Phân tích thị trường là gì? Các bước phân tích thị trường kinh doanh
Phân tích thị trường là một trong những cơ sở tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Nếu không biết khách hàng của bạn là ai, họ muốn gì và họ nhận điều đó từ bạn như thế nào thì doanh nghiệp của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả. Phân tích thị trường có thể mất nhiều thời gian nhưng bạn có thể thực hiện trong 4 bước. Cùng TopOnSeek tìm hiểu xem phân tích thị trường là gì? Các bước phân tích thị trường kinh doanh ngay nhé!
Xem thêm:
- Brief là gì? 9 Yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn chỉnh, hoàn hảo 2024
- Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường (Market Analysis) là đánh giá chi tiết về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cụ thể. Phép phân tích này cho doanh nghiệp dự đoán được cơ hội trong tương lai khi mà họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ này đến với người tiêu dùng.
Phân tích thị trường dựa trên nhiều yếu tố như quy mô thực tế mà bạn mong đợi, mức giá mà người dùng sẵn sàng trả và dự báo lợi nhuận.
Những khía cạnh trong phân tích thị trường mà doanh nghiệp cần quan tâm:
- Thị trường tiêu thụ hiện nay
- Đối tượng khách hàng mục tiêu
- Đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực
Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Top 7 phương pháp nghiên cứu phổ biến
Mục tiêu của phân tích thị trường trong Marketing
Mục tiêu chung của hành vi phân tích thị trường đều hướng đến người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ hay sự phát triển của doanh nghiệp,…
- Nhu cầu mua hàng của người dùng: Phân tích những thói quen, sở thích và những yếu tố tác động đến hành vi mua hàng.
- Dẫn đầu xu hướng thị trường, nhu cầu xã hội: Phân tích đối thủ một cách kỹ càng để xem những chương trình khuyến mãi nào được sử dụng; xu hướng phát triển của sản phẩm như thế nào để từ đó có những định hướng cho thị trường của mình.
- Phân tích khả năng tăng trưởng và thâm nhập thị trường: Thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn nên doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn để mang sản phẩm đến gần nhiều người dùng hơn, và biết được thời điểm nào cần thay thế chiến lược mới,…
Xem thêm:
- SEO Facebook là gì? 15 cách SEO thành công nhất năm 2024
- Optimization là gì? 6 lợi ích và những công cụ tối ưu hóa Marketing hiệu quả
Lợi ích của phân tích thị trường đối với doanh nghiệp
Phân tích thị trường có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, nắm bắt được xu hướng và tăng doanh thu cho dự án. Bạn có thể sử dụng nó vào những giai đoạn khác nhau trong năm, thậm chí điều này có thể có ích nếu tiến hành phân tích hàng năm để cập nhật bất kỳ thay đổi lớn nào trong kinh doanh.
Phân tích thị trường một cách chi tiết nên là một phần bắt buộc trong kế hoạch của doanh nghiệp, vì nó giúp họ hiểu rõ hơn về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Cũng chính từ đây mà doanh nghiệp sẽ có những chiến lược thích hợp để phát triển. Ngoài ra, khi quá trình phân tích thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp có đủ cơ sở để biết được Customer experience là gì và ngày càng nâng cấp trải nghiệm khách hàng.
Xem thêm: Competitor Analysis là gì? 10+ Cách thực hiện phân tích cạnh tranh hiệu quả
Các bước phân tích thị trường kinh doanh
Doanh nghiệp phải có những bước tiến thích hợp để việc phân tích thị trường đạt hiệu quả. Dưới đây là trình tự các bước tiến hành.
Xác định mục đích phân tích
Mỗi quá trình phân tích có nhiều mục đích khác nhau như đánh giá đối thủ cạnh tranh hay để tìm kiếm thị trường phát triển mới. Việc xác định được mục tiêu giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong suốt quá trình. Mục đích tiến hành phân tích của bạn là nội bộ – cải thiện dòng tiền hay hoạt động kinh doanh hay bên ngoài như tìm kiếm khoản đầu tư. Xác định mục đích kinh doanh sẽ quyết định hình thức và số lượng chiến lược mà bạn sẽ cần làm.
Xem thêm:
- Cách SEO top Google đưa từ khóa lên top 1 nhanh, miễn phí
- Hướng dẫn AI SEO cho người mới bắt đầu cải thiện hiệu quả trang web
Xác định mẫu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Sản phẩm được tạo ra không phải dành cho tất cả mọi người, việc đưa sản phẩm đến cho người không quan tâm vừa tốn thời gian vừa không mang lại doanh thu. Chính vì thế, sử dụng phân tích thị trường mục tiêu để quyết định xem ai là người cần sản phẩm của bạn nhất và tập trung nỗ lực vào đó là điều cần thiết. Bạn muốn tìm hiểu quy mô thị trường, đối tượng khách hàng cần hướng đến thì hãy xem xét các yếu tố nhân khẩu học sau: Độ tuổi, giới tính, vị trí, công việc, giáo dục, nhu cầu, sở thích.
Xem thêm: Cách xác định chân dung khách hàng (Customer Persona) trong Marketing
Xem thêm: Hướng dẫn SEO TikTok lên Top từ A-Z cho người mới + Tool miễn phí
Tổng hợp dữ liệu, thông tin của khách hàng
Thu thập thông tin là bước vô cùng quan trọng trong việc phân tích, bởi khách hàng là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Mặt khác, những dữ liệu có được yêu cầu phải chính xác, đầy đủ. Nguồn thông tin chính này là cơ sở mà doanh nghiệp dựa vào đó để xây dựng và phát triển tối ưu hóa chúng.
Thu thập thông tin có hai cách phổ biến sau:
- Nghiên cứu thứ cấp: Chủ yếu dựa vào những thông tin và dữ liệu công khai. Nghiên cứu này hữu ích cho việc phân tích sự cạnh tranh và hiệu quả của kinh doanh.
- Nghiên cứu sơ cấp: Đây là hình thức lấy thông tin trực tiếp của khách hàng thông qua những bản khảo sát, đánh giá hay điện thoại trực tiếp để thu thập những thông tin cụ thể hơn.
Xem thêm:
- Traffic là gì? 7 Chiến thuật SEO giúp tăng Organic Traffic/tháng
- SEO từ khóa là gì? Cách chọn từ khóa SEO lên top 1 Google nhanh nhất
Tiến hành kiểm tra báo cáo và phân tích thị trường
Sau khi có những thông tin về mục đích phân tích, khách hàng mục tiêu thì bạn cần tổng hợp chúng lại. Thông tin ban đầu không phải là hoàn toàn chính xác, vì vậy, cần phải tổng hợp lại và kiểm tra nguồn dữ liệu mà bạn đã tham khảo.
Những yếu tố chính mà doanh nghiệp đang nghiên cứu bao gồm:
- Tổng quan về quy mô và tăng trưởng của ngành
- Tỷ lệ phần trăm thị phần dự kiến của doanh nghiệp
- Triển vọng của ngành
- Xu hướng mua hàng của khách hàng
- Mức tăng trưởng dự đoán
- Khách hàng sẽ chi trả bao nhiêu cho sản phẩm, dịch vụ của bạn
Xem thêm:
- 20 Ý tưởng kinh doanh tại nhà ít vốn hiệu quả 2023
- Phân tích SWOT là gì? Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả nhất
Phân tích thị trường gồm những gì?
Phân tích thị trường là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về thị trường để hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi và xu hướng của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt, hiệu quả và phù hợp với thị trường. Phân tích thị trường bao gồm những nội dung chính sau:
Phân tích môi trường kinh doanh: Phân tích các yếu tốliên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội,… có tác động đến thị trường. Nghiên cứu và xác định các xu hướng thị trường mới để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu: Phân tích các nhu cầu, mong muốn, hành vi hay nhân khẩu học (Gồm: tuổi, giới tính, thu nhập,…) để xác định thị trường phù hợp. Tìm hiểu tâm lý của nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó giúp hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm và thái độ của họ trước các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Xác định các đối thủ cạnh tranh chính, các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng môi trường mục tiêu và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của đối thủ cạnh tranh: Hiểu rõ chiến lược kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, lợi thế cạnh tranh và điểm yếu của đối thủ.
Phân tích mô hình SWOT: Dựa vào mô hình SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, đưa ra các chiến lược phù hợp.
Phân tích nhu cầu của thị trường: Phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi về nhu cầu của thị trường. Dựa vào đó để dự đoán các xu hướng mới trong tương lai để phát triểm các sản phẩm hay dịch vụ.
Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường và ví dụ
Những tài nguyên quan trọng khi phân tích thị trường tại Việt Nam
- Khảo sát thực tế: Thu thập số liệu thông qua các nhà bán hàng sỉ (Wholesale) và lẻ (Retail), nhà cung cấp. Dữ liệu bán hàng là cơ sở chính xác nhất để phân tích thị trường.
- Khảo sát qua điện thoại: Thông qua số điện thoại được cung cấp để trực tiếp khảo sát người tiêu dùng.
- Khảo sát trên các trang mạng xã hội: Các trang mạng lớn như Google, Facebook, Zalo giúp doanh nghiệp Insight về nhóm tập trung rất nhanh và chính xác.
- Khảo sát thông qua các cuộc hội thảo online hoặc nhóm tập trung: Từ đây, doanh nghiệp có thể nhận được những ý kiến đóng góp, những phản hồi từ khách hàng.
- Thu thập từ nhóm trung gian như nhà bán hàng, nhà tư vấn: Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng sẽ có những thông tin đầy đủ và chính xác hơn.
- Thu thập từ Email: Email là tài nguyên tiềm năng để khai thác thông tin.
Phân tích thị trường là quá trình vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều hướng đến những mục tiêu khác nhau nên việc phân tích phải tiến hành đầy đủ và chính xác. Và trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề này mà TopOnSeek giới thiệu đến bạn. Chúc cho bạn thực hiện chiến lược phân tích thành công.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành