Product Marketing là gì? So sánh vs Brand Marketing
Product Marketing là hình thức tiếp thị cho sản phẩm hoặc dịch vụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Thông qua chiến lược quảng cáo này, thương hiệu có thể định vị được dấu ấn riêng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ vào Product Marketing, khách hàng sẽ bị thu hút bởi sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Cùng TopOnSeek khám phá ngay hình thức tiếp thị này qua bài viết bên dưới nhé.
Xem thêm:
Product Marketing là gì?
Product Marketing còn được biết đến là hình thức quảng cáo cho sản phẩm. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tạo độ phổ biến và làm nổi bật được mặt hàng của mình. Product Marketing được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mô hình 7P.
Khi trở thành Product Marketer, bạn sẽ phải tìm ra nỗi đau của khách hàng và giải quyết những vấn đề đó. Điều này được thực hiện bằng cách xây dựng các chiến dịch và thông điệp ý nghĩa để đánh vào Insight người tiêu dùng. Nhờ đó, bạn có thể gia tăng doanh số và bán sản phẩm hiệu quả hơn.
Xem thêm : Pain Point là gì? 10 loại Pain Point khách hàng ở trong Marketing
Vai trò của Product Marketing đối với doanh nghiệp
Product Marketing là được nhiều thương hiệu sử dụng vì đem đến nhiều lợi ích. Đây chính là phương pháp hiệu quả nhất để thu hút tệp khách hàng mục tiêu. Cùng tìm hiểu một số vai trò của Product Marketing sau đây nhé:
- Product Marketing hỗ trợ doanh nghiệp xác định chính xác khách hàng mục tiêu (Target Audience). Nhờ đó, bạn có thể gia tăng mối quan hệ thân thiết với những người tiêu dùng của mình.
- Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được truyền bá rộng rãi đến nhiều khách hàng.
- Doanh nghiệp định vị được bản sắc riêng của thương hiệu trên thị trường để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
- Sự kết hợp giữa Product Marketing và bộ phận bán hàng sẽ thúc đẩy doanh số cho thương hiệu.
Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì
Công việc chính của Product Marketing là làm gì?
Product Marketing đóng vai trò rất quan trọng vì đem về doanh thu cao cho doanh nghiệp. Hình thức tiếp thị sẽ bao gồm nhiều công việc khác nhau như quản lý sản phẩm, hàng tồn kho, giá cả,… Sau đây là những việc bạn phải làm để có chiến dịch Product Marketing hoàn hảo.
Quản lý sản phẩm (Product Management)
Product Marketing chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế và phát triển sản phẩm. Thông qua đó, mặt hàng của bạn sẽ trở nên nổi bật trên thị trường và tạo được độ phổ biến nhất định. Đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải gắn liền với nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp gia tăng trải nghiệm của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số.
Quản lý stock hàng tồn sản phẩm (Stock management)
Product Marketing còn quản lý lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp. Trường hợp này sẽ thường gặp ở những thương hiệu chuyên cung cấp linh kiện và thiết bị phần cứng.
Cụ thể, Product Marketing phải tính toán và đảm bảo đủ sản phẩm để cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt, hàng hóa phải thỏa mãn yêu cầu về kiểu dáng, kích thước, màu sắc của người mua.Do đó, Product Marketer cần phải theo dõi lượng sản phẩm bán ra hàng ngày tại cửa hàng để chuẩn bị số lượng phân phối đầy đủ.
Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
Quản lý giá và chương trình khuyến mãi (Price and Promotion)
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định mặt hàng có bán chạy hay không. Là một Product Marketer, bạn cần ước tính và cân nhắc thật kỹ giá bán của một sản phẩm nhất định. Bạn có thể định giá cho mặt hàng của mình thông qua hai tiêu chí sau:
- Doanh nghiệp ước tính quy mô của thị trường dựa trên phân khúc giá. Sau đó, bạn tiến hành phân phối sản phẩm đến các kênh bán hàng. Các sản phẩm trong kho phải có sẵn để bán khi cần.
- Doanh nghiệp dựa trên khả năng bán sản phẩm khi áp dụng mức phí năng trong phân khúc giá.
Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing
Quản lý ngân sách (Budget management)
Để chiến dịch Product Marketing được hiệu quả, doanh nghiệp cần phải quản lý các nguồn chi tiêu hợp lý. Do đó, bạn hãy tính tổng doanh thu lượng hàng hóa sẽ bán ra theo dự kiến. Khi đã có được chi phí tổng hợp, bạn có thể tiến hành lên kế hoạch cho các hạng mục cần phải đầu tư để thực hiện chiến dịch.
Quản lý dự án (Project Management)
Product Marketing có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào quy trình quản lý của doanh nghiệp. Chính vì thế, bạn hãy xây dựng dự án một cách cụ thể và đặt KPI cho từng hạng mục như:
- Doanh số (Revenue)
- Lợi nhuận (Profit)
- Tổng thị phần trên thị trường và từng khu vực khác nhau (Market Share)
- Chân dung của khách hàng (Customer Persona)
- Tỉ lệ khách hàng trung thành
- Tỉ lệ tìm kiếm thông tin và hỏi về sản phẩm khi người mua đến cửa hàng
Việc xác định rõ từng hạng mục sẽ giúp bạn định hướng được những việc cần làm. Bên cạnh đó, đây cũng là cách theo dõi tiến độ và hiệu quả mà chiến dịch đem lại. Nếu có sai sót, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận ra và khắc phục để không tổn hại quá nhiều chi phí.
So sánh Product Marketing vs Brand Marketing
Product Marketing và Brand Marketing đều là những hình thức tiếp thị quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Hai chiến lược này có khá nhiều nét tương đồng vì đều hướng tới việc định vị thương hiệu và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cả hai lại có bản chất không giống nhau như:
- Product Marketing tiếp thị cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Brand Marketing là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng bản sắc thương hiệu như logo, tên,… Nhờ đó, khách hàng có thể phân biệt nhãn hàng của bạn với những đối thủ khác.
Bên cạnh đó, Product Marketing thường đi kèm với các chiến dịch diễn ra trong thời gian ngắn. Ngược lại, Brand Marketing lại chú trọng đến sự lâu dài trong việc xây dựng nét nổi bật riêng và danh tiếng của thương hiệu. Một doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu đặc trưng sẽ thu hút khách hàng tiếp cận sản phẩm. Do đó, bạn cần kết hợp cả hai hình thức này để tăng hiệu quả khi kinh doanh.
Product Marketing là hoạt động tiếp thị giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Để thực hiện chiến lược này, Marketer phải chú trọng vào nhu cầu của người mua nhằm đem đến mặt hàng phù hợp nhất cho người tiêu dùng. Hơn thế nữa, bạn cũng nên xây dựng phối hợp Product cùng Brand Marketing để đem đến hiệu quả bán hàng nhanh chóng. Hãy tham khảo thêm một số bài viết khác tại TopOnSeek để hiểu rõ hơn về lĩnh vực Marketing này nhé.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành