star star star star star

Brand Awareness là gì? Cách tăng mức độ Brand Awareness

avt
TOS Editor
21 tháng 3, 2023  

Brand Awareness là bước đầu tiên để phát triển, quản trị thương hiệu. Khách hàng có thể nhớ đến ngay sản phẩm của thương hiệu thì đó là sự thành công trong nhận biết thương hiệu. Vậy Brand Awareness là gì? Tìm hiểu ngay cùng TopOnSeek nhé!

Brand Awareness là gì?

Brand Awareness được hiểu là mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng, là khả năng sản phẩm, dịch vụ được nhận biết bởi khách hàng thông qua những gợi ý. Điều này không yêu cầu khách hàng phải biết rõ ràng thông tin mà chỉ cần khi sử dụng sản phẩm thì khách hàng sẽ nhớ, có cảm giác quen thuộc về thương hiệu.

Ví dụ: Khi nhắc đến thời trang cho gia đình, bạn sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu thời trang Yody, Ivy. Đây là sự thành công trong việc xây dựng Brand Awareness của thương hiệu Yody, Ivy.

>> Khám phá ngay:

Brand Awareness là mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng
Brand Awareness là mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Ý nghĩa của Brand Awareness trong Digital Marketing là gì?

  • Duy trì niềm tin với khách hàng

Theo thống kê, 95% quyết định mua hàng xuất hiện trong suy nghĩ của khách hàng. Vì vậy, nâng cao nhận biết thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty. Duy trì niềm tin với khách hàng chính là nâng cao khả năng mua hàng lặp đi lặp lại, đồng thời phát triển số lượng khách hàng tiềm năng.

Brand Awareness giúp duy trì niềm tin với khách hàng
Brand Awareness giúp duy trì niềm tin với khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)
  • Tăng giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu được tạo ra thông qua sự tin tưởng, lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Thông qua những đóng góp, đánh giá tích cực để nâng cao vị thế của thương hiệu.

Một số giá trị mà thương hiệu có thể nhận được:

  • Tăng tỷ lệ mua hàng
  • Tăng lượng khách hàng tiềm năng
  • Tăng khả năng phát triển quy mô của doanh nghiệp
  • Giá cổ phiếu, trái phiếu cao hơn
  • Tạo sự liên tưởng đến sản phẩm

Liên tưởng đến sản phẩm là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Khi khách hàng nghe được một bài hát, câu nói hay đọc một đoạn giới thiệu, họ sẽ liên tưởng ngay đến sản phẩm của thương hiệu.

Liên kết các hành động và sản phẩm của các thương hiệu cụ thể chính là yếu tố mà một Brand Awareness cần làm để nâng cao độ nhận biết của mình.

5 loại nhận biết thương hiệu thông dụng trong Marketing

Trước khi xây dựng Brand Awareness, bạn cần tìm hiểu về các mức độ của nhận biết đó ảnh hưởng đến quá trình của người tiêu dùng. Brand Awareness bao gồm 5 mức độ sau:

  • Brand Recognition

Brand Recognition (nhận biết thương hiệu) là mức độ nhận biết và công nhận sản phẩm. Người tiêu dùng xác định ngay đến thương hiệu thông qua các câu khẩu hiệu, logo, bao bì đóng gói và chiến lược Marketing.

Nhận biết thương hiệu có nhiều cách xác định phạm vi khác nhau, một trong số đó là tiến hành khảo sát là một cách để đánh giá xem thương hiệu có được công nhận hay không?

Brand Recognition là mức độ nhận biết và công nhận sản phẩm
Brand Recognition là mức độ nhận biết và công nhận sản phẩm (Nguồn: Sưu tầm)
  • Brand Recall

Đây là mức độ đầu tiên của Brand Awareness, hình thức này không yêu cầu khách hàng phải nhớ đến thương hiệu, mà chỉ yêu cầu người dùng công nhận các sản phẩm này thuộc thương hiệu đó.

Ví dụ: Jollibee, KFC, Texas có thể là ba thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ khi nhắc đến gà rán chiên giòn. Có thể nói, Texas đã bước đầu bước vào mức độ Brand Recall.

  • Top of mind Awareness

Top of mind Awareness (mức độ nhận biết ưu tiên) là mức độ cao nhất của Brand Awareness. Đây là sự lựa chọn đầu tiên được thêm vào danh sách suy nghĩ của khách hàng. Top of mind Awareness là mức độ mà nhiều doanh nghiệp mong muốn đạt được.

Top of mind Awareness là mức độ cao nhất của Brand Awareness
Top of mind Awareness là mức độ cao nhất của Brand Awareness (Nguồn: Sưu tầm)
  • Unaware of Brand

Thuật ngữ này dành cho những thương hiệu lần đầu tiên được nhắc đến, những doanh nghiệp mới thành lập. Người dùng không có những ấn tượng, suy nghĩ về thương hiệu này. Nhưng may mắn thay, đây là giai đoạn thương hiệu có nhiều cơ hội nhất để lựa chọn chiến dịch phát triển thích hợp.

  • Brand Dominance

Thông thường, Brand Awareness chỉ có 4 loại kể trên, nhưng trên thực tế thì có đến 5 loại. Brand Dominance (nhận biết hàng đầu) là mức độ cao hơn Top of mind Awareness. Nhận biết ưu tiên là khi người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu đầu tiên trong bất kỳ danh mục sản phẩm nào, từ đó, thương hiệu trở thành sản phẩm.

>>> Tham khảo thêm: Metric là gì? Hiểu rõ 15 chỉ số đo lường Marketing Metrics hiệu quả

Cách tăng mức độ Brand Awareness hiệu quả

Để xây dựng brand Awareness hiệu quả, thương hiệu cần có những cách để tăng mức độ nhận biết. Cùng TopOnSeek điểm qua 5 cách sau đây.

Xác định khách hàng mục tiêu

Bất kỳ chiến lược hay doanh nghiệp nào muốn phát triển đều cần xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, Brand Awareness cũng không ngoại lệ. Định hướng đúng đối tượng vừa giúp thương hiệu đạt kết quả nhanh hơn, hạn chế được những khoản ngân sách không đáng có.

Đặt ra các KPI phù hợp

Để định hướng thương hiệu đi đúng mục tiêu, cần đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động thông qua KPI (chỉ số hiệu suất chính). KPI đề cập đến 4 chỉ số sau:

  • Lượt truy cập trang web của thương hiệu
  • Lượt tương tác trên mạng xã hội
  • Lượng tìm kiếm thương hiệu
  • Theo dõi đề cập thương hiệu

Xây dựng chiến dịch cho thương hiệu

Bước tiếp theo, thương hiệu cần triển khai những chiến lược cụ thể bằng các chiến lược quảng cáo, sử dụng đại sứ thương hiệu, nền tảng mạng xã hội hay các hoạt động tài trợ, giao lưu để tăng độ phủ sóng sản phẩm.

Các chiến dịch Brand Awareness nên đề ra những yêu cầu đơn giản như tạo ra sự công nhận, giá trị của sản phẩm thay vì mục tiêu khó chuyển đổi như tăng doanh thu, đăng ký tham gia Hội thảo.

Quảng bá diện rộng trên các phương tiện truyền thông

Phương tiện truyền thông là hệ sinh thái tiềm năng để khai thác, quảng bá sản phẩm đến thị trường thế giới. Vì vậy, sau khi thiết lập các chiến lược phù hợp, bước tiếp theo là quảng cáo chúng trên các phương tiện truyền thông giúp:

Thúc đẩy Viral Marketing giúp tăng cao Brand Awareness

Đây là hình thức tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm một cách nhanh chóng, rộng rãi từ người này sang người khác.

Viral Marketing hiện đang được nhiều thương hiệu ưu tiên sử dụng trên các phương tiện truyền thông, bởi:

  • Dễ dàng tiếp cận và tạo ấn tượng đến nhiều đối tượng
  • Mức chi phí bỏ ra không cao
  • Digital Marketing có khả năng kết nối nhanh chóng, dễ lan truyền
  • Chiến dịch Viral Marketing được lưu trữ vĩnh viễn

>>Xem thêm: Brand guideline là gì? Mẫu brand guideline của các thương hiệu nổi tiếng

Cách đo lường hiệu quả của mức độ nhận biết thương hiệu

Dưới đây là 2 cách để đo lường mức độ hiệu quả của nhận biết thương hiệu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đo lường định lượng (Quantitative Brand Awareness Measures)

Đo lường định lượng là phương pháp đo lường thông qua chỉ số cụ thể sau để phác họa bức tranh tổng quát về Brand Awareness:

  • Lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic)
  • Lượng truy cập website (Site Traffic Numbers)
  • Tương tác của khách hàng (Social Engagement)

>> Có thể bạn chưa biết:

Traffic là gì? 7 cách tăng lượt traffic đột phá cho website

Vì sao User Engagement giúp cải thiện thứ hạng SEO?

Content Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z cho người mới

Đo lường định tính Qualitative Brand Awareness Measures)

Đo lường định tính được đo lường thông qua các hình thức sau:

Ví dụ về nhận biết thương hiệu

Brand Awareness của Coca-Cola

Coca-Cola là ví dụ điển hình nhất cho Top of mind Awareness. Khi nhắc đến “nước ngọt có ga” thì suy nghĩ đầu tiên trong tiềm thức của người dùng sẽ là Coca-Cola – thương hiệu nước uống lớn nhất thế giới. Tại sao Coca-Cola lại phát triển đến thế?

  • Coca-Cola là nhãn hiệu nước ngọt đầu tiên trên thế giới
  • Thường xuyên sử dụng chiến lược trên mạng xã hội
  • Đầu tư cho các hoạt động CSR, tài trợ, quảng bá
Coca-Cola là ví dụ điển hình khi nhắc đến Brand Awareness
Coca-Cola là ví dụ điển hình khi nhắc đến Brand Awareness (Nguồn: Sưu tầm)

Brand Awareness của KFC

“Vị ngon trên từng ngón tay”, đây chắc hẳn không còn xa lạ cho những tín đồ thích ăn gà, KFC. Mặc dù đây không phải là thương hiệu gà rán có doanh thu cao nhất nhưng là sự lựa chọn hàng đầu cho những “buổi tiệc gà”. KFC đạt được thành công hôm nay bởi:

  • Sử dụng câu slogan hấp dẫn, thông minh
  • Sử dụng các kế hoạch Marketing hiệu quả
  • Nội dung truyền tải trên các trang web chất lượng

Một số câu hỏi liên quan đến nhận biết thương hiệu

Khác biệt giữa Brand Awareness và Brand Identity là gì?

Brand Awareness và Brand Identity có tên gọi khá giống nhau. Tuy nhiên chúng lại mang ý nghĩa khác nhau.

  • Brand Identity: Nhận diện thương hiệu, chỉ mức độ khách hàng hiểu biết và am hiểu về sản phẩm thông qua logo, slogan, quảng cáo ngoài trời,…
  • Brand Awareness: Nhận biết thương hiệu, chỉ mức độ ghi nhớ và nhận ra thương hiệu của khách hàng.

Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Brand Recognition là bước đầu trong nhận biết thương hiệu. Trong khi Brand Recognition là sự nhận biết và công nhận sản phẩm thì Brand Awareness là ghi nhớ, nhận ra ngay thương hiệu khi thấy logo, slogan của thương hiệu.

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Brand Awareness và Brand Recognition
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Brand Awareness và Brand Recognition (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những thông tin về Brand Awareness (nhận biết thương hiệu) mà TOS muốn đem đến cho bạn. Nếu có những thắc mắc, câu hỏi gì thì nhanh tay gửi về cho TopOnSeek nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: 

Tags: Nhượng quyền thương hiệu; Xây dựng thương hiệu cá nhân; Xây dựng thương hiệu

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat