B2B là gì? Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh B2B với doanh nghiệp
B2B (Business-to-Business) là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hóa, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình B2B để tăng cường đẩy mạnh doanh thu. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn mô hình B2B là gì, những điểm đặc trưng cùng một vài ví dụ điển hình về doanh nghiệp B2B lớn ở Việt Nam và trên thế giới.
B2B là gì?
B2B là viết tắt của từ “Business to Business”, đề cập đến hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, hay còn được hiểu là doanh nghiệp này thực hiện hành vi mua bán, trao đổi với doanh nghiệp khác.
Hình thức giao dịch B2B thường diễn ra phổ biến ở các công ty công nghiệp nặng như công nghiệp chế tạo ô tô, công ty quản lý tài sản,… Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) trái ngược với doanh nghiệp và khách hàng (B2C) hay doanh nghiệp và chính phủ (B2G).
B2B là hình thức doanh nghiệp này thực hiện hành vi mua bán, trao đổi với doanh nghiệp khác (Nguồn: TOS)
Xem thêm: C2C là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C ở Việt Nam
Điểm đặc trưng của kinh doanh B2B
Quy trình trao đổi hàng hóa riêng biệt là điểm đặc trưng của mô hình kinh doanh B2B. Nhờ thế, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp đối tác.
Khách hàng và doanh nghiệp thực hiện hành vi mua bán hoàn toàn trên các nền tảng thương mại. Doanh nghiệp đăng thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ cần trao đổi và người mua tiến hành tìm kiếm, lựa chọn những sản phẩm thích hợp.
Xem thêm: Wholesale là gì? Phân biệt Retail, Distributor và Wholesale
Nền tảng thương mại điện tử B2B là gì?
Thương mại điện tử B2B là hình thức các doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử hay các trang web. Toàn bộ quá trình đều thực hiện trực tuyến từ trao đổi, mua bán đến thanh toán cho doanh nghiệp.
Thương mại điện tử B2B thực hiện trên 2 nền tảng chính là sàn thương mại điện tử và trang website thương mại điện tử bán hàng.
Sàn thương mại điện tử B2B
Sàn thương mại điện tử B2B là hình thức kinh doanh bằng cách tạo một kênh giao dịch trung gian, thông qua đó, doanh nghiệp liên tục cập nhật sản phẩm, dịch vụ và người bán trực tiếp mua hàng tại kênh này. Mô hình này được gọi là mô hình B2B2C (doanh nghiệp với doanh nghiệp với khách hàng).
Ví dụ về thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay và có xu hướng thịnh hành là sàn thương mại điện tử Shopee. Shopee là kênh liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng, thực hiện mô hình B2B2C.
Xem thêm: Shopee SEO: Cách tăng traffic, Bán Nghìn đơn hàng
Website thương mại điện tử bán hàng
Website thường là kênh trao đổi, mua bán dịch vụ không hữu hình như dịch vụ chạy quảng cáo, dịch vụ trao đổi phần mềm qua lại,…
Khác với sàn thương mại điện tử, website là nơi trao đổi dịch vụ trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp đều có khả năng tạo ra những dịch vụ mang những tính năng khác nhau, sáng tạo khác nhau, vì thế, đây là nơi ít có đối thủ cạnh tranh hơn sàn TMĐT.
Website là nơi trao đổi dịch vụ trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau – nền tảng thương mại điện tử B2B (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm: 6 Cách Tạo Website Bán Hàng Online Miễn Phí
Tầm quan trọng của mô hình B2B trong Marketing
Mô hình B2B đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa, ngành thương mại điện tử phát triển, doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Dưới đây một số lợi ích mà mô hình B2B trong Marketing mang lại cho doanh nghiệp.
- Mô hình kinh doanh B2B được tiến hàng đúng cách giúp doanh nghiệp mang lại những mối quan hệ lâu dài.
- Cung cấp khả năng mở rộng và dự trữ của các sản phẩm, dịch vụ khi tham gia vào mô hình tương tác giữa doanh nghiệp.
- Tận dụng được sự đa dạng của các sản phẩm trong B2B, giúp doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm riêng biệt đến khách hàng trong mô hình B2C.
- Hơn thế nữa, doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu (Branding) cho mình, tự định vị thương hiệu trên thị trường.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Xem thêm: Lead Generation Marketing là gì trong Inbound Marketing?
Các loại mô hình B2B thường gặp
Dựa vào cách thức kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, mô hình B2B được chia làm 4 loại như sau.
Mô hình B2B thiên về người bán
Phân loại này rất phổ biến tại Việt Nam, là quá trình phân phối sản phẩm từ một doanh nghiệp đến các nhà bán lẻ (Retail), nhà phân phối. Như vậy, mô hình B2B thiên về người bán thường được sử dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Mô hình B2B thiên về người mua
Khác với mô hình trên, mô hình B2B thiên về bên mua không quá phổ biến tại Việt Nam, các doanh nghiệp hầu hết đều mua bán sản phẩm để bán ra cho khách hàng. Quá trình trao đổi hàng hóa được diễn ra chủ yếu trên website của doanh nghiệp, đồng thời, thực hiện các quá trình mua hàng, báo giá, thanh toán,… trên mô hình này.
Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì?
Mô hình B2B trung gian
Đây là mô hình mà doanh nghiệp và khách hàng kết nối, tương tác với nhau thông qua một kênh trung gian khác như Shopee, Lazada,… Tại đây, doanh nghiệp sẽ đăng tải nội dung và hình ảnh sản phẩm cần bán và người dùng tiến hành truy cập và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác
Mô hình dạng thương mại hợp tác tương tự như mô hình B2B trung gian. Tuy nhiên, mô hình này có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Điển hình như chợ điện tử (E-Markets), sàn giao dịch internet (Internet Exchanges), chợ trên mạng (E-Marketplaces),…
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng
Sự khác nhau giữa kênh kinh doanh B2B và B2C là gì?
Mô hình kinh doanh B2B và B2C đều có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây, là một vài sự khác biệt giữa 2 mô hình kinh doanh B2B và B2C:
- Khách hàng mục tiêu (Target Audience)
Đối tượng cuối cùng mà mô hình B2B cung cấp là các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà bán lẻ. Trong khi đó, B2C hướng đến người dùng – đối tượng trực tiếp tiêu dùng sản phẩm.
- Quá trình trao đổi, mua bán
B2B yêu cầu 2 bên mua bán thực hiện đàm phán giá cả, cách thức giao dịch, thanh toán. Mô hình B2C không sẽ yêu cầu thực hiện các quá trình trên.
- Hệ thống tích hợp
Đặc điểm của mô hình B2B là thực hiện trên sàn thương mại điện tử, vì thế, doanh nghiệp cần kết nối hệ thống với đối tác để thực hiện trao đổi hàng hóa. B2C là quá trình bán hàng trực tiếp đến khách hàng, vì thế không cần hệ thống tích hợp.
- Quá trình Marketing
- B2B: Bên cạnh chú trọng vào lợi ích, doanh nghiệp còn quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với đối tác, xây dựng uy tín thương hiệu.
- B2C: Khách hàng là đối tượng trực tiếp mà B2C hướng đến. Vì thế, dịch vụ chăm sóc, trải nghiệm của khách hàng (Customer Experience), kỹ thuật bán hàng,…
- Quá trình bán hàng
Mục tiêu của B2B là chuyển đổi khách hàng thành khách hàng tiềm năng, nhưng quá trình này thực hiện lâu hơn và phức tạp hơn, B2B cần tập trung vào xây dựng mối quan hệ để quảng bá sản phẩm.
Ví dụ về doanh nghiệp B2B
Mô hình B2B được nhiều doanh nghiệp sử dụng, dưới đây là một vài doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Amazon
Amazon là cái tên nổi tiếng trong ngành thương mại điện tử được sáng lập từ năm 2015. Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các sản phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp B2B nào cũng có nhu cầu. Hơn thế nữa, Amazon còn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình bằng cách cung cấp các dịch vụ như Điện toán đám mây, AI, Digital Streaming.
Xem thêm: 21 Kỹ Năng Bán Hàng Cơ Bản, Chuyên Nghiệp
Foxconn
Foxconn được biết đến là công ty đến từ Đài Loan, chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, phụ kiện điện tử lớn nhất thế giới hiện nay. Đối tác của Foxconn chủ yếu là các thương hiệu lớn đến từ Apple, Xiaomi, Amazon, Microsoft,…
Xem thêm: Cross Selling là gì? Ví dụ về Cross-Selling trong thực tế
Deutsche Post DHL
Deutsche Post DHL Group – công ty quản lý chuỗi cung ứng và giao hàng trọn gói đa quốc gia đến từ Đức và cũng là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới hiện nay. Doanh nghiệp hoạt động trên quy mô toàn cầu, trong những năm gần đây, doanh nghiệp mở rộng quy mô chuyển phát hướng đến nhà bán lẻ trên mạng xã hội.
Lazada
Lazada là ví dụ tiêu biểu khi nhắc đến sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Với quy mô rộng lớn, không những chuyên cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng, Lazada còn là một mô hình B2B dành cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Lazada luôn được đảm bảo những quyền lợi cho người dùng và chính sách bảo mật cho người bán. Sản phẩm trên Lazada được kiểm định về chất lượng, là nơi trao đổi mua bán đáng tin cậy cho người dùng.
Xem thêm: Sales Funnel là gì? Ý nghĩa và quy trình tạo phễu hiệu quả
Alibaba.com
Được thành lập vào năm 1999 bởi tỷ phú Jack Ma, Alibaba không chỉ thu hút lượng người dùng tại Trung Quốc mà còn đến từ các quốc gia khác trên thế giới. Bên cạnh khả năng tiếp cận với người dùng, Alibaba còn kết nối đến các nhà cung cấp, nhà sản xuất lớn với quy mô toàn cầu.
Bài viết này đã giới thiệu đến bạn thuật ngữ B2B là gì và những thông tin cơ bản dành cho những doanh nghiệp có mong muốn kinh doanh theo mô hình B2B để có những chiến lược định hướng rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên truy cập TOS để cập nhật thông tin Marketing mới mỗi ngày nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành