API là gì? Những đặc điểm nổi bật của API mà bạn cần biết
Hiện nay, API không còn là một thuật ngữ quá xa lạ và chỉ thuộc về lĩnh vực IT hay ngôn ngữ lập trình. API đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong thời đại công nghệ số hơn bao giờ hết. Vậy API là gì? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản và ứng dụng của API trong bài viết ngày hôm nay của Top On Seek!
Xem thêm:
- ChatGPT là gì? ChatGPT sử dụng như thế nào?
- Review Copy AI, có thực sự tuyệt vời?
- Git commit là gì? Cách sử dụng Git commit chi tiết
- Tổng Quan Các Vị Trí Trong Ngành IT
- SQL là gì? Những điều cần biết về SQL
- Cách kết nối Open AI với Google Sheets
API là gì? API gồm những gì?
API là những cơ chế cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp với nhau thông qua một tập hợp các định nghĩa và giao thức.
Ví dụ: Hệ thống phần mềm của cơ quan khí tượng có lưu trữ dữ liệu thời tiết mỗi ngày. Ứng dụng thời tiết trên điện thoại của bạn sẽ giao tiếp với hệ thống này thông qua API và cập nhật những thông tin về thời tiết hàng ngày cho bạn.
Xem thêm: Figma là gì? Top 7 tuyệt chiêu với Figma ít ai nói cho bạn biết?
API là viết tắt của từ gì?
API là viết tắt của Application Programming Interface, tức Giao diện lập trình ứng dụng. Trong ngữ cảnh của API, “ứng dụng” chỉ đến bất kỳ phần mềm nào có chức năng riêng biệt. “Giao diện” có thể được hiểu như một bản giao ước về dịch vụ giữa hai ứng dụng. Giao ước này xác định cách mà hai bên giao tiếp với nhau thông qua những yêu cầu và phản hồi.
Tài liệu API của các ứng dụng sẽ lưu trữ thông tin về cách mà những nhà phát triển cấu trúc nên các yêu cầu và phản hồi đó.
Xem thêm: Developer là gì? Chìa khóa để trở thành Developer chuyên nghiệp
Web API là gì?
Web API hay Web Service API là một giao diện xử lý ứng dụng giữa máy chủ web và trình duyệt web. Tất cả dịch vụ web đều là API nhưng không phải tất cả API đều là dịch vụ web. REST API là một dạng đặc biệt của Web API, sử dụng những cấu trúc tiêu chuẩn như đã giải thích ở trên.
Xem thêm: KOC là gì? Tháng 12 cung gì?
Sở dĩ có những thuật ngữ khác nhau về API, như Java API hay Service API, là do API đã được tạo ra trước hệ thống mạng toàn cầu (World Wide Web – WWW). Chúng ta có thể xem Web API hiện đại như REST API và sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau.
Ứng dụng của API
Ứng dụng của Web API
Web API là hệ thống API được sử dụng trong nhiều hệ thống website như Google, Twitter, Facebook,… Hầu hết các trang web này ứng dụng Web API để cho phép người dùng truy cập, kết nối và cập nhật cơ sở dữ liệu.
Ứng dụng của API trên hệ điều hành
Những hệ điều hành Android hay Linux có rất nhiều API. Họ cung cấp các tài liệu API nhằm đặc tả các hàm, phương thức và giao thức kết nối. Những API này hỗ trợ người lập trình tạo ra các phần mềm ứng dụng có khả năng tương tác với hệ điều hành.
Ứng dụng của API trong thư viện phần mềm (Framework)
API có chức năng mô tả và quy định những hành động mong muốn khác nhau mà thư viện phần mềm cung cấp. API hỗ trợ các chương trình được viết bằng ngôn ngữ riêng có thể sử dụng các thư viện phần mềm được viết bằng ngôn ngữ khác.
Xem thêm: TOP 21 Phần Mềm KPI Phổ Biến Cho Doanh Nghiệp 2022
Những đặc điểm nổi bật của API
API đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Vậy đặc điểm nổi bật của API là gì?
Hỗ trợ xây dựng HTTP service
Web API hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức GET, POST, PUT, DELETE dữ liệu cũng như các thành phần HTTP khác như request/response header, content format, versioning,… Điều này giúp người dùng có thể xây dựng HTTP service đơn giản và nhanh chóng.
Hỗ trợ khả năng tự động hóa hiệu quả
Khả năng tự động hóa: Web API có khả năng tự động hóa giúp cho người dùng có thể tự động hóa quá trình quản lý công việc, cập nhật công việc,… Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Xem thêm: QA là gì? Kỹ năng để trở thành nhân viên QA giỏi
Hỗ trợ khả năng tích hợp linh động
Tích hợp linh động: API cho phép người dùng lấy nội dung từ bất cứ website nào miễn là được cho phép. Ngoài ra, API còn đóng vai trò như một cánh cổng giúp các doanh nghiệp chia sẻ thông tin chọn lọc đồng thời tránh những yêu cầu không mong muốn.
Hỗ trợ cập nhật thông tin thời gian thực
Cập nhật thông tin theo thời gian thực: API có khả năng cập nhật và thay đổi thông tin theo thời gian thực. Điều này hỗ trợ truyền tải dữ liệu hiệu quả và chính xác hơn.
Hỗ trợ tiêu chuẩn sử dụng chung
API rất dễ sử dụng. Bất kỳ người dùng hay doanh nghiệp nào cũng có thể tự điều chỉnh các nội dung, dịch vụ mà họ đang dùng. Điều này là bởi vì API hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Routing, Filter, Controller, Model Binder,..
Các API hoạt động như thế nào?
Cấu trúc API thường được giải thích dưới dạng máy khách và máy chủ. Ứng dụng gửi yêu cầu gọi là máy khách và ứng dụng trả lời gọi là máy chủ. Nếu quay lại ví dụ về thời tiết ban nãy thì cơ sở dữ liệu của cơ quan khí tượng là máy chủ và ứng dụng thời tiết trên di động là máy khách.
Xem thêm: Data Analytics là gì? Những điều hay ho bạn nên biết về Data Analytics và Data Analyst
Ưu và nhược điểm của API là gì
Ưu điểm của API
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật nhất của Web API:
- Web API có thể sử dụng được trên hầu hết mọi loại ứng dụng của desktop, mobile hay website.
- Web API linh hoạt với nhiều định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về client.
- Mã nguồn mở và có thể nhanh chóng xây dựng HTTP services.
- Có khả năng giao tiếp hai chiều và được đảm bảo trong các giao dịch, nên Web API có độ tin cậy rất cao.
- Hỗ trợ chức năng RESTful API một cách toàn diện. Đồng thời Web API còn cung cấp đầy đủ các thành phần MVC như Routing, Unit Test, Controller, Model Binder,…
Xem thêm:
Test EQ – 20 Câu Hỏi Test EQ Online Miễn Phí Có Đáp Án
Client là gì? Sự khác nhau giữa Agency và Client là gì?
Nhược điểm của API
Bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý, API cũng tồn tại một vài nhược điểm cần khắc phục:
- Web API chưa phải là RESTful service hoàn toàn và chỉ mới hỗ trợ mặc định GET, POST.
- Đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm backend nếu muốn tận dụng tối đa những tính năng của API.
- Tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí cho quá trình phát triển, nâng cấp và vận hành.
4 loại API cơ bản
Dựa trên cách thức hoạt động, API được chia thành 4 loại, tùy thuộc vào mục đích và thời điểm chúng được tạo ra. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
SOAP API là gì
SOAP API là viết tắt của Simple Object Access Protocol. Những API này sử dụng Giao thức truy cập đối tượng đơn giản. Máy khách và máy chủ trao đổi thông tin thông qua XML. Đây là loại API kém linh hoạt mặc cho trước đây đã từng được sử dụng khá phổ biến.
Xem thêm nội dung về XML: Sitemap Là Gì? Cách Tạo Sitemap Cho Website Và 12 Mẹo Tối Ưu Nhất
RPC API là gì
RPC API là viết tắt của Remote Procedure Call. Những API này được gọi là Lệnh call thủ tục tầm xa. Máy khách khi hoàn tất một hàm (hoặc một thủ tục) trên máy chủ thì máy chủ sẽ gửi lại kết quả cho máy khách.
Websocket API là gì
Websocket API là một dạng phát triển của Web API hiện đại sử dụng các JSON để chuyển dữ liệu. Websocket API hỗ trợ hoạt động giao tiếp hai chiều giữa các ứng dụng máy khách và máy chủ. Máy chủ có thể gửi thông điệp gọi lại cho những máy khách đã được kết nối. Đây cũng là một ưu điểm của Websocket API so với REST API.
Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm gồm những gì?
REST API là gì
REST API là loại API phổ biến và linh hoạt nhất hiện nay. Máy khách gửi các yêu cầu đến máy chủ dưới dạng dữ liệu. Máy chủ sẽ sử dụng những dữ liệu đầu vào này để thực hiện các hàm nội bộ và gửi lại dữ liệu đầu ra cho máy khách.
Để có thể hiểu rõ ràng hơn REST API là gì, các bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:
Khái niệm REST API là gì?
REST API là viết tắt của Representational State Transfer, tức Chuyển đổi trạng thái đại diện. REST định nghĩa một tập hợp các hàm như GET, PUT, DELETE,… mà máy khách có thể sử dụng để kết nối với dữ liệu của máy chủ. Máy khách và máy chủ trao đổi dữ liệu thông qua HTTP.
Xem thêm: Security Headers là gì? 5 HTTP Security Headers tốt cho SEO
Tính năng chính của REST API đó là Không định danh. Không định danh có nghĩa rằng máy chủ sẽ không lưu dữ liệu của máy khách giữa các yêu cầu. Yêu cầu mà máy khách gửi đến máy chủ giống như những URL bạn gõ trên trình duyệt để truy cập vào một website.
Phản hồi từ máy chủ sẽ là các dữ liệu thuần, không hề có phần đồ họa được xuất ra như thường thấy trên một trang web.
Những lợi ích của REST API là gì
REST API mang đến 4 lợi ích chính:
1. Lợi ích Tích hợp
API có thể được sử dụng để tích hợp những ứng dụng mới cho hệ thống phần mềm hiện tại. Điều này giúp tốc độ phát triển tăng lên vì mỗi chức năng không cần phải viết lại từ đầu. API cũng có thể được dùng để tận dụng những code đang có sẵn.
Xem thêm: Top 10 phần mềm SEO website (miễn phí/có phí) tốt nhất
2. Lợi ích Cải tiến
Rất nhiều lĩnh vực có thể thay đổi khi xuất hiện một ứng dụng mới. Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng phản ứng và hỗ trợ việc triển khai những dịch vụ đổi mới. Họ có thể làm được việc đó bằng cách thực hiện những thay đổi ở cấp độ API mà không cần phải viết lại hoàn toàn bộ mã dữ liệu.
Xem thêm: Cách viết thông báo lỗi trong UI/UX
3. Lợi ích Mở rộng
Các API mang đến một cơ hội độc nhất để các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua nhiều nền tảng khác nhau.
Ví dụ, Maps API cho phép tích hợp thông tin bản đồ qua website, Android, iOS,… Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể cấp quyền truy cập tương tự vào cơ sở dữ liệu nội bộ của họ thông các API miễn phí hoặc trả phí.
4. Lợi ích Duy trì
API đóng vai trò như một cánh cổng giữa hai hệ thống. Mỗi hệ thống bắt buộc phải thực hiện những thay đổi bên trong để API không bị tác động. Bằng cách này, nếu trong tương lại một trong hai hệ thống có thay đổi code thì cũng không ảnh hưởng đến bên còn lại.
Xem thêm: 23 Công Việc Kiếm Tiền Online Tại Nhà, Uy Tín, Không Vốn
Đảm bảo tính bảo mật cho REST API
Dưới đây là hai cách chính để bảo mật REST API:
1. Bảo mật REST API bằng các token xác thực
Token xác thực để bảo mật cho API là gì? Các token này cấp phép cho người dùng thực hiện lệnh call API. Token xác thực sẽ kiểm tra thông tin nhận dạng người dùng đã nhập và quyền truy cập lượt call API cụ thể của họ.
Ví dụ, khi bạn đăng nhập vào máy chủ email, máy khách email của bạn sẽ sử dụng các token xác thực để bảo mật hoạt động truy cập.
Xem thêm: JD Là Gì? Vai Trò, Cách Viết Job Description Thu Hút Ứng Viên & Mẫu JD
2. Bảo mật REST API bằng các khóa API
Các khóa API xác thực chương trình hoặc ứng dụng thực hiện lượt call API. Chúng định danh ứng dụng và đảm bảo ứng dụng có đủ quyền truy cập được yêu cầu để thực hiện lệnh call API cụ thể. Những khóa API này không có tính bảo mật cao như các token nhưng chúng cho phép giám sát API để thu thập dữ liệu trên việc sử dụng.
Để giải thích khóa API là gì, bạn có thể đã từng thấy một chuỗi dài ký tự và các con số trên URL trình duyệt khi truy cập vào các website khác nhau. Chuỗi ký tự và số này là một khóa API trang web sử dụng để thực hiện lệnh call API nội bộ.
Xem thêm: Git là gì? Các câu lệnh Git chi tiết quan trọng với lập trình viên
Các loại API khác
Các API được phân loại dựa theo cả cấu trúc và phạm vi sử dụng. Chúng ta đã khám phá những dạng cấu trúc chính của API và giờ hãy cùng xem qua về phạm vi sử dụng nhé.
Private API là gì
Đây là những API nội bộ của một doanh nghiệp và chỉ được sử dụng đế kết nối dữ liệu và hệ thống của doanh nghiệp đó.
Public API là gì
Đây là những API dành chung cho mọi người, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Chúng có thể có hoặc không yêu cầu về ủy quyền và chi phí.
Partner API là gì
Đây là những API chỉ dành cho các nhà phát triển thuộc bên thứ ba, được ủy quyền để hỗ trợ mỗi quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Composite API là gì
Đây là những API kết hợp từ hai hay nhiều API khác nhau để giải quyết các yêu cầu hay hoạt động phức tạp của hệ thống.
Tiện ích tích hợp API là gì
Tiện ích tích hợp API là những thành phần phần mềm tự động cập nhật thông tin giữa máy khách và máy chủ. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những tiện ích này để tự động hóa nhiều chức năng của hệ thống.
Một vài ví dụ về tiện ích tích hợp API: dữ liệu trên điện thoại tự đồng bộ với dữ liệu đám mây từ thư viện ảnh, ngày và giờ trên laptop tự đồng bộ khi chúng ta di chuyển sang một múi giờ khác.
Xem thêm: Silo là gì? 6 bước xây dựng cấu trúc Silo chi tiết nhất cho website
Endpoint (điểm cuối) của API là gì và tầm quan trọng của nó?
API endpoint là những điểm tiếp xúc cuối cùng trong hệ thống giao tiếp API. Chúng bao gồm các URL máy chủ, các dịch vụ và các điểm kỹ thuật số cụ thể khác. Từ đây thông tin được gửi đi và tiếp nhận giữa các hệ thống.
Xem thêm: GitHub là gì? Cách sử dụng GitHub cho việc lập trình
Điểm cuối API vô cùng quan trọng đối với các nhà lập trình vì:
1. Bảo mật
Các API endpoint làm cho hệ thống rất dễ bị tấn công. Việc giám sát API nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng là vô cùng cần thiết và quan trọng.
2. Hiệu năng
Điểm cuối API, đặc biệt là những điểm có traffic cao, có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạng và ảnh hưởng đến năng suất vận hành của cả hệ thống.
Xem thêm: 10 cách kiểm tra traffic website online miễn phí
Test API là gì?
Test API là gì? Test API hay còn gọi là API Testing, là những chiến lược kiểm định API cũng giống như các phương pháp chạy thử phần mềm khác. Trọng tâm sẽ là xác thực những phản hồi từ máy chủ. Thử nghiệm API bao gồm:
- Đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau cho điểm cuối API để kiểm tra hiệu năng.
- Viết các bài kiểm nghiệm đơn vị để kiểm tra tính logic kinh doanh và tính đúng đắn của các chức năng.
- Kiểm tra bảo mật bằng các cuộc tấn công mô phỏng vào hệ thống.
Xem thêm: Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng
Viết tài liệu API là gì và cách để viết tài liệu API
Viết tài liệu API toàn diện là một phần của quy trình quản lý API. Bạn có thể sử dụng các công cụ để tạo tự động hoặc tự viết tài liệu API. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất:
- Viết nội dung mô tả đơn giản và dễ đọc bằng tiếng Anh. Tài liệu API được tạo bởi công cụ đôi khi sẽ dài dòng và cần được chỉnh sửa.
- Sử dụng các mã nguyên mẫu để mô tả chức năng.
- Duy trì tài liệu luôn chính xác và được cập nhật.
- Sử dụng cách viết cho người mới bắt đầu.
- Bao quát tất cả vấn đề mà API có thể xử lý cho người dùng.
Xem thêm: TOP 5 công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho SEO
Tìm các API mới ở đâu?
Bạn có thể tìm kiếm Web API mới trên các sàn giao dịch API và danh mục API.
- Sàn giao dịch API là những nền tảng mở, nơi mà bất cứ người nào cũng có thể niêm yết API để bán.
- Danh mục API là những kho lưu trữ được kiểm soát và điều hành bởi chủ sở hữu thư mục. Những chuyên gia thiết kế API có thể đánh giá và kiểm định một API mới trước khi thêm nó vào thư mục của họ.
Một vài trang web API phổ biến có thể kể đến là:
- Rapid API: Sàn giao dịch API lớn nhất toàn cầu với hơn 10.00 API công cộng và 1 triệu nhà phát triển tham gia hoạt động. RapidAPI cho phép người dùng thử nghiệm các API trực tiếp trên nền tảng trước khi ra quyết định mua.
- Public APIs: Nền tảng nhóm các API tách biệt nhau lại thành 40 danh mục đặc thù, bạn có thể dễ dàng tìm được các API phù hợp với nhu cầu của mình.
- APIForThat và APIList: cả hai trang web này đều niêm yết hơn 500 Web API kèm theo các thông tin chuyên sâu về hướng dẫn sử dụng chúng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách push code lên git chi tiết, đơn giản
Một số API miễn phí cho lập trình viên
Open weather API
Open Weather API là một nguồn API miễn phí hữu ích mà các lập trình viên có thể tận dụng để thực hành. API này cung cấp các dữ liệu liên quan đến thời tiết như nhiệt độ, nắng mưa từng vùng và dự báo thời tiết,…
ClearBit Logo API
ClearBit Logo API cung cấp những mẫu logo miễn phí từ các doanh nghiệp. API này cho phép các lập trình viên có thể thực hiện đến 600 request trong vòng 1 phút.
WeatherKit API
WeatherKit API là một API miễn phí khác về chủ đề thời tiết và rất thú vị. Với mỗi tài khoản miễn phí, bạn có thể thực hiện đến 1000 lệnh call API mỗi ngày.
Rest Countries
Rest Countries là API cung cấp dữ liệu về các quốc gia như khu vực, múi giờ, dân số, tiền tệ, thủ đô, quốc kỳ,…
JSONPlaceholder
JSONPlaceholder cung cấp loại API với các yêu cầu GET, POST, PUT và DELETE có hỗ trợ CORS. Các endpoint được cung cấp các dữ liệu được tải sẵn và bạn có thể dùng để hiển thị hoặc cập nhật.
API Gateway là gì?
API Gateway là một công cụ quản lý API dành cho khách hàng là doanh nghiệp sử dụng nhiều loại dịch vụ back-end. Các cổng API thông thường sẽ xử lý các tác vụ thường gặp như xác thực người dùng, thống kê và quản lý mức độ được áp dụng với tất cả lệnh call API.
API Gateway AWS là một dịch vụ được quản lý toàn phần giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng tạo ra, phát hành, duy trì, giám sát và bảo mật API ở bất cứ quy mô nào. Nó còn xử lý tất cả những tác vụ liên quan đến việc tiếp nhận và xử lý hàng ngàn lượt call API cùng lúc, bao gồm quản lý traffic, hỗ trợ CORS, cấp quyền và kiểm soát truy cập, điều tiết, giám sát và quản lý phiên bản API.
Xem thêm: Sharepoint dùng làm gì? Sharepoint được dùng như thế nào?
GraphQL là gì?
GraphQL là một ngôn ngữ truy vấn được phát triển dành riêng cho các API. Nó ưu tiên việc cung cấp cho máy khách chính xác dữ liệu được yêu cầu. Nó được thiết kế để giúp API hoạt động nhanh, linh hoạt và thân thiện với các nhà phát triển.
Được xem như một phiên bản thay thế cho REST, GraphQL cung cấp cho các nhà phát triển front-end khả năng truy vấn đa dạng cơ sở dữ liệu, dịch vụ vi mô và những API với một điểm cuối GraphQL độc lập. Nhiều tổ chức lựa chọn xây dựng API bằng GraphQL vì nó giúp họ phát triển những chương trình ứng dụng nhanh hơn.
Xem thêm: Trình quản lý Facebook Business là gì?
AWS AppSync là gì?
AWS AppSync là một dịch vụ được quản lý toàn phần giúp phát triển GraphQL dễ dàng hơn thông qua xử lý phần việc khó khăn của quá trình kết nối an toàn với nguồn dữ liệu như AWS DynamoDB, AWS Lambda,… AWS AppSync có thể đẩy các bản cập nhật về dữ liệu thời gian thực qua Websockets đến hàng triệu máy khách.
Với các ứng dụng di động và web, AppSync cung cấp khả năng truy cập dữ liệu cục bộ khi thiết bị hoạt động ngoại tuyến. Một khi đã được thiết lập, AWS AppSync sẽ tự động làm tăng hoặc làm giảm quy mô công cụ thực thi GraphQL API nhằm đáp ứng khối lượng yêu cầu của API.
Xem thêm: Admin là gì?
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản và cần thiết về API mà Top On Seek đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được API là gì, ứng dụng cũng như những đặc điểm nổi bật của API,… Đừng quên theo dõi Top On Seek để liên tục cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Nguồn: https://aws.amazon.com/what-is/api/
u003cstrongu003eCác bước để tạo một APIu003c/strongu003e
Bước 1: Lên kế hoạch cho API
Các thông số của API, như u003cstrongu003eOpenAPIu003c/strongu003e, cung cấp kế hoạch chi tiết cho thiết kế API của bạn. Bạn nên dự tính sẵn những trường hợp sử dụng khác nhau và đảm bảo API sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển API hiện hành.
Bước 2: Xây dựng API
Các nhà thiết kế API tạo các nguyên mẫu API bằng cách sử dụng u003cstrongu003emã nguyên mẫuu003c/strongu003e. Sau khi API nguyên mẫu đã được thử nghiệm, các nhà phát triển có thể tùy chỉnh lại theo thông số nội bộ.
Bước 3: Thử nghiệm API
Thử nghiệm API là quá trình tương tự chạy thử phần mềm và phải được thực hiện nhằm u003cstrongu003engăn chặn lỗi hoặc sai sótu003c/strongu003e. Công cụ kiểm định API có thể được dùng để thử nghiệm khả năng chống đỡ của API trước các cuộc tấn công mạng.
Bước 4: Cung cấp tài liệu cho API
Mặc cho việc các API có thể tự hiểu được, tài liệu API đóng vai trò như một hướng dẫn nhằm nâng cao tính khả dụng. Những API được cung cấp tài liệu tốt bao gồm đa dạng các chức năng và trường hợp sử dụng thường sẽ phổ biến hơn trong một cấu trúc hướng đến dịch vụ.
Bước 5: Đưa API lên thị trường
Các sàn giao dịch API ra đời để các nhà phát triển có thể mua và bán API. Bạn cũng có thể niêm yết API của mình trên các sàn này và kiếm tiền từ nó.
Những câu hỏi thường gặp về API
API là viết tắt của từ gì?
API là viết tắt của u003cstrongu003eApplication Programming Interfaceu003c/strongu003e, tức u003cstrongu003eGiao diện lập trình ứng dụngu003c/strongu003e. API hỗ trợ 2 phần mềm ứng dụng giao tiếp với nhau, trao đổi dữ liệu thông qua các yêu cầu và phản hồi.
Ví dụ thực tế về API là gì?
Khi bạn truy cập vào một app du lịch như Traveloka để kiểm tra thông tin chuyến bay, ứng dụng sẽ giao tiếp với API của hãng hàng không để lấy dữ liệu. Sau đó nó hiển thị các thông tin về thời gian bay, chỗ ngồi,… theo yêu cầu của bạn.
API là gì trong Java?
Trong lập trình Java, các lập trình viên có thể sử dụng những mã đã viết trước đó thông qua u003cstrongu003eAPI Javau003c/strongu003e. API trong Java là một thư viện các lớp, gói và giao diện Java có sẵn mà các lập trình viên có thể tham khảo để dễ dàng gọi các lớp mã hóa và gói cần thiết.
RESTful API là gì?
RESTful API là một u003cstrongu003etiêu chuẩnu003c/strongu003e được áp dụng trong quá trình u003cstrongu003ethiết kế API cho các ứng dụng webu003c/strongu003e (thiết kế web services) nhằm hỗ trợ việc quản lý các resource. RESTful API là một trong những kiểu thiết kế API phổ biến nhất và được sử dụng rất rộng rãi hiện nay.
Public API là gì?
Public API là những API được chia sẻ chung cho tất cả mọi người cùng sử dụng. Các công ty cung cấp Public API nhằm mục đích khuyến khích lập trình viên sử dụng chúng để xây dựng những chương trình từ nền tảng của họ.
API testing là gì?
API testing là một u003cstrongu003ephương pháp kiểm thử phần mềmu003c/strongu003e, bao gồm kiểm tra trực tiếp các API mà không tác động tới client. API testing còn là một phần của kiểm thử tích hợp nhằm giúp các lập trình viên xác định API có đáp ứng kỳ vọng về chức năng, độ tin cậy, hiệu suất và bảo mật hay không.
Tag: HTML là gì
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành