopOnSeek giải thích cho bạn những khái niệm này nhé.
- Topic Cluster: Đây là nhóm các trang hoặc bài viết xoay quanh một chủ đề xác định và không cần tập trung tối ưu theo từng keyword.
- Pillar Page: Đây được xem là trang chủ đề chính trên nền tảng xã hội. Tại đây, doanh nghiệp sẽ triển khai bao quát nội dung. Ví dụ: Đăng ký làm thẻ tín dụng.
- Subtopic/Content cluster: Hai thuật ngữ này bao gồm các chủ đề nhỏ với các nội dung chi tiết. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu cặn kẽ về chủ đề chính mà doanh nghiệp đã đưa ra. Đặc biệt, những bài viết này phải có sự kết nối với nhau và liên kết chặt chẽ với Pillar Page. Ví dụ: Đăng ký thẻ tín dụng online, đăng ký thẻ tín dụng tại ngân hàng,…
Xem thêm: Keyword ranking – thứ hạng từ khóa: Top 5 công cụ miễn phí/có phí
3 loại Content Pillars thường gặp khi làm SEO
Content Pillars có 3 hình thức chính được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu, công ty có thể chọn từng loại khác nhau. Vậy, 3 loại Content Pillar đó là gì? Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay nhé.
Pillar Pages có Content 10X
Với Content Pillar có nội dung 10X, tất cả các bài đăng đều tốt hơn gấp 10 lần nếu so sánh với những thứ hạng cao khi tìm một từ khóa nhất định. Loại content này tạo cơ hội cho doanh nghiệp nghiên cứu rõ hơn về một chủ đề. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu cho các từ có chủ đề giống nhau. Cùng tìm hiểu những tiêu chí khi sử dụng Content 10X nhé.
- Người dùng hài lòng khi sử dụng cả website và điện thoại.
- Nội dung các bài đăng và hình ảnh phải thật sự liên kết.
- Bài đăng có nội dung xác thực và đảm bảo nhu cầu tìm kiếm của người dung.
- Bài đăng tạo sự hứng thú và hấp dẫn.
- Người đọc có nhiều cảm xúc khi xem nội dung.
- Nội dung làm rõ cho các từ khóa chủ đề.
Subtopic Pillar Page
Subtopic Pillar Page được hiểu là trang trụ cột bao gồm tất cả những chủ đề phụ. Nhờ đó, người đọc có thể bao quát được toàn bộ nội dung. Khi xây dựng loại content này, doanh nghiệp cần đảm bảo tính toàn diện và đảm bảo giải quyết được nhu cầu và vấn đề của người tìm kiếm.
Resource Pillar Page
Resource Pillar Page là trang trụ cột tài nguyên được sắp xếp có trình tự bởi SEOer. Thông qua việc xây dựng nội dung một cách liên kết, người đọc có thể dễ dàng tiếp cận thông tin. Nhờ đó, khi muốn tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề, người dùng sẽ có thể tìm kiếm nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian. Đây cũng chính là lý do mà Resource Pillar Page là một trong những yếu tố tác động đến traffic của trang.
Xem thêm: Công cụ nghiên cứu từ khóa với SEMrush Keyword Magic Tool
6 Bước để lên ý tưởng cho Content Pillar trong Marketing
Quá trình làm content không phải là một điều dễ dàng. Nguyên nhân là bởi vì bạn cần có ý tưởng để triển khai nội dung cho chiến dịch. Vậy làm thế nào để xây dựng Content Pillar hoàn hảo? Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay nhé.
Bước 1: Tìm ý tưởng chính
Để xây dựng được Content Pillar, bạn không thể thiếu ý tưởng chính. Cụ thể, bạn phải tìm ra nội dung cốt lõi mà doanh nghiệp hoặc sản phẩm muốn truyền tải đến khách hàng. Đặc biệt, chủ đề chính của Content Pillar cần bao quát và có thể được phân thành nhiều chủ đề phụ khác nhau. Một số nguyên tắc bạn cần lưu ý là:
- Mục đích của trang trụ cột không phải để dùng cho việc nâng cao thứ hạng của các từ khóa đuôi dài.
- Trang trụ cột không bao gồm các nội dung quá chi tiết và chủ đề quá hẹp.
- Trang trụ cột cần đảm bảo nội dung xoay quanh chủ đề lớn.
Bước 2: Tạo Topic Cluster và Subtopic
Sau đó, bạn hãy xây dựng một danh sách bao gồm các chủ đề phụ khác nhau. Đầu tiên, bạn cần nghiên cứu từ khóa bằng cách tìm kiếm những câu hỏi tại ô chủ đề của Google. Phần kết quả sẽ cho bạn biết đâu là những nội dung cần được quan tâm. Đặc biệt, bạn hãy quan sát kỹ phần SERP ở cuối trang để khai thác các chủ đề có liên quan. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng SpyFu, Google Keyword Planner, hoặc Keyword Tool để phân tích từ khóa. Đồng thời, những phần mềm này cũng giúp bạn tìm kiếm được keywords có số lượng tìm kiếm và lợi thế cạnh tranh cao.
Xem thêm: TOP 5 công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho SEO
Bước 3: Xây dựng Pillar Page
Khi đã tìm ra ý tưởng chính và phụ, bạn hãy bắt tay thiết kế trang trụ cột và tối ưu nội dung cho riêng mình. Đặc biệt, người dùng sẽ không mất thời gian điền vào biểu mẫu khi truy cập. Nếu người xem yêu cầu tải xuống bản PDF nhằm lưu trữ thông tin, bạn hãy cung cấp thêm tùy chọn này. Khách hàng chỉ cần cung cấp tên hoặc gmail để đổi 1 lượt tải. Những yếu tố quan trọng mà một Pillar Page cần có là:
- Mục lục liên kết neo
- Định nghĩa chủ đề cốt lõi
- Tiêu đề
- Thẻ H1 (tiêu đề) chứa từ khóa chủ đề chính
- Thẻ H2
- Thẻ H3 cho phần phụ bổ sung
- Liên kết nội bộ
- Liên kết ngoại (outbound link)
- Hình ảnh
- Nút quay lại đầu trang
- Yếu tố trang đích
- Nút kêu gọi hành động
- Tiêu đề
Xem thêm:
- CTA là gì? Mẫu CTA hay, tăng cao tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng
- Inbound Links là gì? Làm sao để có nhiều Inbound Links?
- Google hướng dẫn cách xây dựng liên kết trong SEO
Bước 4: Viết Content Pillar
Trang trụ cột thường có bài đăng dài hơn so với một bài blog. Cụ thể, Pillar Page có thể dài tương tự một ebook. Chính vì thế, sau khi viết content, bạn hãy sắp xếp nội dung theo thứ tự hợp lý. Điều này giúp người đọc tìm kiếm được thông tin một cách thuận tiện và theo dõi bài viết hiệu quả hơn.
Cụ thể, bạn hãy viết phần giới thiệu để đưa ra cái nhìn bao quát về chủ đề cũng như một số nội dung liên quan khác. Sau đó, bạn bắt đầu triển khai các nội dung nhỏ lẻ bên trong. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú ý đến những câu hỏi của khách hàng để viết nội dung phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng liên kết để truy cập những trang khác tại web.
Xem thêm:
- Top 5 cách viết Content thu hút, hiệu quả và hấp dẫn nhất
- Cách viết content kiếm tiền tại nhà dễ dàng, hiệu quả nhất
Bước 5: Quảng bá Content Pillar
Sau khi xây dựng xong Pillar Page, bạn hãy quảng bá đến mọi người. Quá trình này sẽ giúp trang của bạn được nhiều người biết tới hơn. Bên cạnh việc thêm trang trụ cột vào trang chủ của web, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
- Chia sẻ trang trên các mạng xã hội khác
- Sử dụng hình thức quảng cáo
- Quảng bá trang qua email (Email Marketing)
- Liên kết trang với những bài blog có liên quan khác
- Sử dụng phương thức truyền miệng (Word Of Mouth)
- Nhân viên bán hàng chia sẻ trực tiếp với khách hàng (Marketing trực tiếp)
- Chia sẻ trang tại các diễn đàn
Bước 6: Thường xuyên cập nhật Content nhưng không làm lệch ý tưởng ban đầu
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn đã có cho mình một Pillar Content thực sự. Tuy nhiên, người đọc thường yêu thích sự đổi mới và sáng tạo. Chính vì thế, bạn không nên để nội dung trở nên quá đại trà và nhàm chán. Doanh nghiệp hãy thường xuyên cập nhật content để thu hút khách hàng. Tuy vậy, bạn hãy luôn sáng tạo nội dung theo đúng chủ đề chính để không lệch ý tưởng.
Xem thêm:
- Các mẫu Content bán hàng độc đáo, thu hút khách hàng
- Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng
Phân biệt Content Angle và Content Pillar
Điểm khác nhau giữa Content Angle và Content Pillar là gì? Có thể nói, Content Pillar hướng đến việc trả lời cho câu hỏi “What” khi nhắc đến sản phẩm, doanh nghiệp hoặc dịch vụ. Đặc biệt, kiểu content này đều có cấu trúc xây dựng giống nhau khi cùng một lĩnh vực. Nếu viết về sách, doanh nghiệp sẽ phải bao gồm những nội dung giới thiệu sách, thương hiệu và phản hồi ý kiến của khách hàng.
Content Angle thường trả lời cho câu hỏi How của khách hàng. Cụ thể, bạn sẽ phải xây dựng nội dung để nói về những đặc điểm của thương hiệu hoặc sản phẩm. Người viết content cần sáng tạo và tìm ra điểm khác biệt để thu hút người đọc.
Nhìn chung, các doanh nghiệp sử dụng Content Pillar để tạo dựng sườn nội dung cho website. Bài đăng phải thể hiện sự nhất quán và logic. Trong khi đó, Content Angle là những nội dung thể hiện sự đột phá và khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu.
Xem thêm:
- Silo là gì? 6 bước xây dựng cấu trúc Silo chi tiết nhất cho website
- Xu hướng luyện viết Content mới: Content Experience
Việc tìm hiểu kỹ Content Pillar là gì sẽ rất có ích cho các marketer. Để triển khai một trang web thu hút người xem, việc xây dựng sườn ý tưởng là điều cần thiết. Chính vì thế, Content Pillar đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và sắp xếp nội dung chính. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể truyền tải đầy đủ thông điệp đến người xem. TopOnSeek hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu về SEO là gì, TOS sẽ cung cấp đến cho bạn dịch vụ SEO toàn diện, giúp bạn có một chiến dịch Marketing thành công.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành