star star star star star

Tư duy là gì? Vai trò, đặc điểm hai loại tư duy và cách rèn luyện

kỹ năng mẹo xin việc
avt
adminTopOnSeek
27 tháng 12, 2023  

Tư duy là gì? Tư duy là quá trình mà bộ não xử lý thông tin để hiểu và phản ánh thế giới xung quanh. Tư duy có thể được chia làm hai loại chính: Tư duy cố định (Fixed mindset) và tư duy cầu tiến (Growth mindset). Hãy cũng TopOnSeek tìm hiểu kĩ hơn về những đặc điểm của hai loại tư duy và cách để rèn luyện tư duy nhé!

Xem thêm: 

1. Tư duy là gì?

Tư duy là một chuỗi các niềm tin ở bên trong bạn, thể hiện qua cách bạn hiểu thế giới và hiểu bản thân. Nó ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành xử trong các tình huống nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc những thứ mà bạn nghĩ về bản thân sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn.

Theo Carol Dweck – nhà tâm lý học ở Đại học Stanford, niềm tin về bản thân đóng vai trò quan trọng đến những thứ mà bạn muốn và liệu bạn có đạt được nó hay không. Bà nhấn mạnh rằng tư duy là thứ quyết định đến sự thành bại của một cá nhân.

Carol Dweck về tư duy cầu tiến

Carol Dweck là người đã khiến tư duy cầu tiến trở nên phổ biến khắp thế giới với bài TedTalk của bà (Nguồn: TopOnSeek)

Lối tư duy sẽ ảnh hưởng đến cách mà con người cư xử trong nhiều trường hợp của cuộc sống. Ví dụ, mỗi khi gặp khó khăn, một số người sẽ bỏ cuộc trong khi những người còn lại sẽ cố gắng vượt qua khó khăn ấy. Điều khác nhau giữa hai kiểu người trên là tư duy.

Xem thêm:

2. Đặc điểm của tư duy?

Tính vấn đề của tư duy

Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư duy của chúng ta. Tư duy không phải luôn xuất hiện mỗi khi chúng ta đối mặt với một tình huống. Thực tế, tư duy chỉ được kích thích khi chúng ta gặp phải những thách thức hay vấn đề đặc biệt. Đây là những tình huống mà chưa có lời giải sẵn có, nhưng chúng ta cảm nhận được rằng câu trả lời đang tồn tại hoặc có điều kiện để chúng ta có thể tìm thấy.

Điều này có nghĩa là cá nhân phải hiểu rõ về những điều mình đã biết và những điều chưa biết, và có ý thức về việc cần phải tìm kiếm câu trả lời. Tư duy chỉ xuất hiện khi cá nhân nhận ra rằng có một lỗ hổng thông tin cần được điền vào và có động lực để khám phá và tìm ra câu trả lời. Không có tình huống khó khăn, không có vấn đề thì quá trình tư duy sẽ không phát triển và trở nên già nua.

Ví dụ: Khi gặp một bài toán khó, học sinh sẽ phải phân tích đề bài và suy nghĩ cách tìm ra đáp án. Vì đây là bài toán khó nên câu trả lời sẽ không hiển nhiên. Bởi vậy, mỗi khi học sinh ấy tự tìm ra lời giải cho bài toán thì tư duy giải quyết vấn đề mới hoàn thiện. 

Xem thêm:

Tính gián tiếp của tư duy và mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

Tư duy con người không tiếp xúc trực tiếp với thế giới, mà thay vào đó, chúng ta nhận thức thông qua góc độ gián tiếp, đặc biệt là qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp chúng ta kết hợp kinh nghiệm và kiến thức vào quá trình tư duy, từ đó, chúng ta có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, và khái quát. Tính gián tiếp mở rộng khả năng nhận thức, cho phép chúng ta tạo ra những dự đoán khoa học về thế giới xung quanh, ví dụ như dự báo thời tiết, khí hậu, và kinh tế. Tư duy gián tiếp là công cụ linh hoạt giúp con người đối mặt với đa dạng của thách thức và hiểu biết sâu rộng.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

Trừu tượng là quá trình tinh tế, trong đó con người lựa chọn giữ lại những yếu tố quan trọng và loại bỏ những điều không cần thiết. Mặt khác, khái quát là việc hợp nhất tri thức về các đối tượng khác nhau dựa trên những thuộc tính và đặc điểm chung.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy con người không chỉ giúp giải quyết nhiệm vụ hiện tại mà còn mở rộng khả năng giải quyết nhiệm vụ trong tương lai. 

Ví dụ, khi nói về khái niệm “cái cốc,” con người trừu tượng hóa các thuộc tính không quan trọng như chất liệu và kiểu dáng, chỉ giữ lại những đặc điểm cần thiết như hình dạng và tính năng của cái cốc.

Xem thêm: Kỹ năng là gì? Phương pháp phát triển kỹ năng hiệu quả

3. Tư duy cố định và tư duy cầu tiến

Theo Dweck, có hai loại tư duy cơ bản đó là cố định và cầu tiến. Nếu bạn có tư duy cố định, bạn tin rằng khả năng của bạn có giới hạn và không thể thay đổi được. Ngoài ra, bạn cũng có thể tin rằng tài năng và trí thông minh sẽ dẫn đến thành công, và nỗ lực thì không cần thiết.

Ngược lại, nếu bạn có tư duy cầu tiến, bạn tin rằng tài năng và khả năng có thể được phát triển theo thời gian thông qua nỗ lực và sự kiên trì. Họ biết rằng họ sẽ không thể trở thành những thiên tài. Nhưng họ tin, với nỗ lực của bản thân, ai cũng có thể trở nên thông minh và tài năng.

Tư duy cố địnhTư duy cầu tiến
Tôi giỏi ở một vài lĩnh vực nhưng lại bất tài ở một số lĩnh vực khácTôi có thể học hỏi và phát triển ở bất kỳ lĩnh vực nào
Nếu bạn cần đến sự nỗ lực, thì bạn do bạn không có năng khiếuCàng vượt qua nhiều thử thách thì bạn càng tiến bộ
Nếu tôi không thử thì tôi sẽ không thất bạiTôi đã thất bại ngay khi tôi bỏ cuộc
Đó là những gì tôi có thể làm được, tôi không thể làm gì được hơn nữaHãy thử cách này, hay cách đó. Hãy thử nghiệm để tìm ra cách cải thiện công việc.
Sự khác biệt trong lối suy nghĩ của tư duy cố định và tư duy cầu tiến

Sức mạnh của tư duy cầu tiến (Nguồn: TedTalk)

Xem thêm: Multitasking là gì? 6 cách thực hiện multitask hiệu quả

4. Làm sao để có tư duy cầu tiến?

Mặc dù những người có tư duy cố định có thể không đồng ý, nhưng Dweck cho rằng mọi người có khả năng thay đổi tư duy. Dưới đây là cách để có tư duy cầu tiến:

  1. Tập trung vào quá trình phát triển thay vì kết quả: Một yếu tố quan trọng khi xây dựng tư duy cầu tiến là nhìn thấy giá trị trong hành trình phát triển của bản thân. Khi bạn tập trung quá mức vào kết quả cuối cùng, bạn bỏ lỡ tất cả những thứ quý giá khác mà bạn có thể được học.
  2. Khi bạn gặp khó khăn với một nhiệm vụ, hãy tự nhắc nhở rằng vạn chỉ chưa thành thạo công việc đó. Với lối tư duy mới này, bạn sẽ không bị nản chỉ khi giải quyết vấn đề.
  3. Hãy chú ý đến những từ ngữ tiêu cực bạn thường sử dụng. Những người có tư duy cố định luôn sử dụng những từ như “không thể”. Thay vì vậy, hãy sử dụng những từ ngữ tích cực hơn để cổ vũ bản thân vượt qua khó khăn: “tôi sẽ làm được”, “nếu thất bại, đó sẽ là cơ hội để học hỏi”, v.v.
  4. Học cách đối mặt với thử thách: Việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Càng mắc nhiều sai lầm, bạn càng tiến bộ khi chịu khó học hỏi từ chúng. Vì vậy, thay vì tránh xa, hãy đón nhận những khó khăn trong cuộc sống.
Tư duy cầu tiến

Tư duy cầu tiến đưa những cá nhân đi đến thành công trong cuộc sống (Nguồn: TOS)

Tham khảo: What Is a Mindset and Why It Matters

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, content bán hàng, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, content là gì, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, viết bài chuẩn SEO, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO on page và off page