star star star star star

Nhãn hiệu là gì? Nhận biết thương hiệu và nhãn hiệu

avt
TOS Editor
23 tháng 4, 2023  

Nhãn hiệu là gì?” đã không còn là câu hỏi quá xa lạ với nhiều Marketer. Đây chính là yếu tố giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm và dịch vụ của nhiều công ty khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc làm nổi bật nhãn hiệu để người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra hàng hóa của mình. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá kỹ hơn về khái niệm này qua bài viết bên dưới nhé.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (Trade Mark) là yếu tố nhận diện giúp doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của mình với các mặt hàng của đối thủ. Sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các công ty luôn phải khác biệt để khách hàng nhanh chóng nhận ra mặt hàng của mình. Cụ thể, nhãn hiệu sẽ được kết hợp bởi nhiều màu sắc và thể hiện dưới dạng hình ảnh, chữ cái, từ ngữ hoặc hình vẽ.

Xem thêm:

Nhãn hiệu (Trade Mark) là yếu tố nhận diện sản phẩm và dịch vụ để phân biệt giữa các cá nhân, tổ chức
Nhãn hiệu (Trade Mark) là yếu tố nhận diện sản phẩm và dịch vụ để phân biệt giữa các cá nhân, tổ chức (Nguồn: Sưu tầm)

Phân loại nhãn hiệu

Căn cứ theo hình thức, tính chất và mục đích, có thể chia nhãn hiệu thành nhiều loại khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể xác định được mặt hàng mình muốn mua cũng như tính chất pháp lý. Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay một số loại nhãn hiệu sau đây nhé.

Theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ

Một loại phổ biến mà bạn có thể thấy là nhãn hiệu theo các yếu tố đăng ký khi bảo hộ. Phân loại này giúp doanh nghiệp đảm bảo được loại tài sản vô hình của mình. Đặc biệt, một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ đã cho phép đăng ký bảo hộ cả âm thanh, mùi vị hoặc hình thức sản phẩm. Tuy nhiên, luật Việt Nam chỉ dừng ở việc cho phép đăng ký các yếu tố sau đây:

  • Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu
  • Chữ cái, chữ số
  • Hình vẽ, ảnh chụp
  • Màu sắc
  • Sự kết hợp của những yếu tố trên

Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu là gì? Điều kiện, thủ tục khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Bạn có thể đăng ký nhãn hiệu theo từ ngữ, hình ảnh,...
Bạn có thể đăng ký nhãn hiệu theo từ ngữ, hình ảnh,… (Nguồn: Sưu tầm)

Theo mục đích sử dụng

Ngoài yếu tố bảo hộ, nhãn hiệu còn được phân theo mục đích sử dụng. Nhờ đó, người tiêu dùng sẽ phân biệt được các ngành hàng hoặc dịch vụ khác nhau. Hai mục đích chính của nhãn hiệu là:

  • Nhãn hiệu hàng hóa dùng cho các sản phẩm và mặt hàng.
  • Nhãn hiệu dịch vụ dùng cho các ngành dịch vụ.
Nhãn hiệu hàng hóa dùng dùng để phân biệt các mặt hàng
Nhãn hiệu hàng hóa dùng dùng để phân biệt các mặt hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Theo tính chất

Cuối cùng, nhãn hiệu sẽ được phân loại dựa theo tính chất như chứng nhận về độ nổi tiếng, nguồn gốc sản xuất, chủ sở hữu,… Thông qua đó, khách hàng có thể xác định được các thông tin rõ ràng về sản phẩm. Một số tính chất dùng để phân loại nhãn hiệu là:

  • Nhãn hiệu tập thể: Các mặt hàng hoặc dịch vụ có nhiều chủ sở hữu sẽ sử dụng nhãn hiệu tập thể. Mục đích chính là để phân biệt những cá nhân hoặc tổ chức có tham gia quản lý dịch vụ với những đối tượng khác không phải là thành viên.
  • Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu được dùng cho các phiên bản khác nhau của cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, loại này thường khá giống nhau vì có cùng 1 chủ sở hữu đăng ký. 
  • Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu dùng để xác định nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, phương pháp sản xuất của một sản phẩm hoặc ngành hàng.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: Đây là nhãn hiệu dùng cho các doanh nghiệp đã có độ nhận diện cao (Brand Awareness) và được nhiều khách hàng biết đến.
Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu theo chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu theo chất lượng sản phẩm (Nguồn: Sưu tầm)

Các chức năng của nhãn hiệu trong Marketing

Trong Marketing, nhãn hiệu là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ. Nhờ đó, khách hàng có thể nhanh chóng nhận ra mặt hàng hoặc dịch vụ của bạn. Cùng khám phá một số chức năng khác của nhãn hiệu ngay sau đây nhé.

Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu với đối thủ

Hiện nay, sự xuất hiện của các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực ngày một nhiều. Do đó, khách hàng thường khá khó khăn trong việc phân biệt và lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu sẽ là yếu tố giúp người tiêu dùng căn cứ để mua sản phẩm.

Khi đã sử dụng mặt hàng của doanh nghiệp và cảm thấy hài lòng, khách hàng sẽ có xu hướng tìm mua sản phẩm ở lần kế tiếp. Thông qua nhãn hiệu, người mua có thể phân biệt được đâu là thương hiệu mình từng sử dụng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ giữ chân khách hàng trung thành trong tương lai.

Nhãn hiệu giúp khách hàng phân biệt khi mua sản phẩm
Nhãn hiệu giúp khách hàng phân biệt khi mua sản phẩm (Nguồn: Sưu tầm)

Xây dựng hình ảnh, danh tiếng cho thương hiệu

Khi có nhãn hiệu, khách hàng sẽ đánh giá cao về chất lượng và độ uy tín của sản phẩm. Đặc biệt, yếu tố này cũng giúp khách hàng phân biệt đâu là hàng giả để phòng tránh. Đây cũng là ưu điểm giúp khách hàng đánh giá độ uy tín của thương hiệu khi thông qua nhãn hiệu, người mua có thể biết được xuất xứ, nguồn gốc và cơ sở sản xuất của sản phẩm. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng nhãn hiệu để xây dựng các chiến dịch truyền thông. Một sản phẩm có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng sẽ góp phần tạo thiện cảm cho khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể nâng cao danh tiếng và có hình ảnh tốt hơn trong mắt người mua.

Ngăn chặn các vấn đề bản quyền

Điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý là phải đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu. Theo luật sở hữu trí tuệ, điều này góp phần ngăn chặn đối thủ sử dụng hình ảnh của bạn cho các mục đích xấu và gây mất uy tín thương hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu giúp ngăn chặn vấn đề bản quyền
Đăng ký nhãn hiệu giúp ngăn chặn vấn đề bản quyền (Nguồn: Sưu tầm)

Tạo sự gắn kết với khách hàng

Khi hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu khi có nhu cầu và sẵn sàng thử nghiệm các mặt hàng mới. Do đó, nhãn hiệu chính là dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận ra hàng hóa của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là yếu tố giúp bạn gắn kết và nhận được sự ủng hộ của khách hàng nhiều hơn.

Xem thêm: Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0

Tạo động lực giúp thương hiệu phát triển

Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu của bạn được yêu thích, doanh nghiệp sẽ có thêm động lực để phát triển. Bên cạnh đó, các mặt hàng mới cũng được đánh giá cao hơn bởi người tiêu dùng. Đặc biệt, một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ giúp nội bộ doanh nghiệp cảm thấy tự hào và nỗ lực cống hiến nhiều hơn.

Doanh nghiệp có động lực phát triển hơn nhờ hình ảnh nhãn hiệu tốt
Doanh nghiệp có động lực phát triển hơn nhờ hình ảnh nhãn hiệu tốt (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh sự khác nhau nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai yếu tố dễ bị nhầm lẫn khi đặt cạnh nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau. Cùng TopOnSeek tìm hiểu xem sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu là gì nhé.

Xem thêm: Thương hiệu là gì? 5 yếu tố xây dựng nên một thương hiệu thành công

Phương thức tiếp cận và bảo hộ

Nhãn hiệu là yếu tố pháp lý về quyền sở hữu được sử dụng trong luật pháp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) để được pháp luật bảo hộ. Ngược lại, thương hiệu lại không phải là đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Nói cách khác, một thương hiệu được hình thành khi có số lượng đủ lớn người tiêu dùng mua và đánh giá hài lòng về sản phẩm. Do đó, thương hiệu sẽ khác với nhãn hiệu ở chỗ không có sự bảo hộ của pháp luật. 

Sự hình thành

Một cá nhân hoặc tổ chức chỉ cần đăng ký một dấu hiệu nào đó như hình ảnh, từ ngữ, màu sắc là đã có thể thành lập nhãn hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu đại diện cho cả quá trình, nỗ lực và chi phí mà bạn bỏ ra để đem đến sự hài lòng cho người tiêu dùng. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã mất rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể xây dựng được thương hiệu vì không nhận được phản hồi tích cực từ phần lớn khách hàng.

Bạn cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí để xây dựng thương hiệu hơn so với nhãn hiệu
Bạn cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí để xây dựng thương hiệu hơn so với nhãn hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

Tính hữu hình

Nhãn hiệu là yếu tố mà bạn có thể nhìn thấy như hình vẽ, từ ngữ, chữ cái và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Ở một số quốc gia phát triển, cá nhân hoặc tổ chức còn có thể đăng ký nhãn hiệu cho mùi hương, âm thanh,… 

Trong khi đó, thương hiệu lại không mang tính hữu hình như nhãn hiệu. Khi nhắc đến khái niệm này, bạn sẽ nghĩ ngay đến các yếu tố như giá cả, chất lượng, thái độ của nhân viên, cảm nhận hoặc đánh giá của khách hàng,… Đây đều là những điểm quan trọng giúp quyết định sự nổi tiếng của một thương hiệu.

Giá trị

Điểm khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu là giá trị. Khi đã đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Trong khi đó, thương hiệu là danh tiếng mà bạn phải xây dựng bằng cách đầu tư tiền bạc, công sức. Bạn không thể sao chép hay đánh cắp thương hiệu vì đây là yếu tố được quyết định bởi sự đánh giá của người tiêu dùng.

Khác với nhãn hiệu, thương hiệu là cách doanh nghiệp làm hài lòng người dùng
Khác với nhãn hiệu, thương hiệu là cách doanh nghiệp làm hài lòng người dùng (Nguồn: Sưu tầm)

Tính lâu bền

Doanh nghiệp có thể thay đổi hoặc hủy bỏ nhãn hiệu nếu sản phẩm không còn tồn tại. Ngược lại, thương hiệu sẽ là yếu tố gắn bó lâu dài với bạn cho đến khi người tiêu dùng không còn phản hồi tích cực về mặt hàng hoặc dịch vụ.

Cách tiếp cận và bảo hộ

Khi đã đăng ký nhãn hiệu, cá nhân hoặc tổ chức sẽ nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Trong khi đó, thương hiệu không mang tính pháp lý và không bị điều chỉnh bởi luật pháp.

Ví dụ về nhãn hiệu sản phẩm thường gặp

Trên thị trường, một mặt hàng thường có nhiều đơn vị cung cấp khác nhau. Do đó, nhãn hiệu là dấu hiệu đầu tiên để khách hàng căn cứ khi lựa chọn sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều có phong cách thiết kế và màu sắc khác nhau để người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra mặt hàng của mình. Một số ví dụ như:

  • Sản xuất ô tô: Toyota, Honda, Hyundai,…
  • Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Xiaomi,…
  • Sản xuất máy tính: HP, Apple, Lenovo, Asus,…
  • Sản xuất tủ lạnh: Panasonic, LG, Funiki,…
Các hãng máy tính có nhãn hiệu khác nhau
Các hãng máy tính có nhãn hiệu khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về vai trò và khái niệm của nhãn hiệu là gì. Nhờ vào yếu tố này, doanh nghiệp đã định vị được thương hiệu và giữ chân nhiều khách hàng trung thành. Trong quá trình kinh doanh, bạn hãy lưu ý đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tránh bị đối thủ sử dụng cho mục đích xấu. Liên hệ TopOnSeek ngay nếu bạn vẫn còn thắc mắc về khái niệm này nhé.

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat