13 chiến dịch Local Marketing hiệu quả giúp bùng nổ doanh số
Các chiến dịch Local Marketing hiệu quả sẽ giúp tăng nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp và sản phẩm nhưng với một chi phí Marketing cực kỳ thấp. Sau đây Toponseek đã tổng hợp 13 chiến dịch tiếp thị địa phương (Local Marketing) được nhiều chuyên gia Marketing tin dùng mà bạn có thể tham khảo và sử dụng nhằm bùng nổ doanh số và đạt được KPIs đã đề ra trong năm 2022.
Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:
Agency là gì? Các loại hình agency phổ biến tại Việt Nam
Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Ngành từ A-Z
SEO Marketing là gì? SEO đóng vai trò gì trong chiến lược marketing?
Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing
1. Local Marketing là gì?
Thay vì sử dụng những chiến lược tiếp thị tốn kém nhằm tăng nhận diện thương hiệu trên một quy mô lớn. Thì giờ đây bạn có thể sử dụng các chiến dịch tiếp thị địa phương hay còn gọi là Local Marketing để tối ưu chi phí. Việc sử dụng chiến dịch tiếp thị địa phương sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí Marketing. Nhưng nó vẫn sẽ giúp bạn tăng doanh số một cách hiệu quả.
Ngành hàng sử dụng Local Marketing hiệu quả nhất là đồ ăn và thức uống (F&B). Việc sử dụng một chiến dịch Local Marketing hiệu quả sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu tối đa. Ngoài ra chiến dịch này sẽ giúp tăng uy tín trong mắt các khách hàng tiềm năng. Từ đó thúc đẩy doanh số nhanh chóng trong vòng 1 năm hoặc vài tháng.
Bây giờ chúng ta đã hiểu sơ bộ về Local Marketing là gì, ở phần kế tiếp Toponseek sẽ hướng dẫn bạn giới thiệu 13 chiến dịch tiếp thị địa phương và cách thực hiện hiệu quả nhất.
KOC là gì? Sự khác biệt giữa Marketing KOC và KOL?
2. Top 13 Chiến dịch Local Marketing hiệu quả
2.1 Tối ưu hóa Local Marketing bằng Google Business Profile
Nếu bạn đã có đã một bộ hồ sơ doanh nghiệp Google (Google Business Profile) thì đó là một điều tuyệt vời. Vì khách hàng có thể tìm kiếm tên thương hiệu của bạn và nó sẽ xuất hiện ngay trên top đầu Google.
Nếu chưa có một tài khoản GBP thì bạn cần phải tạo ngay trong hôm nay. Vì nó là hoàn toàn miễn phí và có thể giúp khách hàng nhận diện bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Các tính năng nổi bật của GBP:
- Giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy Website khi biết được tên thương hiệu.
- Hỗ trợ định vị cửa hàng trực tuyến bằng Google Maps.
- Hiển thị số Hotline và các sản phẩm trên trang Google.
- Khách hàng có thể dễ dàng đánh giá sản phẩm, thương hiệu và giúp tăng thứ hạng Website.
Tổng hợp các bài viết về GBP: Cách đăng ký Google My Business; Cách quản lý GMB; Thiết lập cửa hàng trên GBP.
2.2. Sử dụng đánh giá khách hàng
Như đã được nêu ở trên các đánh giá của khách hàng trên GBP sẽ giúp tăng thứ hạng website của bạn cực kỳ hiệu quả nhưng tốn rất ít chi phí. Để có thể thực hiện được phương pháp Local Marketing này thì bạn chỉ cần nhờ khách hàng đánh giá/nhận xét sản phẩm ngay trên trang tìm kiếm Google.
Đánh giá của khách hàng có kèm thêm từ khóa ngành hàng của bạn sẽ được Google ghi nhận. Từ đó Google sẽ đánh giá website bạn tốt hơn so với các đối thủ khác và tăng thứ hạng cho từ khóa đó.
2.3. Tối ưu SEO cho Website
Bước kế tiếp để thực hiện một chiến dịch Local Marketing hiệu quả là phải tối ưu hóa website của bạn. Việc này sẽ giúp các trang, bài đăng trên Website của bạn luôn đạt thứ hạng cao trên Google mà không cần phải trả phí.
Hiện nay trên trang đầu tiên của Google sẽ xuất hiện ít nhất 4 quảng cáo của các website trả phí và 5 website không trả phí cho một từ khóa nhiều lượt tìm kiếm. Nếu website của bạn mới được thành lập và có rất ít nội dung hữu ích và lượt truy cập thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Website trên “đường đua” top từ khóa những website khác là rất khó để thực hiện.
Vì thế việc quan trọng nhất trong tối ưu SEO cho Website đó là nghiên cứu bộ từ khóa ngách. Các từ khóa tuy ít lượt tìm kiếm nhưng có ít đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Ngành hàng bạn đang kinh doanh là cafe, thì bộ từ khóa sẽ gồm có: Giá, địa điểm kinh doanh, hạt cafe sử dụng, không gian,… từ khóa càng cụ thể thì khả năng đạt TOP sẽ càng cao.
Tổng hợp các bài viết nghiên cứu từ khóa cho Website: Top 10 công cụ tìm kiếm từ khóa; Công cụ Keyword Planner miễn phí của Google; Kiểm tra lượt truy cập của từ khóa.
2.4. Tạo nội dung theo nhu cầu của khách hàng
Rất nhiều khách hàng sẽ xem Google như là một chuyên gia đáng tin cậy cho mọi vấn đề. Vì thế các bài Blog, sách trắng, video hướng dẫn, đồ họa thông tin,… Luôn là một nguồn nội dung tuyệt vời mà bạn có thể khai thác để tiếp cận với các khách hàng tiềm năng.
Khi khách hàng tin tưởng website của bạn là nơi để tìm một giải pháp cho vấn đề mà họ gặp phải. Thì Google cũng sẽ đánh giá website của bạn tốt hơn và mang lại thông tin hữu ích cho người dùng. Từ đó các bài viết mà bạn đăng tải sẽ thường xuyên được Google đưa lên Top. Việc này sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập và thúc đẩy doanh số trên Website.
2.5. Xem lại thiết kế Website
Thuật toán của Google và nhu cầu của người tiêu dùng liên tục thay đổi. Vì thế bạn phải đảm bảo nội dung và giao diện Website của mình là phù hợp với xu hướng. Nhằm tiếp cận được với tệp khách hàng mà mình đang hướng tới hiện tại.
VIệc không cập nhập giao diện Website thường xuyên sẽ làm giảm độ tin cậy trong mắt các khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể về doanh số và lưu lượt truy cập cho Website.
Những điều bạn có thể làm để thay đổi giao diện Website và tăng trải nghiệm người dùng:
- Thay đổi banner của website thường xuyên. Ví dụ thông báo các chương trình khuyến mãi mới, các sản phẩm vừa ra mắt,…
- Cập nhập các chi nhánh, cửa hàng mới trên Footer của Website.
- Đăng thêm các trang tin, các bài blog thường xuyên.
2.6. Tích hợp công cụ chăm sóc khách hàng (CRM)
Rất khó để có thể trả lời khách hàng trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Không có công cụ CRM thì việc bán hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý một tệp khách hàng lớn.
Ngoài tính tăng chăm sóc và trả lời tin nhắn của khách hàng. Thì các công cụ CRM còn có tính năng hỗ trợ tìm ra tệp khách hàng tiềm năng cho sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Vì thế để thực hiện một chiến dịch Local Marketing hiệu quả chắc chắn bạn nên tích hợp thêm các công cụ CRM vào chiến dịch của mình.
Xem thêm các bài viết về công cụ CRM:
Top 7 công cụ CRM phổ biến nhất hiện nay
CRM là gì? Các quy trình và lợi ích của CRM
2.7. Sử dụng Google ads làm bệ phóng cho chiến dịch Local Marketing
Google Ads luôn là công cụ giúp thúc đẩy doanh số một cách nhanh chóng. Công cụ này sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh chỉ bằng vài từ khóa. Nhưng bạn nên lưu ý rằng việc quá lạm dụng Google Ads sẽ tốn rất nhiều chi phí Marketing so với việc tối ưu SEO cho Website.
Để thực hiện chiến dịch Local Marketing này một cách hiệu quả thì bạn cần phải thực hiện 3 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ từ khóa địa phương cho sản phẩm mà mình đang kinh doanh. Một bộ từ khóa cụ thể sẽ có lượt tìm kiếm thấp tuy nhiên chi phí để chạy quảng cáo sẽ không cao.
Bước 2: Thiết lập một Landing Page cho Google Ads. Nội dung Landing Page bắt buộc phải có phần giới thiệu sản phẩm mà mình đang kinh doanh để giúp khách hàng giải quyết nhu cầu.
Bước 3: Tối ưu quảng cáo Google Ads với Landing Page bán hàng và bộ từ khóa đã chuẩn bị sẵn.
Xem thêm:
Cách đạt hiệu quả cao với chi phí Google Ads thấp
2.8. Sử dụng tính năng gọi điện trực tiếp của Google Ads
Nếu mặt hàng bạn đang kinh doanh chỉ cần gọi điện trực tiếp để chốt đơn thì có thể sử dụng tính năng này của Google Ads để tiết kiệm chi phí chạy quảng cáo. Đây được xem là một cách Local Marketing hiệu quả nếu bạn không sở hữu một Landing Page cụ thể cho mặt hàng của mình.
Tuy nhiên không phải cuộc gọi nào của khách hàng cũng sẽ giúp bạn chốt được đơn hàng. Nguyên nhân là do họ khó có thể hình dung được rõ sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
2.9. Thực hiện Local Marketing đến tệp khách hàng cũ
Tiếp thị lại hay còn gọi tắt là Remarketing. Là một chiến dịch sẽ giúp bạn sẽ chốt được nhiều đơn hàng hơn nhờ vào việc sử dụng tệp khách hàng cũ, tệp khách hàng sẵn có.
Chiến dịch Remarketing sẽ giúp giảm thiểu chi phí trong việc tìm nguồn khách hàng mới. Nhưng vẫn có thể thúc đẩy được doanh số nhờ vào việc tiếp cận với các khách hàng còn do dự khi mua sản phẩm của bạn.
2.10. Tối ưu các trang đích cho chiến dịch Local Marketing
Rất nhiều doanh nghiệp khi đến với Toponseek thường hay bị nhầm lẫn về trang đích và trang chủ. Các trang đích là những trang chắc chắn sẽ giúp bạn thúc đẩy được doanh số tối đa cho một sản phẩm hoặc một chiến dịch Marketing nào đó.
Việc tối ưu một trang đích là một điều cực kỳ quan trọng. Vì nó là chìa khóa giúp khách hàng tin tưởng và bị thôi thúc để mua sản phẩm của bạn.
Để có một Landing Page cho chiến dịch Local Marketing thì bạn phải chuẩn bị vài thứ sau đây:
- Trang đích phải chứa đựng giải pháp để giải quyết nhu cầu của khách hàng.
- Thêm hình ảnh sống động để thúc đẩy cảm xúc của khách hàng khi đọc bài viết.
- Có thể thêm các chứng từ cho sản phẩm, giúp sản phẩm đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng .
- Thêm đánh giá của các khách hàng cũ và các lợi ích mà sản phẩm mang lại khi sử dụng.
- Thêm nút mua hàng, chốt đơn trên đầu trang hoặc cuối trang của Landing Page nhằm thúc đẩy chuyển đổi.
2.11. Tận dụng các ứng dụng Social cho chiến dịch Local Marketing
Hiện nay thay vì đọc các bài viết trên báo, Website thì người dùng thường thích xem tin và đọc báo hơn tại các trang mạng xã hội. Vì thế nếu bỏ qua việc Local Marketing trên các nền tảng Social chắc chắn bạn đang mất đi một nguồn khách hàng rất lớn.
Việc Marketing trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Instagram sẽ giúp sản phẩm tiếp cận được phần lớn giới trẻ. Và các nền tảng như Facebook, Zalo, sẽ giúp bạn tiếp cận được các người dùng lớn tuổi.
Các nền tảng này mạng xã hội hiện này đều có các tính năng thiết lập quảng cáo. Nh giúp các doanh nghiệp tiếp cận được tệp khách hàng mà mình mong muốn. Vì thế khi thực hiện chiến dịch Local Marketing trên mạng xã hội thì bạn có thể thiết lập quảng cáo của mình với bán kinh 10km. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí quảng cáo và thúc đẩy chuyển đổi tốt hơn.
Xem thêm:
Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng chiến lược hiệu quả kèm Ví dụ
2.12. Đăng tải nội dung bằng Video
Các nội dung được truyền tải bằng video lúc nào cũng được đánh giá cao hơn so với các cách truyền tải khác. Để thực hiện một chiến dịch Local Marketing bằng video hiệu quả thì bạn nên ưu tiên thực hiện theo phương thức cá nhân hóa nội dung và giúp khách hàng giải quyết được nhu cầu của mình khi xem Video.
Ngoài ra bạn phải luôn đảm bảo được độ rành mạch và rõ nét của Video để giúp tăng trải nghiệm của khách hàng. Vì Youtube thuộc quyền sở hữu của Google nên các video khi được gắn link truy cập về Website và có lượt xem cao. Thì các bài viết đó thường sẽ luôn On Top trên bảng xếp hạng của Google.
2.13. Sử dụng các chiến dịch Local Marketing truyền thống
Các chiến dịch Marketing truyền thống vẫn luôn được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng vì độ hiệu quả mà nó mang lại. Tuy các chiến dịch Local Marketing truyền thống thường khá tốn kém so với các chiến dịch khác. Nhưng nó vẫn luôn là một phương pháp tiếp cận hiệu quả để hướng đến nhiều khách hàng tiềm năng.
Các cách thực hiện chiến dịch Marketing truyền thống:
- Quảng bá sản phẩm trên các banner, biển quảng cáo tại khu vực trung tâm.
- Cho khách hàng dùng thử, trải nghiệm sản phẩm tại các siêu thị và trung tâm thương mại.
- Tài trợ cho các Gameshow, các sự kiện cộng đồng,…
3. Kết luận
Và đó là 13 chiến dịch Local Marketing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đến những khách hàng địa phương. Hy vọng qua bài viết trên Toponseek đã có thể giúp bạn tìm được một chiến dịch Marketing hiệu quả. Nhằm thúc đẩy doanh số và tăng nhận diện thương hiệu cũng như là sản phẩm của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào và cần được giải đáp ngay thì cứ liên hệ đến Toponseek nhé!
Nguồn tham khảo: searchenginejournal.com
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành