star star star star star

AOV là gì? 8 cách tối ưu chỉ số AOV trong Marketing

avt
TOS Editor
25 tháng 5, 2023  

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh thì chỉ số đo lường giá trị trung bình AOV rất quan trọng. Bởi chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của các chiến lược Marketing và bán hàng của tổ chức. Vậy AOV là gì? Cách tính chỉ số AOV như thế nào? Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa AOV là gì?

AOV là gì?

AOV là viết tắt của từ Average Order Value nghĩa là giá trị trung bình trên một đơn hàng. Đây là chỉ số đo lường số tiền trung bình mà mỗi khách hàng phải bỏ ra để chi trả khi mua sản phẩm trên website của doanh nghiệp.

Khi chỉ số AOV tăng cũng đồng nghĩa với việc khách hàng đang mua các sản phẩm có giá trị lớn hơn hoặc mua thêm nhiều sản phẩm khác của doanh nghiệp trong một lần giao dịch. Do đó, việc nâng cao chỉ số này là một điều mà doanh nghiệp cần phải chú trọng để tăng trưởng doanh thu.

AOV là giá trị trung bình trên một đơn hàng
AOV là giá trị trung bình trên một đơn hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách tính chỉ số Average Order Value

Chỉ số AOV được tính bằng công thức sau:

Giá trị trung bình của mỗi đơn hàng (AOV) = Tổng doanh thu/Số lượng đơn hàng

Lưu ý: Chỉ số AOV được xác định bằng cách tính toán doanh số trên mỗi đơn hàng được bán ra chứ không phải dựa trên số lượng khách hàng. Dù một khách hàng có thể quay trở lại nhiều lần để mua sản phẩm nhưng mỗi đơn đặt hàng sẽ có giá trị AOV hoàn toàn riêng biệt.

Ví dụ: Giả sử trong tháng 11, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử có doanh thu trực tuyến đó có 100 đơn hàng với tổng trị giá là 200.000.000 đồng. Như vậy chỉ số AOV của doanh nghiệp sẽ là: 200.000.000/100 = 2.000.000 đồng.

Công thức tính chỉ số AOV
Công thức tính chỉ số AOV (Nguồn: Sưu tầm)

Tầm quan trọng của chỉ số AOV với doanh nghiệp

Chắc chắn các doanh nghiệp không thể nào bỏ qua việc cải thiện và nâng cấp chỉ số AOV. Bởi chúng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động bán hàng và doanh thu của doanh nghiệp:

  • Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp: Chỉ số AOV được xem là một tiêu chuẩn đánh giá hành vi khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu (Target) và đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược Marketing.
  • Tối ưu chi phí: Đôi khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc tăng lưu lượng truy cập website thay vì tăng chỉ số AOV. Bởi vì, việc tăng lưu lượng truy cập thường tốn tiền, trong khi tăng AOV thì không.
  • Tăng lợi nhuận thu vào cho doanh nghiệp:Tăng AOV là cách tốt nhất để thúc đẩy doanh thu trực tiếp và tăng lợi nhuận khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn.
Chỉ số AOV giúp xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Chỉ số AOV giúp xây dựng chiến lược Marketing phù hợp (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

8 cách giúp tăng giá trị đơn hàng trung bình AOV

Sau khi hiểu rõ khái niệm AOV là gì, hãy cùng TopOnSeek tham khảo 8 cách giúp tăng giá trị đơn hàng trung bình hiệu quả dưới đây:

Xác định đúng nhu cầu khách hàng

Việc xác định được nhu cầu chung của đám đông là lợi thế lớn nhất, giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị đơn hàng trung bình cho website của mình. Bạn cần xác định được nhu cầu của khách hàng: Điều gì thúc đẩy họ mua hàng? Làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu cụ của họ? Từ đó, bạn sẽ biết cách điều chỉnh thông điệp, hình thức quảng cáo sao cho phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách mua hàng.

Việc xác định được nhu cầu chung của đám đông giúp doanh nghiệp gia tăng AOV
Việc xác định được nhu cầu chung của đám đông giúp doanh nghiệp gia tăng AOV (Nguồn: Sưu tầm)

Chiến lược giá bán theo sản phẩm

Khi doanh nghiệp đưa ra các chiến thuật giảm giá sản phẩm hợp lý chỉ số AOV sẽ nhanh chóng được tăng cao. Khách hàng thường có xu hướng mua nhiều hơn để không bỏ lỡ những sản phẩm có giá tốt. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp triển khai chương trình giảm giá như giảm giá theo gói để tăng số lượng sản phẩm bán ra, giảm giá theo sự kiện mua sắm đặc biệt trong năm, giảm giá theo số lượng hoặc giá trị hoá đơn,…

Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing

Triển khai Cross-sell và Upsell sản phẩm

Triển khai Cross-sell (hình thức bán chéo) và Upsell giúp khách hàng mua sản phẩm dễ dàng hơn và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp nhanh chóng. Doanh nghiệp cần phải xác định sản phẩm phù hợp để giới thiệu cho khách hàng. Đây là một yếu tố quyết định sự thành công của các chương trình Upsell và Cross-sell.

>> Bài viết liên quan: Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm

Hiệu ứng chim mồi

Xây dựng hiệu ứng chim mồi khiến khách hàng sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí mua sản phẩm đắt hơn mà họ không hề hay biết. Khách hàng thường lưỡng lự trước 2 sự lựa chọn là sản phẩm giá thấp có thể tiết kiệm chi phí và sản phẩm giá cao nhưng đem lại chất lượng tốt. Trong trường hợp đó, sự xuất hiện “chim mồi” sẽ thay đổi quyết định của khách hàng theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Ứng dụng phần mềm CRM

Hiện nay, các phần mềm quản lý bán hàng CRM khá phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Từ đó tạo ra bước tăng trưởng đột phá, nâng cao doanh số và cải thiện chỉ số AOV cho doanh nghiệp.

Phần mềm CRM có những tính năng nổi bật như:

  • Công cụ quản lý toàn bộ dữ liệu khách hàng, tự động tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Cho phép phân loại, tìm kiếm và sàng lọc data khách hàng để phát triển các kịch bản chăm sóc phù hợp nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng.
  • Tự động tổng hợp các báo cáo về tình hình bán hàng như doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng, tỷ lệ chốt sale,… giúp nhà quản trị có cái nhìn trực quan để đưa ra quyết định xúc tiến bán phù hợp.
  • Công cụ tự động hóa Marketing giúp tối ưu hiệu quả các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp.

Ưu đãi phí vận chuyển

Thực tế cho thấy, khách hàng thường sẽ không ngần ngại đặt hàng ở nơi có giá cao hơn khi được hỗ trợ phí giao hàng, vận chuyển. Đây chính là cách dễ nhất để thu hút sự quan tâm của khách hàng và tăng chỉ số AOV cho doanh nghiệp.

Chương trình khách hàng thân thiết

Các doanh nghiệp thường triển khai chương trình khách hàng thân thiết dành cho những đối tượng thường xuyên mua hàng hoặc mua hàng với giá trị cao. Hình thức này không chỉ khuyến khích khách hàng mua hàng thường xuyên hơn mà còn giúp tạo ra những khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Tăng trải nghiệm khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi mua sản phẩm của khách hàng. Việc tạo ra dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp sẽ giúp họ có những trải nghiệm thú vị và thoải mái hơn khi mua hàng của doanh nghiệp. Từ đó khách hàng sẽ có xu hướng muốn mua hàng hóa nhiều hơn.

Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số AOV
Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số AOV (Nguồn: Sưu tầm)

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chỉ số AOV là gì cũng như cách tăng giá trị đơn hàng trung bình để giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu bạn có hứng thú với Marketing thì hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác đến từ TopOnSeek nhé!

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat