CPL là gì? Tầm quan trọng của CPL đối với doanh nghiệp
Khi thực hiện kế hoạch truyền thông Marketing, các Marketer cần chú ý đo lường hiệu quả. Bởi chỉ có đo hiệu quả bằng công cụ thì bạn mới biết mình có đang đi đúng hướng hay không và cần chỉnh sửa gì cho kịp thời. Người làm quảng cáo chắc chắn không thể không biết đến thuật ngữ CPL. Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu khái niệm CPL là gì và tầm quan trọng của CPL đối với doanh nghiệp trong bài viết sau đây.
CPL là gì?
CPL là viết tắt của từ Cost Per Lead, là phương pháp quảng cáo trực tuyến mà nhà quảng cáo sẽ chỉ trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng. Đích đến cuối cùng là khách hàng thực hiện các các hoạt động cụ thể như điền thông tin liên hệ, nhấp vào liên kết, đăng ký dịch vụ,…
Trong CPL có tồn tại khái niệm Lead – khách hàng tiềm năng. Có thể hiểu, đây là những khách hàng truy cập vào trang của bạn trên các nền tảng như Facebook, website, blog,… Sau đó, họ để lại thông tin tại trang của bạn như tên tuổi, email, số điện thoại,… Từ đó, doanh nghiệp có thể liên lạc với khách hàng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua hình thức tiếp thị, tư vấn,…
Công thức tính CPL là gì?
Công thức tính chỉ số CPL là gì? Tuỳ vào loại chiến dịch đang chạy và kênh đang chạy mà chỉ số CPL sẽ khác nhau.
CPL = Tổng chi phí dành cho chiến dịch / tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.
Ví dụ : Nếu bạn sử dụng 3000$ cho 1 chiến dịch quảng cáo trong khoảng 1 tháng và đạt được tổng cộng 30 chuyển đổi (Leads). Lúc này, chỉ số CPL = 3000/30 = 100$
Tầm quan trọng của CPL là gì đối với doanh nghiệp
CPL đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp khi có thể tạo ra nguồn doanh thu và lợi nhuận, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tới chất lượng của các Lead thu về, khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale, tư vấn để biến Lead trở thành khách hàng.
Mặc dù Lead mới là khách hàng tiềm năng nhưng nếu doanh nghiệp biết tận dụng tốt dữ liệu của họ thì CPL sẽ đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, những thông tin thu về sẽ giúp cho việc khai thác bán sản phẩm khác trở nên dễ dàng hơn. Những Marketer khôn ngoan sẽ biết tận dụng Lead nhằm mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Ưu nhược điểm khi triển khai CPL là gì?
CPL là loại hình quảng cáo được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Vậy ưu và nhược điểm của CPL là gì?
Lợi ích khi chạy quảng cáo CPL
CPL đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tỷ lệ chia sẻ hoa hồng cao hơn: Chỉ số CPL không phụ thuộc vào trang có số người xem hay số người click nhiều hay ít mà yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hơn các hình thức như CPC hay CPA.
- Nhận hoa hồng đơn giản: Thành công của CPL được tính bằng việc người xem điền thông tin theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Như vậy, các Publisher đã nhận được hoa hồng một cách đơn giản.
Hạn chế của chiến dịch CPL
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì quảng cáo CPL vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Không dễ dàng chuyển đổi Lead thành khách hàng: Khi thiếu nhân lực hay nhân lực chưa đủ trình độ thì Lead sẽ khó chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp.
- Rủi ro Lead thu về không chất lượng: CPL là một đích đến khó với những nhãn hàng hạn chế về tài khoản quảng cáo, thậm chí là rủi ro lớn nếu Lead thu về không chất lượng. Ngoài ra, nếu Landing Page không đạt chuẩn thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ thấp hơn.
Những lĩnh vực nên triển khai CPL là gì?
CPL phù hợp với các ngành có sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao mà khách hàng cần được tư vấn và cân nhắc kỹ trước khi mua. Cụ thể như định cư du học, bảo hiểm, xe ô tô, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, bất động sản.
Ví dụ: Đối với ngành bất động sản, khi khách hàng muốn mua đất, nhà nhưng họ cần vay vốn. Hoặc lĩnh vực du học khi mà khách hàng muốn được hỗ trợ tư vấn về tài chính và các vấn đề pháp lý liên quan. Ngoài ra, lĩnh vực bảo cũng rất cần chạy quảng cáo CPL.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu CPL là gì cũng như ưu và nhược điểm của CPL. Chiến dịch quảng cáo CPL là một lựa chọn với các nhà tiếp thị thương hiệu muốn thu hút người dùng ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.
Xem thêm:
- CPO là gì? CPO hoạt động như thế nào?
- Performance Marketing là gì? Ví dụ về Performance Marketing
- CPS là gì? Khái niệm quan trọng trong chiến dịch Marketing
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành