Brand Equity là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của tài sản thương hiệu
Brand Equity (Tài sản thương hiệu) là giá trị mà thương hiệu của bạn mang lại cho doanh nghiệp. Một trong những cách để duy trì nhận thức của doanh nghiệp nghiệp là áp dụng mô hình Brand Equity của David Aaker. Vậy Brand Equity là gì? Tài sản thương hiệu trong quản trị thương hiệu có ý nghĩa thế nào đối với một doanh nghiệp? Cùng TopOnSeek tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!
Brand Equity là gì?
Brand Equity (Tài sản thương hiệu) đề cập về giá trị được cộng thêm khi công ty sản xuất một sản phẩm, dịch vụ nổi bật. Các công ty tạo ra tài sản thương hiệu bằng cách tạo ra chúng có độ nhận diện cao, vượt trội về chất lượng cũng như độ tin cậy cao. Cách hình thức tiếp thị cũng góp phần tạo ra tài sản thương hiệu.
Khi công ty có Brand Equity cao, khách hàng sẵn sàng chi trả giá cao cho sản phẩm đó thay vì sản phẩm tương tự ở các công ty khác với mức giá thấp hơn. Tùy thuộc vào trải nghiệm của khách hàng, họ sẽ đánh giá tài sản thương hiệu của công ty, nếu họ hài lòng và có những trải nghiệm tốt thì Brand Equity sẽ đạt giá trị dương (+) và ngược lại.
Xem thêm:
- Brand guideline là gì? Mẫu brand guideline của các thương hiệu nổi tiếng
- Brand Personality là gì? Hiểu đúng về tính cách thương hiệu
Ý nghĩa của Brand Equity trong Marketing là gì?
Brand Equity có mối liên quan trực tiếp đến lợi nhuận. Khi người dùng nhận thức được thương hiệu của bạn, học sẽ mua sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh, ngay cả khi có giá bán cao hơn.
Khi tài sản thương hiệu của bạn được thiết lập, khả năng trung thành của khách hàng sẽ cao hơn. Điều này cho phép tỷ lệ giữ chân khách hàng cao và chuyển đổi thành lợi nhuận trong những năm tới.
Doanh nghiệp có thể xây dựng Brand Equity dựa vào 2 hướng đi chủ yếu sau:
- Xây dựng tỷ lệ nghịch dựa vào kế hoạch chi tiêu và độ nhận diện thương hiệu.
- Tăng tỷ suất lợi nhuận dựa trên từng sản phẩm hay khách hàng.
Xem thêm: Guideline là gì?
5 yếu tố tạo nên Brand Equity
Mô hình Brand Equity của David Aaker gồm 5 yếu tố sau:
- Brand Awareness (Nhận thức thương hiệu): Người dùng có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm của bạn không? Thông điệp và nội dung sản phẩm phải luôn được gắn liền với nhau để người tiêu dùng có thể nhận biết thương hiệu của bạn, ngay cả khi đó là sản phẩm mới.
- Brand Loyalty (Lòng trung thành với thương hiệu): Lòng trung thành được tạo ra từ những trải nghiệm trong quá khứ và hiện tại với thương hiệu, về nhận thức và các thuộc tính khác của thương hiệu. Mặc dù lòng trung thành chủ yếu dựa trên sở thích cá nhân nhưng xây dựng đa dạng thuộc tính khác nhau giúp thương hiệu tăng tỷ suất lợi nhuận và giành quyền kiểm soát khách hàng hơn.
- Brand Association (Mối liên kết thương hiệu): Tập trung tạo mối liên kết chủ yếu tập trung vào cảm xúc, tâm lý khách hàng với thương hiệu một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.
- Perceived Quality (Chất lượng nhận thức): Nâng cao giá trị nhận thức là nâng cao trải nghiệm của người dùng, đồng thời tăng doanh số bán hàng. Chất lượng nhận thức là khi khách hàng đánh giá sản phẩm dựa trên những trải nghiệm tổng thể. Nếu bản chất sản phẩm có tốt nhưng trải nghiệm trong quá khứ của khách hàng không tốt thì khả năng cao họ sẽ không có những phản ứng tích cực với thương hiệu.
- Proprietary Asset (Tài sản sở hữu): Là toàn bộ những bằng sáng chế, đơn xin cấp bằng sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, bản quyền, thiết kế,… trong kinh doanh làm tăng giá trị, tạo lợi thế cạnh tranh.
Xem thêm:
- Định vị thương hiệu là gì? Các bước của chiến lược định vị thương hiệu
- Google brand SERPs: Lý do “thống trị” People Also Ask
Ví dụ về Brand Equity của các thương hiệu nổi tiếng thế giới
Brand Equity có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, xây dựng giá trị thương hiệu. Một số case study điển hình cho sự thành công của Brand Equity như sau:
Case study Brand Equity của Apple
Để có vị thế như ngày hôm nay, Apple đã trải qua nhiều những cuộc đổi mới, cách mạng hóa. Một trong những bước tiến lớn nhất của Apple phải kể đến giai đoạn cuối thế kỷ 20. Vào những năm 1990, Apple gần như bước vào con đường phá sản. John Sculley đã nói “Mọi người nói về công nghệ, nhưng Apple là một công ty tiếp thị. Nó là công ty tiếp thị của thế kỷ”. Với sự hỗ trợ của những người dùng Apple trung thành cùng sự quay trở lại của Steve Jobs, ông đã có cơ sở để đổi mới.
Simon Sinek đã từng nói rằng: “Mọi người không mua những gì bạn làm. Họ mua lý do tại sao bạn làm điều đó”. Nhiều công ty đã cố gắng chuyển đổi từ máy tính sang các sản phẩm khác nhưng thất bại. Apple không làm vậy, họ tập trung vào phát triển sản phẩm và tạo mối quan hệ với người dùng. Vì vậy, khi họ giới thiệu những sản phẩm cách mạng như IPad hay Iphone đều được nhiều người hào hứng đón nhận thay vì bối rối. Tập trung vào sản phẩm và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng đã tạo ra sự thành công của Steve Jobs và các cộng sự sau này.
Xem thêm: Brand Strategy là gì? 7 yếu tố giúp xây dựng chiến lược
Case study Brand Equity của Coca Cola
Với tỷ suất lợi nhuận từ 25-30%, Coca-Cola được đánh giá là một trong những thương hiệu nước ngọt có ga lớn nhất thế giới. Thế nhưng, mọi người vẫn không quên được cuộc cạnh tranh bùng nổ giữa Coca-Cola và Pepsi. Mặc dù, Pepsi có phần vượt trội hơn về cổ phần đầu tư nhưng Coca-Cola lại đa dạng hơn về mặt sản phẩm.
Năm 1980, Coke đã xem xét lại các chiến lược của mình, sai lầm đã bắt đầu từ khi Coke quyết định thay đổi hương vị (ngọt hơn) của sản phẩm và nhận lại những phản ứng dữ dội từ người dùng. Ngay sau đó, Coca-Cola đã bắt đầu tập trung vào thương hiệu của mình hơn là sản phẩm. Họ nhấn mạnh cách Coca-Cola gắn kết tình cảm gia đình bằng cách sử dụng mối quan hệ và nỗi nhớ (chiến dịch Share a Coke). Thương hiệu sử dụng logo, phông chữ và bảng màu mang đậm thương hiệu Coca. Bằng cách liên kết mối quan hệ với khách hàng thông qua những thông điệp, nội dung truyền tải, Coca-Cola đã thành công thu hút đông đảo sự tham gia của người dùng.
Xem thêm: Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu
Cách xây dựng Brand Equity hiệu quả
Để xây dựng được một Brand Equity hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua 4 cách sau đây.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên mà mọi doanh nghiệp cần tập trung phát triển. Người dùng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Vậy nên, để đáp ứng những nhu cầu đó, doanh nghiệp phải đa dạng chức năng của sản phẩm hơn. Liên tục cải tiến và phát triển để mang lại những tính năng vượt trội, độc quyền tạo lợi thế cạnh tranh.
Trung thành với những giá trị cốt lõi
Bằng những giá trị cốt lõi cùng chất lượng sản phẩm tạo nên những khác biệt mang đến cho người tiêu dùng. Giá trị sản phẩm và giá trị doanh nghiệp là những yếu tố của cốt lõi sản phẩm, nó giúp doanh nghiệp thu hút nhiều đối tượng khách hàng và tạo lợi thế với đối thủ cạnh tranh trong thị trường ngách. Thế nhưng, doanh nghiệp cũng cần thỏa mãn những điều kiện về nhu cầu cũng như tính năng của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Các bước chiến lược
Nắm rõ thông tin về dịch vụ và thương hiệu
Việc chạy theo xu hướng mà không xác định rõ Brand Equity của doanh nghiệp mình sẽ khiến khách hàng chạy ra xa khỏi dịch vụ của sản phẩm. Thực tế đã có nhiều công ty đã mắc phải sai lầm nay. Doanh nghiệp cần phân tích ý nghĩa của dịch vụ và thiết lập mục đích của mình. Từ đó, tạo ra được tệp khách hàng và chiến lược thích hợp.
Nhất quán về mặt thông điệp
Để tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần có sự nhất quán thông điệp về hình ảnh và cả nội dung. Hình ảnh, logo hay mảng màu cần được xây dựng nhất quán và xoay quanh giá trị cốt lõi. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có những chiến lược, kênh tiếp thị hay quảng cáo có tính thống nhất và đồng điệu trong trải nghiệm của khách hàng.
Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Trọn bộ những bước thiết kế cơ bản
Brand Equity đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị phần của doanh nghiệp. Vì thế, cần xây dựng tài sản thương hiệu đúng đắn và hiệu quả. Trên đây là toàn bộ kiến thức về Brand Equity mà TOS mang đến cho bạn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược và định giá đúng đắn thương hiệu của mình.
Tags: Branding là gì; Xây dựng thương hiệu cá nhân; Xây dựng thương hiệu; Brand Marketing là gì; Nhượng quyền thương hiệu
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành