star star star star star

Brand Personality là gì? Hiểu đúng về tính cách thương hiệu

avt
TOS Editor
23 tháng 4, 2023  

Brand Personality là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất khi xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy Brand Personality là gì? Brand Personality có vai trò như thế nào trong chiến lược Marketing? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của TopOnSeek.

Brand Personality là gì?

Brand Personality là một thuật ngữ Marketing phổ biến thường được dùng để chỉ các đặc điểm khác biệt về mặt cảm xúc của thương hiệu mà doanh nghiệp muốn người dùng nhìn nhận. Những đặc điểm này bao gồm mạnh mẽ, quyết đoán, nhẹ nhàng, uy tín, năng động, trách nhiệm,…

Bất kỳ thương hiệu nào cũng cần có tính cách cụ thể, gắn liền với hình ảnh và bản sắc thương hiệu. Ngoài ra, các dịch vụ/sản phẩm và kế hoạch Marketing của thương hiệu cũng phải đồng nhất và thể hiện rõ ràng nét tính cách đó.

Xem thêm:

Brand Personality được dùng để chỉ các đặc điểm khác biệt về mặt cảm xúc của thương hiệu
Brand Personality được dùng để chỉ các đặc điểm khác biệt về mặt cảm xúc của thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

12 tính cách thương hiệu

Nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung chính là “cha đẻ” của mô hình tính cách đang được nhiều thương hiệu lớn sử dụng. Mô hình tính cách thương hiệu được xây dựng với 12 hình mẫu mang những đặc điểm và giá trị hoàn toàn khác biệt.

  1. Người bình thường (The Regular Guy): Hình mẫu này tốt bụng, biết lắng nghe và chia sẻ, nhờ đó dễ dàng tạo cảm giác thân thiện và kết nối khách hàng hiệu quả. Một số thương hiệu đi theo mô hình The Regular Guy là IKEA, Levi’s, eBay,…
  2. Tình nhân (The Lover): Những thương hiệu Pandora, Chanel, Victoria’s Secret, Dior,… là ví dụ nổi bật của mô hình The Lover. Họ sở hữu sự lãng mạn, tình cảm, ấm áp và mong muốn chia sẻ những điều này đến người dùng.
  3. Chú hề (The Jester): Để mang tới niềm vui, tiếng cười cho khách hàng, các thương hiệu M&M’s, Fanta đều cố gắng xây dựng một tính cách hài hước, tinh nghịch và vui tươi.
  4. Người khởi tạo (The Creator): Các thương hiệu lớn như Dobe, Lego, Apple, Adobe đều sở hữu sự sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp nhằm xây dựng những giá trị bền vững trong mắt khách hàng.
  5. Người kiểm soát (The Ruler): Để tạo ra cảm giác an toàn cho khách hàng, những “ông lớn” như Microsoft, Rolex, Mercedes-Benz luôn cố gắng xây dựng hình ảnh thương hiệu đậm tính tổ chức và trách nhiệm.
  6. Người chăm sóc (The Caregiver): Johnson & Johnson, UNICEF, Heinz,… là những thương hiệu đi theo mô hình The Caregiver. Với những đặc điểm như chu đáo, dịu dàng,… tạo cho người dùng cảm giác thấu hiểu và an toàn.
  7. Ảo thuật gia (The Magician): Với mong muốn đưa ước mơ của khách hàng trở thành sự thật, các thương hiệu như Disney, TED, MAC Cosmetics,… đều cố gắng thổi sự mộng mơ và lãng mạn vào trong hình ảnh của mình.
  8. Người hùng (The Hero): Phải làm thế nào để giúp người dùng giải quyết các vấn đề của họ (Pain Point)? Hãy nhìn cách mà thương hiệu Nike, BMW đang làm với Brand Personality của họ. Những thương hiệu này tạo sự tự tin, mạnh mẽ và đang gây ấn tượng đặc biệt với đông đảo người dùng.
  9. Kẻ nổi loạn (The Rebel): Những thương hiệu Virgin, Vans, MTV đã thổi bùng ngọn lửa khao khát tự do nơi khách hàng, khuyến khích họ phá vỡ những giá trị vốn và dẹp bỏ mọi quy tắc.
  10. Kẻ ngây thơ (The Innocent): Đây là tính cách thương hiệu thường thấy ở Coca-Cola, Dove và Volkswagen. Các thương hiệu này đang cố gắng mang lại cảm giác hạnh phúc cho người dùng bằng cách tạo ra sự trẻ trung và đầy hoài niệm.
  11. Người khai phá (The Explorer): Nếu nói về sự mạo hiểm, khơi gợi sự yêu thích trải nghiệm cho người dùng thì không thể không nhắc đến The North Face, Red Bull, NASA,…
  12. Người khôn ngoan (The Sage): Tính cách thương hiệu này cung cấp sự hiểu biết, nguồn kiến thức vô hạn đến khách hàng thông qua sự thông minh và hiểu biết rộng. Những thương hiệu đang áp dụng mô hình này gồm Google, Quora, The Economist,…

Xem thêm:

12 hình mẫu tính cách thương hiệu mang những đặc điểm và giá trị hoàn toàn khác biệt
12 hình mẫu tính cách thương hiệu mang những đặc điểm và giá trị hoàn toàn khác biệt (Nguồn: Sưu tầm)

Xây dựng tính cách thương hiệu

Sau khi đã hiểu được khái niệm  Brand Personality thì bạn có thể tiến hành xây dựng tính cách thương hiệu. Dưới đây là 6 bước xây dựng tính cách thương hiệu:

  • Xác định đối tượng mục tiêu: Trước khi thực hiện xây dựng tính cách thương hiệu, bạn cần hiểu rõ thị trường cũng như khách hàng của mình. Doanh nghiệp của bạn cần có tính cách thương hiệu phù hợp với tính cách, sở thích của nhóm đối tượng mục tiêu (Target Audience).
  • Định vị thương hiệu: Ngoài phân tích thị trường, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rõ chính bản thân. Khi đã xác định được các yếu tố cốt lõi thì tính cách thương hiệu của doanh nghiệp sẽ dần được định hình rõ ràng.
  • Liệt kê danh sách các tính từ phù hợp với nghiên cứu: Sử dụng những thông tin đã thu thập ở 2 bước, kết hợp cùng mô hình tính cách kiểu mẫu để xác định được cá tính có thể sẽ phù hợp với thương hiệu.
  • Chọn và phối hợp các tính cách phù hợp với thương hiệu: Brand Personality nên được thể hiện bằng nhiều tính cách, có thể là 2 hoặc tối đa là 3. Những tính cách này cần phải phù hợp, liên quan và có thể bổ trợ cho nhau.
  • Triển khai xây dựng tính cách thương hiệu ngoại tuyến: Khi đã lựa chọn được tính cách thương hiệu phù hợp, doanh nghiệp cần cho mọi người biết đến thương hiệu của mình thông qua những hoạt động truyền thông. Bạn có thể truyền tải Brand Personality qua gương mặt người đại diện, các quảng cáo ngoài trời, nhân viên tiếp thị tại điểm bán sử dụng POSM,…
  • Xây dựng tính cách thương hiệu trên Internet: Tính cách thương hiệu trên Internet sẽ được thể hiện rõ qua hình ảnh, âm thanh, giọng điệu,… Do đó, cách khai thác Content Marketing, cách gửi mail, ấn phẩm trên các phương tiện truyền thông,… của thương hiệu cần được thể hiện rõ Brand Personality.

Xem thêm:

Ví dụ về tính cách thương hiệu

Để hiểu rõ hơn về tính cách thương hiệu, TopOnSeek sẽ nêu ra 3 ví dụ về Brand Personality của một số thương hiệu nổi tiếng.

Tính cách thương hiệu của Coca-Cola

Tính cách thương hiệu của Coca-Cola là vui vẻ, quan tâm và yêu thương.

Coca-Cola định vị thương hiệu sẽ mang đến tiếng cười, niềm hạnh phúc cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì vậy, sản phẩm nước ngọt Coca-Cola được ưu ái trong những bữa tiệc, dịp cuối năm hoặc ngày Lễ. Họ luôn muốn sản phẩm và chiến dịch Marketing của minh đem đến niềm hạnh phúc cho con người, từ đó giúp người dùng tận hưởng “A coke and a smile”. Hơn nữa, màu đỏ của thương hiệu cũng cho thấy sự vui vẻ, hạnh phúc và phấn khởi đúng như tính cách mà Coca-Cola muốn thể hiện.

Coca-Cola mang tính cách thương hiệu là vui vẻ, quan tâm và yêu thương
Coca-Cola mang tính cách thương hiệu là vui vẻ, quan tâm và yêu thương (Nguồn: Sưu tầm)

Tính cách thương hiệu của Nike

Tính cách thương hiệu của Nike là sự phấn khích, sáng tạo, thú vị.

Nike có phong cách năng động, kích thích, sáng tạo, cá tính, thú vị, cực ngầu. Slogan của Nike là “Just do it” đã tạo nên khí thế, khích lệ mọi người luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu. Nike mang đến cho người mặc sản phẩm của họ sự tự tin, từ đó khơi dậy lòng trung thành, khiến nhiều người lựa chọn Nike hơn các đối thủ cạnh tranh.

Nike chọn sự phấn khích, sáng tạo, thú vị là tính cách chính thương hiệu
Nike chọn sự phấn khích, sáng tạo, thú vị là tính cách chính thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

Tính cách thương hiệu của Vinamilk

Tính cách thương hiệu của Vinamilk là quan tâm, ân cần và chu đáo.

Vinamilk luôn nỗ lực để chăm sóc sức khỏe cũng như mang lại hạnh phúc cho người dân Việt Nam. Đối tượng khách hàng chính của họ là những người quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe. Do đó, việc tạo dựng sự quan tâm, chu đáo đến người dùng giúp thương hiệu có được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Với sản phẩm sữa tươi tự nhiên được cung cấp từ những chú bò khỏe mạnh, thương hiệu đã tập trung thực hiện các chiến dịch Marketing xoay quanh hình ảnh chú bò thân thiện, đầy sự ân cần và quan tâm.

Thương hiệu Vinamilk xây dựng tính cách quan tâm, ân cần và chu đáo
Thương hiệu Vinamilk xây dựng tính cách quan tâm, ân cần và chu đáo (Nguồn: Sưu tầm)

Để tạo dựng được một thương hiệu có độ nhận biết cao thì cần rất nhiều nỗ lực. Trong đó, xây dựng Brand Personality phù hợp là điều mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm bởi đây chính là nền tảng cho mọi hoạt động quảng bá thương hiệu sau này. TopOnSeek mong rằng, bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn tự tin hơn khi xây dựng Brand Personality cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu về dịch vụ SEO, đừng chần chờ mà hãy liên hệ ngay với TOS để được tư vấn chi tiết nhé!

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO
  1. Brand Persona là gì?

    Brand Persona là những đặc điểm tính cách mà thương hiệu muốn khách hàng nhìn nhận. Đây là yếu tố quan trọng giúp khi là nền tảng cho mọi hoạt động quảng bá thương hiệu sau này.

  2. 12 tính cách thương hiệu (Brand Personality) là gì?

    12 tính cách thương hiệu (Brand Personality) là mô hình được đưa ra bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung với những đặc điểm và giá trị hoàn toàn khác biệt. Đây là mô hình được nhiều thương hiệu lớn sử dụng.

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat