star star star star star

SEO OnPage và SEO OffPage là gì? Phân biệt và Kỹ thuật tối ưu

công cụ Seo content marketing marketing SEO seo website
avt
adminTopOnSeek
14 tháng 6, 2024  

SEO OnPage và OffPage giống như hai mặt của một đồng tiền xu, nếu nói SEO Onpage là mặt phải thì SEO Offpage chắc chắn là mặt còn lại. Chúng đều có giá trị tương đương như nhau, không thể tách rời. Trong chiến lược SEO cũng vậy, SEO OnPage và SEO OffPage đều quan trọng ngang nhau song vẫn có sự khác biệt. Vậy điểm khác biệt ở đây là gì, cùng TOS tìm hiểu và phân biệt SEO OnPage và OffPage ở bài viết dưới đây nhé.  

Xem thêm:

SEO Onpage và Offpage
SEO Onpage và Offpage (Nguồn: TOS)

SEO là gì?

SEO, viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một tập hợp các kỹ thuật nhằm cải thiện thứ hạng của một trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Mục tiêu của SEO là đưa trang web của bạn lên vị trí cao nhất trên kết quả tìm kiếm, từ đó tăng lượng truy cập và cải thiện hiệu suất kinh doanh. SEO mang lại những lợi ích cho như:

  • Tăng lượng truy cập: Thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm giúp tăng lượng truy cập tự nhiên vào trang web.
  • Tiết kiệm chi phí: SEO là một phương pháp tiếp thị số hiệu quả về chi phí so với quảng cáo trả tiền.
  • Tăng cường uy tín và thương hiệu: Thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm giúp xây dựng uy tín và nhận diện thương hiệu.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Các yếu tố SEO như tốc độ tải trang và thiết kế thân thiện với thiết bị di động giúp cải thiện trải nghiệm người dùng.

Trong chiến lược SEO tổng thể, nếu SEO Onpage liên quan đến việc cải thiện nội dung (SEO content) và cấu trúc trang web, SEO Offpage tập trung vào quá trình nâng cao uy tín và sự phổ biến của website qua các liên kết được trỏ về (backlink). Đây là hai phương pháp cần thiết để đạt được kết quả SEO tối ưu, vì vậy, hiểu rõ chúng và vận dụng kết hợp là điều tất yếu.

SEO là gì?
SEO là gì? (Nguồn: TOS)

SEO OnPage là gì?

SEO Onpage là các kỹ thuật tối ưu được thực hiện trực tiếp trên trang web của bạn để cải thiện thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm Google. Đây là những thao tác liên quan đến nội dung, cấu trúc trang web và các yếu tố kỹ thuật khác, nhằm mục đích tối ưu hóa các yếu tố nội bộ, tăng khả năng hiển thị và thu hút lưu lượng người dùng truy cập vào website một cách tự nhiên.

SEO Onpage là gì
SEO Onpage là gì (Nguồn: TOS)

SEO OffPage là gì?

SEO Offpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, với mục tiêu cải thiện uy tín và sự tin tưởng của trang web. SEO Offpage bao gồm các hoạt động như xây dựng liên kết, tương tác trên mạng xã hội,… nhằm tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của trang web trên internet.

SEO Offpage là gì
SEO Offpage là gì (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Link Building: Cách tối ưu hóa trang web thành công

Phân biệt SEO OnPage và OffPage

Trong chiến lược tối ưu hóa website, việc hiểu rõ sự khác biệt giữa SEO OnPage và OffPage là vô cùng quan trọng. Những điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp được liệt kê dưới đây gồm:

Giống nhau

  • Nhìn chung, cả SEO Onpage và SEO Offpage cùng hướng tới mục tiêu cải thiện thứ hạng và tăng lưu lượng truy cập.
  • SEO OnPage và Offpage tập trung vào việc xây dựng và nâng cao uy tín, mức độ tin cậy của website giúp nâng cao sự tin tưởng của người dùng.

Khác nhau

Các yếu tốSEO OnpageSEO Offpage
Phạm vi triển khaiHoạt động ngay trên website (tối ưu nội dung, cấu trúc trang web,…)Hoạt động bên ngoài website (backlink, quảng bá trên mạng xã hội,…)
Tính kiểm soátChủ website có thể trực tiếp kiểm soát và thực hiện.Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài mà website chủ không thể kiểm soát hoàn toàn.
Tốc độ tác độngTác động nhanh chóng đến thứ hạng website (vài tuần)Cần thời gian dài hơn (từ vài tháng đến vài năm)
Mức độ rủi roÍt rủi roNhiều rủi ro
Chi phíChi phí thấpTốn nhiều chi phí

Xem thêm: Cách SEO top Google đưa website lên top 1 nhanh nhất, hiệu quả

Các yếu tố SEO OnPage cho website và kỹ thuật tối ưu

1. Meta Title (Title Tag)

  • Tiêu đề trang chủ (tiêu đề website) nên bao gồm tên thương hiệu và tổng quan về sản phẩm/dịch vụ của website. Đây là điều rất quan trọng vì nó giúp người truy cập hiểu ngay được website đó cung cấp những gì. 
Meta title

Meta title (Nguồn: TOS)

  • Tiêu đề bài viết nên có sự kết hợp giữa tiêu đề chính với các tiêu đề phụ. Bên cạnh đó, thêm một số động từ cũng rất hữu ích giúp tăng khả năng được Google hiểu rõ về mục đích của nội dung bài viết. Điều này sẽ giúp tăng cơ hội bài viết được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra, có thể sử dụng dấu “|” hoặc “–” để phân cách các phần của tiêu đề với nhau. Độ dài hợp lý của tiêu đề là từ 50-60 kí tự.

Ví dụ: keyword chính là “kỹ năng thuyết trình” thì tiêu đề có thể đặt là: “Kỹ năng thuyết trình: Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ | TopOnSeek”.

Xem thêm: TOP 10 Phần Mềm SEO Website Miễn Phí, Có Phí Tốt Nhất 2024

2. Meta Description

Meta description là phần sẽ xuất hiện cùng với tiêu đề trên thanh tìm kiếm Google. Để thu hút user click vào bài viết, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn khi viết Meta Description dưới đây:

  • Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu (khoảng 150-165 ký tự).
  • Tập trung vào lợi ích chính mà người dùng sẽ nhận được khi click vào bài viết.
  • Gợi ý về chủ đề, nội dung tổng quan của bài viết.
  • Sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, kích thích tò mò để người dùng muốn click vào xem thêm.
Meta Description

Meta Description (Nguồn: TOS)

3. Thẻ Heading

Một bài viết chuẩn SEO bao gồm các thẻ heading được tối ưu theo các tiêu chí dưới đây:

Thẻ H1

  • Nên chỉ có 1 thẻ H1.
  • Chứa tên thương hiệu của bạn và từ khóa chính.
  • Thể hiện đúng nội dung chính để người dùng và công cụ tìm kiếm nhanh chóng hiểu được trang web.

Thẻ H2, H3

  • Có thể sử dụng nhiều hơn một lần trên mỗi trang.
  • Tập trung sử dụng các từ khóa liên quan đến nội dung của từng phần và tiêu đề con.

Thẻ H4 trở lên

Các thẻ này không ảnh hưởng quá nhiều đến SEO nhưng vẫn nên được sử dụng hợp lý.

Thẻ heading

Thẻ heading (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Dịch vụ viết bài chuẩn SEO, thu hút lượt xem nhất

4. Cấu trúc URL

Việc tuân thủ những yêu cầu khi xây dựng URL sẽ giúp tăng khả năng hiển thị nội dung trên công cụ tìm kiếm. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần đáp ứng trong việc tối ưu URL của từng bài viết:

  • URL của mỗi bài viết cần chứa các từ khóa chính liên quan đến nội dung của bài.
  • URL nên ngắn gọn, dễ nhớ và dễ nhìn. Không nên chứa quá nhiều ký tự hoặc từ ngữ không cần thiết.
  • Sử dụng dấu gạch ngang (-) để tách biệt các từ trong URL.
  • URL không nên chứa các tham số, mã, hoặc đường dẫn không liên quan đến nội dung. Bên cạnh đó, URL nên để chữ thường để trông sạch sẽ và dễ đọc hơn.

Ví dụ: Keyword là “referral traffic là gì” thì cấu trúc URL là referral-traffic-la-gi

Xem thêm: On-site SEO: 5 yếu tố không thể thiếu khi xây dựng website

5. ALT Text hình ảnh

Hình ảnh là một phần không thể thiếu của content, giúp minh họa thông tin một cách dễ hiểu, sinh động hơn. Khi sử dụng hình ảnh trong bài viết, cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Chất lượng hình ảnh phải rõ nét, sắc nét và trực tiếp liên quan đến nội dung bài viết.
  • Kích thước hình ảnh cần được điều chỉnh phù hợp với tổng thể của bài viết. Thông thường kích thước ngang khoảng 800 pixel thường là lựa chọn tốt.
  • Thẻ ALT (Alternate Text) và thẻ mô tả hình ảnh cần mô tả ngắn gọn về hình ảnh, giúp người dùng hiểu được ý nghĩa của nó.
Tối ưu Alt text hình ảnh

Tối ưu Alt text hình ảnh (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách tăng traffic bằng SEO hình ảnh đơn giản và dễ hiểu nhất

6. Tốc độ tải trang (Page Load Speed)

Cải thiện tốc độ tải trang không chỉ giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm mà còn mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng. Để cải thiện, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Nén hình ảnh sẽ giúp trang web tải nhanh hơn.
  • Làm sạch mã CSS và javascript giúp giảm tải cho trang web.
  • Sử dụng bộ nhớ cache để lưu trữ các tài nguyên tĩnh của trang web sẽ giúp trang web tải nhanh hơn.
  • Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN) giúp trang web tải nhanh hơn.
  • Đảm bảo thiết kế trang web được tối ưu hóa cho các thiết bị di động và máy tính.
Tối ưu tốc độ tải trang

Tối ưu tốc độ tải trang (Nguồn: Internet)

Một số công cụ phổ biến để kiểm tra tốc độ website

1. Google PageSpeed Insights

Đây là công cụ miễn phí và phổ biến nhất do Google cung cấp, phân tích trang web và cung cấp đánh giá về tốc độ tải trang cả trên thiết bị di động và máy tính.

Màn hình giao diện của công cụ Google PageSpeed Insights

Màn hình giao diện của công cụ Google PageSpeed Insights (Nguồn: Internet)

2. GTmetrix

Công cụ này cung cấp chi tiết báo cáo về hiệu suất trang web, gồm các chỉ số như điểm PageSpeed, điểm YSlow, thời gian tải và các gợi ý cải thiện hoàn toàn miễn phí.

Màn hình giao diện của công cụ GTmetrix

Màn hình giao diện của công cụ GTmetrix (Nguồn: Internet)

3. Lighthouse

Đây là công cụ mã nguồn mở do Google phát triển, có thể chạy trong trình duyệt Chrome hoặc dòng lệnh. Nó cung cấp đánh giá về tốc độ tải, trải nghiệm người dùng, SEO và các vấn đề bảo mật.

Màn hình giao diện của công cụ Lighthouse

Màn hình giao diện của công cụ Lighthouse (Nguồn: Internet)

4. WebPageTest

Công cụ này cung cấp nhiều tùy chọn để kiểm tra trang web từ các vị trí khác nhau trên toàn cầu. Báo cáo chi tiết bao gồm thời gian tải, phân tích cấu trúc trang và các gợi ý tối ưu hóa.

Màn hình giao diện của công cụ WebPageTest

Màn hình giao diện của công cụ WebPageTest (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Cách viết bài chuẩn SEO 2024: Các bước viết content Website quan trọng

7. Nội dung trang web

Để cải thiện SEO OnPage và thu hút người đọc thì nội dung chính là yếu tố then chốt. Bài viết cần cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng và cung cấp giá trị thực sự hữu ích cho người đọc. Đồng thời, nội dung trong các bài viết cần liên quan đến chủ đề và được trình bày một cách tự nhiên, không spam từ khóa.

Tạo ra một bài viết dài và hoàn thiện hơn, thay vì viết nhiều bài ngắn. Nắm rõ được điều này, doanh nghiệp không chỉ giúp cải thiện SEO OnPage mà còn góp phần tạo dựng sự gắn kết với người đọc.

Tối ưu content là yếu tố quan trọng để cải thiện Onpage

Tối ưu content là yếu tố quan trọng để cải thiện Onpage (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Top 11 công cụ viết content tốt nhất cho SEO

Internal link là một kỹ thuật SEO hiệu quả, giúp người đọc dễ dàng khám phá thêm các bài viết và trang web của bạn bằng việc kết nối các nội dung liên quan. Điều này tạo sự liên kết và tương tác sâu hơn giữa người dùng và trang web.

External link là những liên kết từ trang web của bạn đến các trang web khác hoặc ngược lại. Chúng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa trang web của bạn với các trang web khác. Qua đó góp phần thúc đẩy mức độ tin cậy và uy tín cho website của bạn.

Internal link - liên kết nội bộ

Internal link – liên kết nội bộ (Nguồn: TOS)

9. Phân bổ từ khóa hợp lý (Density Keyword)

Phân bổ từ khóa SEO hợp lý, hay mật độ từ khóa, là tỷ lệ phần trăm số lần từ khóa xuất hiện trong nội dung của một trang web so với tổng số từ của trang đó. Mật độ từ khóa là một yếu tố quan trọng trong SEO, giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của trang web và xác định từ khóa mục tiêu.

Cách tính mật độ từ khóa:

Mật độ từ khóa được tính theo công thức sau:

Density Keyword = (Số lần xuất hiện của từ khóa) / (Tổng số từ của bài viết) * 100

Mật độ từ khóa lý tưởng:

Không có con số chính xác cho mật độ từ khóa lý tưởng, nhưng hầu hết các chuyên gia SEO đồng ý rằng mật độ từ khóa nên nằm trong khoảng 1-3%. Việc duy trì mật độ từ khóa trong khoảng này giúp nội dung của bạn thân thiện với công cụ tìm kiếm mà không bị coi là nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing).

Mật độ từ khóa SEO Onpage
Mật độ từ khóa SEO Onpage (Nguồn: TOS)

Các kỹ thuật SEO Offpage quan trọng

Backlink, hay còn gọi là inbound link hoặc incoming link, là liên kết từ một trang web khác trỏ về trang web của bạn. Đây là một yếu tố quan trọng trong SEO, vì công cụ tìm kiếm như Google sử dụng backlink để đánh giá độ tin cậy và mức độ liên quan của một trang web.

Đây là các liên kết đến trang web của bạn từ các trang web khác. Backlink có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Các backlink chất lượng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

  • Nguồn backlink có chỉ số uy tín (Domain Rating) cao đến từ những trang web lớn, có thứ hạng cao. Góp phần truyền sức mạnh SEO tốt hơn.
  • Nội dung và chủ đề của trang web nguồn cần có sự liên quan với trang web của bạn.
  • Đa dạng từ nhiều miền, nguồn gốc, IP khác nhau để tránh gây nghi ngờ là “spam”.
  • Nội dung trang web nguồn phải chất lượng, có traffic cao (tham khảo các công cụ check traffic website phổ biến). Điều này cho thấy trang web đó đáng tin cậy.
  • Anchor text (văn bản liên kết) được sử dụng phù hợp, đúng ngữ cảnh.
  • Ưu tiên backlink “dofollow” hơn “nofollow“.
Xây dựng backlink giúp cải thiện SEO Offpage

Xây dựng backlink giúp cải thiện SEO Offpage (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 127 backlink từ mạng xã hội giúp tăng SEO & Traffic hiệu quả | TopOnSeek

3. SEO mũ đen (Black hat SEO) là gì và có nên thực hiện?

SEO mũ đen, hay Black Hat SEO, là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vi phạm nguyên tắc và chính sách của các công cụ tìm kiếm. Mục tiêu của SEO mũ đen là đạt được thứ hạng cao một cách nhanh chóng mà không tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn chuẩn mực.

Các kỹ thuật SEO mũ đen phổ biến hiện nay là:

  • Nhồi nhét từ khóa (Keyword stuffing): Sử dụng quá nhiều từ khóa trong nội dung, thẻ meta hoặc URL để tăng thứ hạng tìm kiếm.
  • Ẩn văn bản và liên kết (Hidden text and links): Chèn văn bản hoặc liên kết không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể được công cụ tìm kiếm đọc.
  • Sao chép nội dung (Content scraping): Sao chép nội dung từ các trang web khác mà không có sự cho phép hoặc không cung cấp giá trị mới.
  • Chuyển hướng lén lút (Cloaking): Hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng và công cụ tìm kiếm.
  • Liên kết mưu đồ (Link schemes): Mua bán liên kết hoặc tham gia vào các mạng lưới liên kết nhằm thao túng thứ hạng.

Hậu quả của SEO mũ đen:

  • Bị phạt: Trang web có thể bị phạt hoặc bị xóa khỏi chỉ mục của công cụ tìm kiếm.
  • Mất uy tín: Mất lòng tin từ người dùng và các công cụ tìm kiếm.
  • Hiệu quả ngắn hạn: Kết quả đạt được thường chỉ mang tính tạm thời và không bền vững.

SEO mũ đen mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng rủi ro cao và không bền vững. Các doanh nghiệp nên tuân thủ các nguyên tắc SEO mũ trắng (White Hat SEO) để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững cho trang web của mình.

SEO mũ đen
SEO mũ đen (Nguồn: TOS)

4. Social Media Marketing – Mạng xã hội 

Tích cực tương tác và chia sẻ nội dung chất lượng trên mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch SEO Offpage. Điều này góp phần tạo dựng hồ sơ trực tuyến, tăng nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó, hỗ trợ tích cực cho chiến lược SEO tổng thể.

Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến mà bạn có thể tham gia bao gồm:

  • Các mạng xã hội lớn và độ phổ biến rộng như Facebook, Instagram, Twitter, Tumblr, Pinterest.
  • Các trang web đánh dấu trang (Social Bookmarking) như GetPocket, Scoop.it, Diigo.
  • Diễn đàn (forum) chuyên về lĩnh vực của bạn.
  • Các profile có chỉ số uy tín (Domain Rating – DR) cao.
  • Các nền tảng website như WordPress, Wix, Weebly.
  • Các mạng lưới blog riêng (Private Blog Network – PBN).
Tích cực hoạt động trên mạng xã hội nhằm tối ưu SEO Offpage

Tích cực hoạt động trên mạng xã hội nhằm tối ưu SEO Offpage (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Dịch Vụ Entity SEO Social Uy Tín, Chất Lượng Nhất Việt Nam, TOP Google

5. Brand Mention – đề cập đến thương hiệu

Brand mention là việc nhắc đến hoặc đề cập đến thương hiệu của bạn trên các kênh trực tuyến như:

  • Bài viết trên blog, trang tin tức
  • Bình luận, thảo luận trên diễn đàn
  • Chia sẻ, đánh giá trên mạng xã hội
  • Các trang web, ứng dụng khác

Việc xây dựng các Brand Mention tích cực và uy tín trên mạng xã hội giúp:

  • Gia tăng mức độ nhận diện và uy tín thương hiệu, giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và tin tưởng vào thương hiệu đó.
  • Nâng cao thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm.
  • Thúc đẩy tương tác và xây dựng mối quan hệ tích cực. Là cơ hội để bạn tương tác, lắng nghe phản hồi và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Tối ưu SEO Offpage bằng phương pháp Brand mention

Tối ưu SEO Offpage bằng phương pháp Brand mention (Nguồn: Internet)

SEO OnPage và OffPage: cái nào quan trọng hơn?

Như ban đầu chúng tôi có đề cập, SEO Onpage và SEO Offpage giống như hai mặt của một đồng tiền, chúng đóng vai trò quan trọng ngang nhau trong chiến lược SEO tổng thể. 

Tuy nhiên, việc ưu tiên SEO OnPage là điều tiên quyết. Trước khi tập trung vào các hoạt động SEO Offpage, bạn cần đảm bảo website của mình đã được tối ưu về nội dung, cấu trúc và các yếu tố kỹ thuật cơ bản. Chỉ khi đã có một nền tảng OnPage chất lượng, các hoạt động SEO OffPage mới phát huy tối đa tác dụng.

SEO Onpage và SEO Offpage là hai phương pháp cần được kết hợp hài hòa (Nguồn: TOS)

SEO Onpage và SEO Offpage là hai phương pháp cần được kết hợp hài hòa (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Cách xây dựng website chuẩn SEO cơ bản từ A-Z

SEO Onpage và SEO Offpage đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm của trang web. Từ những thông tin mà TOS cung cấp, bạn đã hiểu rõ sự khác biệt và tầm quan trọng của SEO Onpage và SEO Offpage? Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những lời khuyên và hướng dẫn cụ thể về cách triển khai một chiến lược SEO toàn diện và hiệu quả cho trang web của bạn!

Câu hỏi thường gặp

  1. u003cstrongu003eĐịnh nghĩa SEO OnPage và OffPage?u003c/strongu003e

    – SEO OnPage: Là các kỹ thuật tối ưu hóa được áp dụng trực tiếp trên trang web để cải thiện xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Đây bao gồm việc tối ưu nội dung, cấu trúc trang web và các yếu tố kỹ thuật khác.u003cbru003e- SEO OffPage: Là quá trình tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web nhằm nâng cao uy tín và sự phổ biến của trang web qua các liên kết trỏ về, hoạt động trên mạng xã hội và các hoạt động quảng bá khác.

  2. u003cstrongu003eTối ưu hóa SEO OnPage hay OffPage quan trọng hơn?u003c/strongu003e

    Cả hai phương pháp đều quan trọng nhưng SEO OnPage là bước tiên quyết. Website cần có nền tảng vững chắc về nội dung và cấu trúc trang web trước khi triển khai các hoạt động SEO OffPage.

TOS – PREMIUM SEO PERFORMANCE AGENCY

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) – Global Award-winning Agency luôn tự hào là một trong những công ty mang lại giải pháp SEO tổng thể, toàn diện hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành cùng với đội ngũ chuyên viên SEO dày dặn kinh nghiệm, TOS cam kết không chỉ cung cấp các dịch vụ như kiểm tra audit website, tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên bền vững mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi mang lại nguồn doanh thu ổn định cho khách hàng.

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) vinh hạnh khi được CLUTCH vinh danh với các danh hiệu:

  • Top 3 công ty SEO tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho Cơ Sở Giáo Dục tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO hàng đầu cho Công nghệ tài chính tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

QUÝ DOANH NGHIỆP VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ HỢP TÁC

Hotline: 028 7302 2558

Email: long.bui@toponseek.com

Báo giá: Liên hệ

Địa chỉ: 

  • TOS HCM: Lầu 4 Tòa nhà Nguyên Giáp, 42/37 Hoàng Diệu, Quận 4, TP.HCM
  • TOT HCM: Lầu 4 Tòa nhà One Touch, 42/34 Hoàng Diệu, Quận 4, TP.HCM
  • TOS Đà Nẵng: Lầu 6 DanaBook, 76-78 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TOS Hà Nội: 107 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Xem thêm: SEO agency, SEO lazada, SEO traffic, SEO từ khóa google, SEO web wordpress, công ty SEO chuyên nghiệp, SEO tiktok, TOS, SEO từ khóa, dịch vụ SEO traffic, AI cho SEO, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO hiệu quả, dịch vụ SEO, dịch vụ SEO tổng thể website, thuê SEO tổng thể, SEO shopee, AI cho chat gpt, dịch vụ SEO từ khóa Top Google, GPT cho SEO