Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0
Khái niệm Branding là gì đã không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu đang tự mình xây dựng một thương hiệu, bạn cần hiểu và tập trung vào thuật ngữ này để phát triển công ty. Nhờ đó. sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ tạo được ấn tượng riêng với khách hàng. Vậy Branding đóng vai trò gì và làm thế nào để tự mình quản trị thương hiệu vững chắc. Bạn hãy cùng TOS khám phá ngay ở bài viết nhé.
Xem thêm:
- Customer Engagement Là Gì? Chiến Lược Thúc Đẩy Tương Tác Khách Hàng
- Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu
Khái niệm Branding là gì?
Branding bao gồm tất cả những hoạt động mà công ty phải làm để xây dựng thương hiệu. Cụ thể, công việc Branding sẽ gồm chiến lược phát triển thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng (Brand Identity) và tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).
Xem thêm:
- Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
- Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing
Làm Branding đem lại hiệu quả gì cho thương hiệu?
Branding là chìa khóa thành công cho mỗi doanh nghiệp. Để thương hiệu phát triển và được nhiều người biết đến, bạn cần sáng tạo được dấu ấn riêng. Nhờ đó, bạn sẽ xây dựng tệp khách hàng trung thành và tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Ngay bây giờ, hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu về những ưu điểm mà Branding mang lại nhé.
Xây dựng độ nhận diện thương hiệu một cách có nguyên tắc
Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa nhận diện thương hiệu và nhận thức thương hiệu. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Doanh nghiệp sẽ xây dựng độ nhận diện thương hiệu cho khách hàng bằng việc sáng tạo hình ảnh và tiếng nói của thương hiệu. Nhận thức thương hiệu chính là kết quả của quá trình này. Từ đó, người dùng sẽ tin tưởng và có thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Trong tương lai, đây sẽ là tệp khách hàng trung thành của thương hiệu.
Doanh nghiệp cần xây dựng độ nhận diện thương hiệu bằng vai trò, hình ảnh hoặc tiếng nói. Từ đó, người tiêu dùng sẽ có ấn tượng và dần tin tưởng khi sử dụng sản phẩm của bạn. Việc xây dựng độ nhận diện thương hiệu cũng giúp các chiến lược quảng bá của doanh nghiệp đạt hiệu quả nhanh chóng.
Xem thêm:
- Chạy Ads là gì? Các loại hình chạy quảng cáo phổ biến hiện nay
- Content Marketing là gì? UPDATE 5 xu hướng mới nhất
Hiệu quả của quảng cáo truyền miệng tăng cao
Truyền miệng là hình thức Marketing 0 đồng mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. Đây được xem như đòn bẩy giúp người tiêu dùng nhanh chóng nhận thức được thương hiệu. Thông qua việc Branding, doanh nghiệp có thể xây dựng thói quen của khách hàng bằng cách sáng tạo ra nhiều câu chuyện có giá trị. Sau đó, bạn sẽ dùng hình thức truyền miệng từ chính người tiêu dùng để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Việc xây dựng lòng tin của khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Thông qua đó, bạn có thể giữ chân được những người tiêu dùng trung thành với sản phẩm. Việc khách hàng giới thiệu và kể cho bạn bè hoặc người thân về thương hiệu sẽ là cơ hội tuyệt vời để quảng bá. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thêm nhiều dữ liệu để sáng tạo những câu chuyện Branding nối tiếp cho thương hiệu.
Xem thêm:
- Word Of Mouth là gì? Ảnh hưởng của truyền miệng trong Marketing
- Brand Personality là gì? Hiểu đúng về tính cách thương hiệu
Tạo được cộng đồng người dùng trung thành
Khách hàng tiềm năng đóng vai trò như người bạn đồng hành với doanh nghiệp. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ mới được ra mắt, đây sẽ là những người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn thương hiệu của bạn. Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc Branding sẽ giúp bạn tạo được cộng đồng người tiêu dùng trung thành.
Sau đó, bạn hãy tiếp tục nghiên cứu tâm lý khách hàng để tạo quy tắc ứng xử khi phục vụ của doanh nghiệp và sáng tạo thêm các thiết kế, màu sắc độc đáo. Việc này sẽ giúp thương hiệu ngày càng chiếm được trái tim của người tiêu dùng. Đặc biệt, độ nhận diện thương hiệu tốt khiến khách hàng cảm thấy gắn bó và muốn trải nghiệm sản phẩm của bạn nhiều hơn. Từ đó, thương hiệu sẽ xây dựng được thói quen của người tiêu dùng và có tệp khách hàng trung thành.
Xem thêm:
- Client là gì? Sự khác nhau giữa Agency và Client là gì?
- Target Market là gì? Tầm quan trọng, cách xác định, phân loại và ví dụ về Target Market
Bộ nhận diện thương hiệu – yếu tố quan trọng trong Branding
Mỗi doanh nghiệp đều cần có bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity). Đây là yếu tố quan trọng giúp khách hàng ấn tượng và ghi nhớ sản phẩm của bạn ở lần đầu tiên. Vậy bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì? Bạn hãy khám phá ngay cùng TopOnSeek nhé.
- Logo: Logo được xem là gương mặt đại diện mà khách hàng dùng để phân biệt các thương hiệu. Chính vì thế, bạn cần thiết kế logo mang thông điệp và ý nghĩa của doanh nghiệp.
- Màu sắc: Màu sắc đại diện cho mỗi thương hiệu sẽ có ý nghĩa khác nhau. Đặc biệt, màu chủ đạo sẽ phản ánh rõ tính cách và thông điệp bạn đang hướng đến. Chính vì thế, bạn nên kết hợp màu sắc phù hợp với màu logo để tạo sự hài hòa cho thương hiệu.
- Hình thái (form & shape): Đây là hình dạng của logo mà bạn hướng đến để thể hiện tích cách của thương hiệu. Hình thái mang đến nhiều câu chuyện về phong cách và hình ảnh của mà bạn đang hướng đến.
- Website: Tương tự logo, website cũng chính là gương mặt đại diện trên internet cho thương hiệu. Trang web sẽ giúp khách hàng tìm hiểu về tính cách, thông điệp, định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
- Bao bì sản phẩm: Khi mua sản phẩm, khách hàng sẽ quan sát bao bì đầu tiên. Chính vì thế, bạn cần sáng tạo bao bì thật ấn tượng và độc đáo để người tiêu dùng chú ý. Bao bì đẹp thường sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn.
- Danh thiếp: Đây là thẻ chứa các thông tin liên lạc của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, danh thiếp còn giúp bạn quảng cáo thương hiệu nếu bạn biết cách tận dụng.
Xem thêm:
- Brand guideline là gì? Mẫu brand guideline của các thương hiệu nổi tiếng
- SEO tổng thể là gì? Lợi ích SEO web tổng thể mang lại cho doanh nghiệp
- 31 Cách tăng traffic cho website hiệu quả nhất, thực hiện ngay để trang mình lên Top 1
Bạn có đang tự mình làm Branding nhưng không hề hay biết?
Nếu tìm hiểu kỹ Branding là gì, bạn sẽ nhận ra Branding không chỉ là việc xây dựng các quy trình và chiến lược bài bản của các doanh nghiệp lớn. Bất kì ai cũng có thể tự mình Branding, tuy nhiên, bạn lại không hề hay biết đến điều này. Thực tế, Branding là việc xây dựng nhận thức về thương hiệu cho mọi người. Đây là điều mà cá nhân nào cũng có thể làm được.
Trong đời sống thường ngày, một nhân viên cũng có thể xây dựng thương hiệu cho quán ăn bằng cách giữ thái độ tích cực khi phục vụ. Giáo viên cũng được xem là đang Branding khi luôn đến giảng dạy nhiệt tình và lên lớp đúng giờ. Mỗi cá nhân đều có thể xây dựng thương hiệu nhưng lại không hề hay biết.
Đôi khi, bạn sẽ nghĩ mình đang Marketing cho bản thân chứ không phải Branding. Tuy nhiên, việc Branding và Marketing lại hoàn toàn khác nhau. Marketing là phương tiện giúp bạn tìm kiếm được khách hàng thực sự. Thế nhưng, Branding lại mang đến những giá trị bền vững hơn vì bạn có thể xây dựng được lòng trung thành của những người xung quanh.
Xem thêm:
- Customer experience là gì? Làm gì để đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng?
- Brand Marketing là gì? Công việc Brand Marketing làm như thế nào?
Những vấn đề thường gặp khác về Branding
Hiệu quả cuối của Branding được đo lường bằng gì?
Hiệu quả cuối của Branding được đo lường bằng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng. Bạn có thể dễ dàng nhận được các bảng khảo sát thương hiệu khi xem video trên Youtube, đây cũng chính là một trong những phương pháp được sử dụng để đo lường hiệu quả của các hoạt động Branding.
Xem thêm: Outsource là gì? Phân biệt công ty Product, Outsource
Branding khác gì Marketing?
Các hoạt động triển khai trong chiến dịch Branding nhằm mục đích định hình cho thương hiệu, nhờ đó khách hàng sẽ có nhận biết và hiểu hơn về doanh nghiệp. Trong khi đó, các hoạt động triển khai trong chiến dịch Marketing nhằm để quảng bá cho dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Branding là gì và những hiệu quả mà hình thức này mang lại. Với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu chính là chìa khóa giúp tìm kiếm khách hàng trung thành. Bạn hãy tạo nên những câu chuyện và thông điệp có giá trị và bắt đầu quảng bá. Từ đó, thương hiệu sẽ đi sâu vào tiềm thức và thói quen của người tiêu dùng. TOS hy vọng bạn sẽ tìm được cách Branding độc đáo cho doanh nghiệp của mình nhé.
Tags: Xây dựng thương hiệu cá nhân; Xây dựng thương hiệu; Nhượng quyền thương hiệu
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành