Growth Marketing là gì? Tổng quan về Growth Marketing
Growth Marketing là thuật ngữ không còn quá xa lạ với nhiều Marketer. Đây là phương pháp tiếp thị phổ biến mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng. Nhờ vào Growth Marketing, các thương hiệu sẽ tăng trưởng hiệu quả và gắn bó bền lâu với người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm và vai trò của hình thức tiếp thị này, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Customer Engagement Là Gì? Chiến Lược Thúc Đẩy Tương Tác Khách Hàng
- Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Growth Marketing là gì?
Growth Marketing chính là hình thức quảng cáo dịch vụ hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng để thu về lượng lớn khách hàng. Cụ thể, các hoạt động của Growth Marketing sẽ được phân tích dựa trên hành vi mà công ty quan sát được sau khi nghiên cứu người tiêu dùng. Nhờ đó, hình thức tiếp thị này sẽ góp phần tiếp cận và giữ chân khách hàng ở lại với thương hiệu lâu dài.
Growth Marketing là thuật ngữ được Sean Ellis cho ra đời vào năm 2010 khi ông đang tìm kiếm một nhân viên đảm nhận trọng trách phát triển trải nghiệm người dùng. Có không ít những doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược của Sean Ellis và trở nên thành công sau đó. Chính vì thế, hình thức tiếp thị này dần trở nên phổ biến hơn và lạ công cụ để các thương hiệu cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.
Doanh nghiệp sẽ phải thử nghiệm đa dạng các công cụ và kỹ thuật để xem xét mức tăng trưởng trên từng kênh. Đồng thời, các Marketer cũng cần nghiên cứu kỹ về khách hàng mục tiêu để tìm ra cách tiếp thị phù hợp và tối ưu chi phí.
Xem thêm: Market Size là gì? Cách tính và xác định quy mô thị trường
Có bao nhiêu loại thành phần trong chiến lược Growth Marketing?
Growth Marketing có 3 thành phần chính là A/B Testing, Cross-channel Marketing và Customer Lifecycle. Tất cả đều hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu chính xác đối tượng khách hàng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 3 thành phần này nhé.
A/B Testing
A/B Testing hay còn được biết đến là tiếp thị đa biến là một phần của Growth Marketing. Phương pháp này có thể định dạng qua nhiều kiểu như Email Marketing, quảng cáo trên mạng xã hội, Landing Page,…
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiến hành thử nghiệm các yếu tố như A, B và một số biến khác lên trải nghiệm của khách hàng để chọn kết quả tốt nhất. Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động xoay quanh biến này để tiếp thị tăng trưởng.
Trong quá trình thử nghiệm, doanh nghiệp hãy tập trung vào từng giai đoạn cụ thể để chọn lọc các nội dung phù hợp với người mua. Đồng thời, bạn cũng nên testing một số biến mới để có thêm kết quả phục vụ cho việc tiếp thị.
Xem thêm: 9 kỹ năng phát triển bản thân giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
Cross-channel Marketing
Cross-channel Marketing còn có tên gọi khác là tiếp thị đa kênh. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược tiếp cận người tiêu dùng trên nhiều nền tảng khác nhau như SMS, Direct mail, Email Marketing, Push Notifications,…
Tùy vào hành vi và sở thích của khách hàng mà bạn sẽ xem xét để chọn kênh sao cho phù hợp. Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý phải tập trung vào trải nghiệm của từng cá nhân để có được chiến dịch phù hợp nhất. Ví dụ, Marketer thực hiện A/B Testing và nhận thấy người dùng có tỉ lệ phản hồi cao hơn tại SMS thay vì Email Marketing. Đây sẽ là thông tin để doanh nghiệp điều chỉnh lại chiến lược tiếp thị.
Xem thêm:
- Omnichannel là gì? Lợi ích của Omnichannel trong Marketing
- Marketing Optimization là gì? Các công cụ tối ưu hóa hiệu quả
Customer Lifecycle
Customer Lifecycle (Vòng đời của khách hàng) là hành trình kể từ khi khách hàng tìm hiểu, tương tác và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Customer Lifecycle sẽ có 3 giai đoạn chính là Activation (Kích hoạt), Nurture (Nuôi dưỡng) và Reactivation (Kích hoạt lại). Cụ thể như sau:
- Activation (Kích hoạt): Đây là giai đoạn đầu tiên trong Customer Lifecycle. Cụ thể, khách hàng sẽ bắt đầu bị thu hút bởi những thông tin hay quảng cáo mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Nhờ đó, người tiêu dùng sẽ bắt đầu quan tâm hơn và có nhu cầu muốn tìm hiểu về dịch vụ.
- Nurture (Nuôi dưỡng): Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ thực hiện Marketing đa nền tảng để nuôi dưỡng và điều hướng khách hàng mua sản phẩm. Bạn có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi, bán hàng dùng thử,… để người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với mặt hàng của thương hiệu.
- Reactivation (Kích hoạt lại): Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ một lần nữa kích hoạt lại sự tương tác với khách hàng để giữ chân những người mua trung thành. Bạn có thể thực hiện một vài chiến dịch ý nghĩa và có giá trị dành cho tệp người mua hiện có.
Xem thêm:
- CLV (Customer Lifetime Value) là gì? Công thức tính giá trị vòng đời khách hàng
- Product Life Cycle – Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm trong Marketing
Phân biệt Growth Marketing và Digital Marketing
Growth Marketing và Digital Marketing là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Digital Marketing sẽ thiên hướng về các phương pháp tiếp thị kỹ thuật số đã được doanh nghiệp thử nghiệm để tăng lượt tiếp cận với khách hàng như Email Marketing, Google Ads,…
Ngược lại, Growth Marketing lại là hình thức tiếp thị được các Marketer liên tục thử nghiệm và thay đổi để chọn ra chiến lược Marketing phù hợp cho thương hiệu. Đồng thời, nhân viên tiếp thị tăng trưởng còn có khả năng tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng mà không cần quá nhiều ngân sách.
Growth Marketing là phương pháp tiếp thị tăng trưởng giúp thu hút khách hàng dựa trên các thử nghiệm. Các Marketer sẽ tập trung vào việc nghiên cứu sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho chiến dịch quảng cáo. Từ đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quá trình bán hàng và giữ chân được tệp người mua trung thành. TopOnSeek hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ thực sự có ích với bạn nhé.
Xem thêm: Growth Hacking là gì? Những bước đơn giản để áp dụng hiệu quả
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành