star star star star star

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Điều kiện, thủ tục khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

avt
TOS Editor
14 tháng 3, 2023  

Nhượng quyền thương hiệu là thuật ngữ không còn quá xa lạ với nhiều bạn. Đây là hình thức kinh doanh bằng cách sử dụng tên thương hiệu của một doanh nghiệp khác. Do đó, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng nhờ độ nổi tiếng có sẵn. Vậy làm thế nào để đăng ký nhượng quyền thương hiệu? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá phương thức này qua bài viết dưới đây nhé.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu có tên tiếng anh là Franchise. Đây là phương thức cho phép các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng thương hiệu của một doanh nghiệp khác để kinh doanh trong thời điểm quy định. Để việc nhượng quyền thành công, cả hai bên phải thỏa thuận và đồng ý với những điều kiện của đối phương. Các loại nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay là: 

  • Nhượng quyền kinh doanh toàn phần (Full Business Format Franchise)
  • Nhượng quyền kinh doanh bán phần (Non-business Format Franchise)
  • Nhượng quyền tham gia quản lý (Management Franchise)
  • Nhượng quyền kinh doanh tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise)

Theo IFA, hơn 120 ngành có thể được tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại. IFA ước tính rằng, mô hình kinh doanh này dự kiến 26.000 đơn vị mới sẽ được bổ sung vào năm 2021.

Xem thêm:

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh phổ biến
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao phải nhượng quyền thương hiệu?

Hiện nay, hình thức nhượng quyền thương hiệu đang rất phổ biến. Tại sao phương pháp kinh doanh này lại phổ biến đến thế? Hãy để TopOnSeek bật mí cho bạn một số lí do nhé.

  • Tiết kiệm thời gian: Thay vì bạn phải bỏ nhiều thời gian để xây dựng và quảng bá cho một thương hiệu mới, việc nhượng quyền kênh phân phối sẽ giúp bạn định hướng và đi theo đúng quỹ đạo. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể hồi vốn nhanh hơn.
  • Khả năng mở rộng thị phần cao: Để bảo vệ thương hiệu của mình, bên nhượng quyền hỗ trợ bạn về chi phí, quy trình và chia sẻ số lượng khách hàng.
  • Hỗ trợ chiến lược Marketing chuyên nghiệp: Bạn sẽ không cần phải chi quá nhiều ngân sách vào việc Marketing. Chủ thương hiệu sẽ là bên hỗ trợ và chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc quảng cáo tại địa phương hoặc quốc gia.
  • Lượng khách hàng trung thành: Bạn có thể nhận được lượng khách hàng mà bên nhượng quyền có. Đặc biệt, đây đều là những “người bạn” đã đồng hành cùng thương hiệu.
  • Khả năng rủi ro thấp: Bạn sẽ không gặp quá nhiều rủi ro khi tiếp nhận nhượng quyền. Nguyên nhân là vì bên nhượng quyền đã có kế hoạch kinh doanh vững chắc và đẩy mạnh quảng bá lâu dài.
Nhượng quyền giúp thương hiệu mở rộng thị phần
(Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì?

Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, số lượng cá nhân hoặc tổ chức mua nhượng quyền thương hiệu ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm nếu lần đầu sử dụng hình thức này. Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay điều kiện và thủ tục nhượng quyền nhé.

Điều kiện để có thể thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu cần phải có điều kiện rõ ràng. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Một số yếu tố mà cá nhân hoặc tổ chức cần phải đáp ứng là:

  • Thương hiệu đã được đăng ký kinh doanh;
  • Đủ điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm;
  • Thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Quá trình nhượng quyền cần phải có đầy đủ 3 yếu tố trên. Bạn sẽ dễ gặp vấn đề về pháp lý nếu thiếu 1 trong 3. Đặc biệt, bạn hãy lưu ý một số vấn đề dễ mắc phải khi nhượng quyền như:

  • Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Vấn đề này thường dẫn tới nhiều hệ lụy như đã có thương hiệu đăng ký trước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp tình trạng chỉ mới dừng lại ở việc cấp văn bằng bảo hộ.
  • Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu. Tại Việt Nam, những thương hiệu đăng ký trước sẽ được ưu tiên. Chính vì thế, việc chậm trễ dễ dẫn đến tình trạng bạn phải mua lại hoặc tạo một thương hiệu khác vì tên đã được đăng ký. 
  • Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp: Nếu quá trình buôn bán đang ngày một phát triển, việc không đăng ký kinh doanh từ trước sẽ khiến bạn bị hạn chế vấn đề góp vốn hoặc mở rộng thị trường.
  • Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Không đạt vệ sinh sẽ không nhận được chứng nhận từ Cơ quan Nhà Nước. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ sở nhượng quyền sau.
Thương hiệu phải được đăng ký kinh doanh để có thể tiến hành nhượng quyền thương hiệu
Thương hiệu phải được đăng ký kinh doanh để có thể tiến hành nhượng quyền thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

Thủ tục khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu là gì?

Quá trình nhượng quyền thương hiệu thường không quá phức tạp. Bạn chỉ cần đủ điều kiện và chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay những giấy tờ và lưu ý bạn phải chuẩn bị khi làm thủ tục nhượng quyền nhé. 

Khi đã chuyển nhượng, bạn sẽ được quyền sử dụng tên của thương hiệu để kinh doanh trong khoảng thời gian quy định. Đặc biệt, quy trình này phải được sự cho phép của chủ sở hữu. Quá trình chuyển nhượng sẽ được ký kết thông qua hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN về hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:  

  • 2 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
  • 1 bản hợp đồng (bản sao đã công chứng hoặc bản gốc) nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (khi hồ sơ được nộp thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí và các khoản lệ phí khác (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Để thủ tục được chấp nhận, bạn cần có văn bằng bảo hộ của thương hiệu. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên thỏa mãn vấn đề nhượng quyền thương hiệu cho một cá nhân hoặc tổ chức khác. 

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ làm hồ sơ trước khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ làm hồ sơ trước khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Xây Dựng Thương Hiệu: 2 chiến lược đơn giản bạn nên biết

Ví dụ về top các ngành thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam

Hình thức nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam đang rất phổ biến. Đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm, thời trang và làm đẹp. Để giúp bạn hiểu hơn về hình phương thức kinh doanh này, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu một số thương hiệu đang nhượng quyền tại Việt Nam nhé. 

Nhượng quyền thương hiệu đồ ăn vặt, thực phẩm

F&B là một trong những lĩnh vực dẫn đầu tại Việt Nam. Do đó, mô hình nhượng quyền từ các thương hiệu tại nước ngoài được khá nhiều cá nhân và tổ chức áp dụng. Lotteria, Burger King, Dunkin’ Donuts và KFC là những cái tên đại diện cho hình thức nhượng quyền thương hiệu đồ ăn và thực phẩm ở Việt Nam.

Lotteria là thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng - Nhượng quyền thương hiệu đồ ăn vặt, thực phẩm
Lotteria là thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng – Nhượng quyền thương hiệu đồ ăn vặt, thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm)

Nhượng quyền thương hiệu nhà hàng

Ẩm thực Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Chính vì thế, nhiều nhà kinh doanh đã lựa chọn mô hình nhượng quyền với các thương hiệu nhà hàng đến từ những quốc gia này. Tuy nhiên, ẩm thực từ nước khác khi vào Việt Nam vẫn cần điều chỉnh để hợp khẩu vị người Việt. Những thương hiệu nhượng quyền đang phổ biến hiện nay là Gogi House, Kichi Kichi, King BBQ, Som Thái,…

Nhượng quyền nhà hàng rất được ưa chuộng
Nhượng quyền nhà hàng rất được ưa chuộng (Nguồn: Sưu tầm)

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa

Trà sữa là thức uống thu hút nhiều khách hàng và an toàn khi kinh doanh. Do đó, các thương hiệu trà sữa nhượng quyền đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo những hãng trà sữa có tiếng như Gongcha, Koi Thé, The Alley hoặc Bobapop. Đây đều là những thương hiệu thu hút học sinh, sinh viên và dân văn phòng.

Nhượng quyền trà sữa là hình thức kinh doanh an toàn
Nhượng quyền trà sữa là hình thức kinh doanh an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

Nhượng quyền thương hiệu cafe

Bên cạnh các thương hiệu đồ ăn, cafe cũng là lĩnh vực đáng để trải nghiệm. Hầu hết, các nhãn hiệu cà phê nhượng quyền tại Việt Nam đều rất đắt khách. Một số ví dụ cụ thể mà bạn có thể thấy rõ như Cộng, Milano, Highland coffee hoặc Starbucks.

Trung Nguyên Legends nhượng quyền thương hiệu ở nhiều nơi
Trung Nguyên Legends nhượng quyền thương hiệu ở nhiều nơi (Nguồn: Sưu tầm)

Nhượng quyền thương hiệu bánh mì

Bánh mì được xem là đặc sản nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hàng loạt các thương hiệu bánh mì trải rộng khắp đất nước và một  số quốc gia khác. Đây được xem là lĩnh vực kinh doanh tốn ít chi phí đầu tư nhưng vẫn có lợi nhuận cao. Một số thương hiệu bánh mì bạn có thể tham khảo là bánh mì Má Hải, bánh mì que BMQ, bánh mì Sunrise Kebab và Bánh mì Vợ Ong Vàng.

Thương hiệu nhượng quyền bánh mì que BMQ
Thương hiệu nhượng quyền bánh mì que BMQ (Nguồn: Sưu tầm)

Nhượng quyền thương hiệu spa làm đẹp

Để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, mô hình spa đã được mở rộng trên khắp cả nước. Sự xuất hiện của các thương hiệu nhượng quyền Spa đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng. Một số cái tên bạn thường thấy khi nhắc đến lĩnh vực này là Spa Healthy Beauty Happy, Spa Dưỡng Sinh hoặc Spa HBH.

Nhượng quyền Spa phục vụ nhu cầu làm đẹp
Nhượng quyền Spa phục vụ nhu cầu làm đẹp (Nguồn: Sưu tầm)

Nhượng quyền thương hiệu quần áo thời trang

Thời trang là lĩnh vực luôn được săn đón trên thị trường. Khách hàng luôn tìm kiếm trang phục phù hợp với lứa tuổi và mục đích của mình như đi chơi, đi làm hoặc dự tiệc. Chính vì thế, việc đầu tư vào thời trang sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt cho bạn. Hiện nay, các thương hiệu thời trang nhượng quyền phổ biến là GUMAC, Ninomaxx, Couple TX, Crown Space, CELEB, và Min House Vintage,…

GUMAC là thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng
GUMAC là thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng (Nguồn: Sưu tầm)

Nhượng quyền thương hiệu là một trong những phương pháp kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này được ưa chuộng vì khá an toàn và dễ hòa vốn. Đặc biệt, đơn vị được nhượng quyền cũng tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian kinh doanh. Nếu đang có ý định đăng ký nhượng quyền một thương hiệu, TopOnSeek hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Bên cạnh đó, đừng ngại ngần liên hệ với TOS nếu có thắc mắc về SEO là gì cũng như nhu cầu về dịch vụ SEO nhé!

Tags: Định vị thương hiệu là gì; Branding là gì; Bộ nhận diện thương hiệu; Xây dựng thương hiệu cá nhân; Xây dựng thương hiệu; Quản trị thương hiệu là gì; Đối thủ cạnh tranh là gì;…

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat