STP là gì? Phân tích và áp dụng chiến lược STP trong Marketing
STP là gì? Đây là kết hợp của ba chữ cái đầu tiên của Segmentation, Targeting và Positioning, là một trong những chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm. Vậy STP là gì? Những doanh nghiệp nào đã thành công trong chiến lược STP Marketing. Cùng TOS tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm: Mô hình Canvas là gì? Cách lập kế hoạch theo mô hình kinh doanh Canvas
STP là gì?
STP là viết tắt của 3 từ Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Thị trường mục tiêu) và Positioning (Định vị thương hiệu). Tiếp thị STP tập trung vào hiệu quả thương mại, lựa chọn thị trường có phân khúc giá trị nhất cho doanh nghiệp, sau đó phát triển chiến lược hỗn hợp và định vị sản phẩm cho từng loại phân khúc.
Hình thức này là cách tập trung tiếp cận vào đối tượng thay vì tập trung vào sản phẩm truyền thống, giúp truyền tải thông điệp hấp dẫn hơn đến với đối tượng thương mại.
Xem thêm: Cách dùng SEO để thay thế chi phí quảng cáo
Tầm quan trọng của chiến lược STP với doanh nghiệp là gì?
STP Marketing là chiến lược được nhiều thương hiệu lớn tin dùng. Vậy STP Marketing đóng vai trò gì trong phát triển doanh nghiệp, cùng tìm hiểu nhé!
- Nắm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Doanh nghiệp nắm được phân khúc thị trường của mình sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp không có đối tượng khách hàng mục tiêu.
Xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện các chiến lược tiếp thị hợp lý để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, từ đó tạo được hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng.
- Ổn định lợi nhuận cho doanh nghiệp
Ngày nay, doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, để có lượng khách mang lại lợi nhuận ổn định, mọi doanh nghiệp đều cần phải có những chiến lược phù hợp. Chiến lược STP là một hình thức mà đáng chú ý với việc định vị được phân khúc khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể thu hút được lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp của mình.
- Lập được chiến lược Marketing thích hợp
Xác định đúng phân khúc và mục tiêu thị trường thì doanh nghiệp có thể tạo, thiết kế, lập ra những chiến lược Marketing phù hợp với nhu cầu và đối tượng mà họ hướng đến.
Xem thêm: Phân tích SWOT là gì? Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả nhất
Phân tích cụ thể chiến lược STP theo 3 giai đoạn
Chiến lược STP là sự kết hợp giữa 3 chiến lược khác nhau. Vì vậy, để phân tích được chiến lược STP có thể phân chia ra 3 giai đoạn khác nhau như:
Segmentation – Phân tích thị trường trong chiến lược STP
Segmentation là giai đoạn đầu tiên trong chiến lược STP. Đây là chiến lược phân khúc thị trường thành những đối tượng nhỏ khác nhau dựa trên những tiêu chí như phân khúc đại lý, nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi mua hàng.
Việc phân khúc thị trường dựa trên những tiêu chí trên giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn vì những người được hưởng lợi nhiều hơn về sản phẩm và bằng cách nào. Bằng cách này, họ có thể đem đến cho từng phân khúc khách hàng những thông điệp khác nhau.
Xem thêm: B2B Email Marketing: Bí Quyết Triển Khai Hiệu Quả Và Ví Dụ Thực Tế
Targeting – Xác định thị trường mục tiêu bằng cách phân tích STP
Sau khi xác định được phân khúc thị trường, bạn cần tìm phân khúc thị trường giá trị nhất. Với những doanh nghiệp mới, việc xác định thị trường mục tiêu tốn khá nhiều thời gian nhưng lại mang lợi nhuận cao nhất. Để xác định một cách thuận tiện, doanh nghiệp có thể dựa trên những tiêu chí dưới đây:
- Quy mô: Phân khúc của bạn phải có đủ khách hàng tiềm năng. Nếu phân khúc thị trường của bạn quá nhỏ, rất có thể không nhận đủ lượt chuyển đổi để tiếp thị.
- Khả năng sinh lời: Đối tượng phải có khả năng chi trả để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Khả năng tiếp cận: Nhóm tiếp thị và bán hàng phải có thể tiếp cận vào phân khúc này và không gặp rắc rối về mặt kỹ thuật.
- Sự khác biệt: Thực hiện đo lường sự khác nhau giữa các phân khúc khác nhau. Việc thiếu nó có thể dẫn đến những sự trùng lặp trong đáng có.
- Lợi ích: Những phân khúc khác nhau cần những chiến lược khác nhau.
Xem thêm:
Xem thêm: Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng
Positioning – Định vị thương hiệu trong chiến lược STP Marketing
Positioning là nơi bạn sử dụng những Insight đạt được từ việc phân khúc và xác định mục tiêu để quyết định cách mà bạn truyền đạt thông điệp đến đối tượng khách hàng đã chọn.
Trong khi Segmentation và Targeting hướng đến đối tượng khách hàng thì Positioning lại hướng về sản phẩm từ những quan điểm của khách hàng. Ta có thể coi định vị là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng.
Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Các bước chiến lược định vị thương hiệu
Ví dụ thực tiễn về áp dụng chiến lược STP trong Marketing
Dưới đây là một vài ví dụ thực tiễn về chiến lược STP trong các thương hiệu nổi tiếng.
Chiến lược STP của Vinamilk
Chiến lược STP thể hiện rất rõ ràng trong dòng sữa tươi Vinamilk.
- Segmentation: Vinamilk phân khúc rõ đối tượng mà thương hiệu hướng đến là những trẻ từ 5-14 tuổi, là độ tuổi đang phát triển. Cơ thể ở giai đoạn này cần nhiều chất dinh dưỡng như Canxi, DHA, vitamin,… để phát triển cao lớn.
- Targeting: Với thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%” cùng yếu tố “tươi, thuần khiết, đến từ thiên nhiên”, Vinamilk muốn xây dựng một thương hiệu tốt, giá trị ở các sản phẩm, đạt chuẩn và được kiểm định an toàn.
- Positioning: Định hướng sản phẩm đến với các bậc phụ huynh có trẻ nhỏ, cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển tốt nhất.
Bằng chiến lược STP, Vinamilk đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu.
Chiến lược STP của Coca Cola và Pepsi
Coca-Cola và Pepsi là hai thương hiệu nước ngọt có ga phát triển nhất thế giới hiện nay. một trong những yếu tố góp nên sự thành công này là STP Marketing. Cuộc chiến của hai thương hiệu này được xem là “cuộc chiến không hồi kết”.
Vào những năm 1980, khi Pepsi-Cola đang cố gắng dành một phần thị phần từ thương hiệu Coca-Cola, Pepsi đã có những phân khúc khách hàng khá cụ thể. Việc phân khúc này dựa trên thái độ và lòng trung thành của người dùng, và chia ra thành 3 phân khúc như sau:
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực với Coca-Cola và trung thành với Coca-Cola 100%.
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực với Pepsi và trung thành với Pepsi 100%.
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực với cả hai thương hiệu, và có sự thay đổi mua hàng giữa 2 thương hiệu.
Tại phân khúc thứ ba, đã xảy ra sự bùng nổ kịch liệt, Pepsi đã thực hiện nỗ lực thực hiện các chiến lược Marketing nhằm lôi kéo người tiêu dùng tại phân khúc này. Tuy nhiên, sang giai đoạn năm 1985 đã có nhiều sự thay đổi bất ngờ. Thời điểm này, Coca-Cola cho ra dòng sản phẩm mới là New Coke, tâm lý khách hàng bắt đầu có sự thay đổi. Thay vì định hướng sản phẩm của Pepsi như trước đây đến phân khúc thứ 3 thì giờ đây, Pepsi thay đổi đối tượng khách hàng sang người tiêu dùng có thái độ tích cực với Coca-Cola.
Và kết quả cho cuộc thay đổi này là Pepsi đã định vị được thương hiệu của họ chính là nhờ sự thay đổi sản phẩm mới của Coca truyền thống. Sự thay đổi trong chiến lược Marketing lần này của Pepsi đã làm rõ ràng các bước trong STP Marketing. Trong cùng năm đó, Pepsi đã công bố tăng vọt 14% trong doanh thu tổng thể.
Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường và ví dụ
Chiến lược STP của Omo
Omo là thương hiệu bột giặt nổi tiếng ở Việt, chiếm gần 80% thị phần bột giặt Việt Nam. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của thương hiệu này là chiến lược STP.
- Segmentation: Với sự phát triển của trẻ nhỏ cùng với mong muốn con tìm tòi những cái mới, Omo ra đời cùng với logo “chuyên gia giặt vết bẩn”. Bột giặt Omo đã xác định phân khúc khách hàng của mình là những hộ gia đình có trẻ nhỏ đang phát triển.
- Targeting: Để đạt được mục tiêu của mình, Omo gửi thông điệp “Học hỏi điều hay, ngại vết bẩn” với mong muốn bậc phụ huynh có thể cho con tự do vui chơi, phát triển chính mình. Những hình ảnh, quảng cáo của thương hiệu này đều luôn hướng đến hình ảnh vui chơi của trẻ em.
- Positioning: Bên cạnh những hình ảnh vui chơi của trẻ nhỏ trên bao bì sản phẩm, Omo còn cho hợp tác, tổ chức những cuộc thi cho trẻ em nhằm phát triển tinh thần trẻ thơ. Nhãn hàng đã thành công trong việc định vị thương hiệu khi hướng đến những gia đình có trẻ nhỏ đang độ tuổi phát triển.
Bằng chiến lược STP Marketing, Omo đã định vị thành công thương hiệu của mình trên thị trường bột giặt tại Việt Nam.
STP Marketing là hình thức vô cùng thành công trong việc định vị thành công thượng hiệu của mình. TopOnSeek hy vọng bạn đã hiểu rõ STP là gì cũng như làm thế nào để xây dựng một chiến lược STP Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành