star star star star star

Bug Là Gì? 5 Loại Bug Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Bug Bug là gì Phát triển phần mềm
avt
Hiền Trần
28 tháng 5, 2023  

Bug là một trong những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong phát triển phần mềm. Hiểu đơn giản bug là những lỗi phát sinh trong quá trình code. Trong giới IT, các lập trình viên hoàn toàn không mong muốn bug xảy ra. Bởi vì việc phát hiện lỗi sai và sửa lỗi phải mất nhiều công đoạn. Vậy cụ thể Bug là gì? Tại sao lại xảy ra bug trong quá trình code? Cùng Toponseek tìm hiểu chủ đề này qua bài viết sau.

>> Xem thêm: OOP là gì? Những điều cần biết về lập trình hướng đối tượng

Các khái niệm về Bug

Bug là gì?

Bug là những sự cố xảy ra khiến phần mềm hoạt động theo cách mà người dùng cũng như các nhà phát triển không mong đợi. 

Lỗi có thể tác động trên phạm vi rộng đối với hiệu suất của sản phẩm, từ những vấn đề nhỏ có thể bị bỏ qua cho đến những vấn đề lớn khiến phần mềm không sử dụng được. Vì thế, các lỗi cần phải được giải quyết và sửa chữa để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

>> Tham khảo thêm: Business Analyst (BA) là gì? Làm thế nào để trở thành một BA thực thụ?

Fixbug là sửa lỗi phần mềm
Fixbug là hoạt động sửa lỗi phần mềm nhằm mục đích duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm (Nguồn: Internet)

Debug là gì?

Debug là quá trình tìm kiếm và phát hiện lỗi trong phần mềm trước khi đưa sản phẩm đến tay người dùng.

>> Tham khảo: Nguyên nhân gây ra bug khi lập trình phần mềm

Fix bug là gì? 

Fix Bug nghĩa là sửa lỗi, quá trình này sẽ diễn ra ngay sau debug để duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một số ví dụ về Bug

Ví dụ: Một ứng dụng xử lý văn bản có thể gặp sự cố khi người dùng đang viết bài luận hoặc báo cáo. Điều này khiến họ không kịp nhấn nút Save, làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc, dẫn đến họ sẽ có nhận thức không tốt về sản phẩm.

Typos (lỗi sắp chữ, lỗi đánh máy) cũng là một loại lỗi. Mặc dù lỗi chính tả chỉ là lỗi mã hóa nhỏ do nhà phát triển tạo ra, nhưng chúng có khả năng tạo ra kết quả thảm hại. Một chữ cái bị đặt nhầm chỗ hoặc một con số không chính xác có thể gây ra những thay đổi đáng kể đối với các chức năng và giao diện dự kiến ​​của một công cụ hoặc chương trình.

Lỗi phần mềm có thể làm gián đoạn khả năng tạo khách hàng tiềm năng, tương tác với người dùng, hỗ trợ mua hàng, v.v. của doanh nghiệp. Ví dụ: một trang web thương mại điện tử có thể không chấp nhận thanh toán từ khách hàng ở các giai đoạn khác nhau. Sản phẩm có thể không xuất hiện trong giỏ hàng của khách hàng hoặc thanh toán có thể bị từ chối. Người tiêu dùng có thể trở nên thất vọng và tìm kiếm ở nơi khác, thậm chí có khả năng cho rằng công ty không đáng tin cậy.

>> Tham khảo: GitHub là gì?

Debug là tìm kiếm và phát hiện lỗi
Debug là quá trình tìm kiếm lỗi trước khi đưa sản phẩm đến tay người dùng (Nguồn: Internet)

Các loại bug phổ biến hiện nay

Bug tí hon

Bug tí hon hay còn được gọi là “bọ”. Đây là loại bug rất nhỏ, đến nỗi các lập trình viên phải debug rất kỹ mới có thể tìm ra. Chỉ cần sai một dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn code cũng có thể sinh ra lỗi. Trong ngôn ngữ lập trình Python thì bug có thể xảy ra khi thụt sai lề. Những lỗi này rất khó nhìn thấy nên để các lập trình viên tìm ra bug và fix bug rất tốn công và mất thời gian.

5 loại bug phổ biến nhất hiện nay
5 loại bug phổ biến nhất hiện nay (Nguồn: Internet) 

Bug khủng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bug khủng, chủ yếu là do lỗi chính tả, lỗi toán học hoặc lỗi tài nguyên. Tùy theo những vấn đề khác nhau mà các lập trình viên giải quyết theo những cách khác nhau. 

Mỗi ngôn ngữ lập trình có một cú pháp riêng, không ngôn ngữ nào giống ngôn ngữ nào. Chính vì thế nên mỗi loại code cần phải viết đúng cú pháp. 

Có một cách nhanh chóng để phát hiện lỗi đó chính là trình biên dịch. Có một trình biên dịch tốt sẽ giúp lập trình viên phát hiện lỗi dễ dàng, từ đó cho phép người dùng sửa chữa chúng nhanh hơn. Đồng thời, hãy tỉ mỉ cẩn thận trong quá trình viết code để không gặp phải bug khủng. 

Bug không tồn tại

Có 2 nguyên nhân dẫn đến bug không tồn tại. Một là do trình biên dịch lỗi, hai là do người lập trình đã dùng sai. Mặc dù đã review code lại toàn bộ code nhưng lỗi này vẫn liên tục xảy ra.

Vậy cách xử lý bug không tồn tại là gì? Đó là hãy thường xuyên cập nhật trình biên dịch. Các trình biên dịch cũ không thể hỗ trợ được các tính năng mới đang hiện hành. Vì vậy nên khi dùng trình biên dịch cũ, bug không tồn tại sẽ xuất hiện.

Cập nhật trình biên dịch thường xuyên để hạn chế bug không tồn tại
Cập nhật trình biên dịch thường xuyên để hạn chế phát sinh bug không tồn tại (Nguồn: Internet)

Bug bất ngờ

Bug bất ngờ là lỗi không xuất hiện ngay từ đầu. Code của bạn có thể hôm nay hoạt động rất tốt nhưng ở một thời điểm khác nó lại hoạt động không hoàn hảo. Những lỗi này không phải do ai đó đã sửa code của bạn mà là do bạn đã biên dịch lại đoạn code đó nên đã xuất hiện lỗi. Vậy nên, một lời khuyên dành do bạn đó là không nên chạy lại, biên dịch lại đoạn code đã hoạt động bình thường. 

>> Tham khảo: Làm Thế Nào Để Debug Trong DevC++?

Bug ẩn thân

Đây là loại bug mà các nhà lập trình sợ gặp phải nhất. Nó hoàn toàn không xuất hiện trong quá trình viết code và biên dịch. Chỉ khi bạn hoàn thành phần mềm hoặc hệ thống thì lỗi này mới xuất hiện. 

Để sửa lỗi này, lập trình viên gần như phải rà lại từ đầu để debug. Bug ẩn thân thường là lỗ hổng khiến cho các phần mềm bị hack và gây ra sự cố không mong muốn cho các phần mềm hoặc chương trình.

>> Tham khảo: Lập trình web là gì? Kiến thức về lập trình và thiết kế web

Ai là người chịu trách nhiệm fix bugs (sửa lỗi) 

Thông thường các lỗi sẽ được phát hiện bởi một thành viên của nhóm QA là gì (Đảm bảo chất lượng) hoặc bởi người quản lý sản phẩm trong khi chạy thử nghiệm.

Ngoài ra, nếu bất kỳ nhà phát triển, người kiểm tra QA hoặc người quản lý sản phẩm nào bỏ sót lỗi, thì người dùng có thể xác định lỗi đó. Đây không phải là một tình huống lý tưởng vì nó sẽ làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng và có khả năng làm giảm sự hài lòng của họ khi mua hàng.

Trách nhiệm sửa lỗi thuộc về các nhà phát triển, những người đã tạo ra sản phẩm ngay từ đầu hoặc những người khác nhận ra vấn đề. Nhà phát triển có thể sử dụng trình gỡ lỗi để theo dõi các lỗi và loại bỏ chúng một cách hiệu quả. 

Kiểm soát phiên bản là một công cụ khác mà các nhà phát triển có thể tận dụng để tìm lỗi. Điều này liên quan đến việc phân tích mã ở một số giai đoạn sửa đổi, để hiểu vấn đề xuất hiện lần đầu tiên vào thời điểm nào. Một tùy chọn khác là xây dựng một chương trình thử nghiệm và tái tạo lỗi đang gây ra sự cố.

Nhà phát triển có thể cần làm việc với một hoặc nhiều đồng nghiệp để xác định lỗi nếu họ đang gặp khó khăn trong việc tự mình làm việc đó. 

QA sẽ chịu trách nhiệm khắc phục bug
QA hoặc người quản lý sản phẩm chịu trách nhiệm khắc phục lỗi để không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Top 19 phần mềm quản lý công việc năm 2022

Câu hỏi thường gặp

Software bug là gì?

Software bug (Lỗi phần mềm) mô tả sự cố xảy ra với một phần mềm. Lỗi khiến cho phần mềm hoạt động theo cách mà người dùng và các nhà phát triển không mong đợi. Các lỗi phần mềm nhỏ có thể không được chú ý, nhưng những lỗi lớn có thể khiến phần mềm hoàn toàn không sử dụng được.

Debugging là gì?d

Debugging là việc gỡ lỗi bằng cách sử dụng công cụ chuyên dụng để tìm và loại bỏ lỗi. Một số môi trường dành cho nhà phát triển tích hợp (IDE) bao gồm trình gỡ lỗi của riêng chúng, mặc dù các phiên bản độc lập cũng có sẵn. Trình gỡ lỗi cho phép các nhà phát triển tạo các điểm ngắt mã hóa, giúp họ nhận ra mã bị trục trặc.

Lỗi phần mềm được tạo ra như thế nào?

Hầu hết lỗi phần mềm phát sinh do các lỗi và sai lầm được tạo ra trong mã nguồn, trong thiết kế chương trình, trong các thành phần hoặc trong hệ điều hành. Một số ít các lỗi được gây ra bởi trình biên dịch sản xuất mã không chính xác. Những lỗi như vậy có thể là kết quả của việc thay đổi yêu cầu, áp lực thời gian, không cẩn thận hoặc là các vấn đề với công cụ phát triển. 

Làm thế nào để bạn tìm thấy lỗi phần mềm?

Có hai loại kiểm tra để tìm lỗi phần mềm: kiểm tra chức năng và kiểm tra phi chức năng. Kiểm tra chức năng bao gồm: kiểm tra hệ thống, giao diện, hồi quy,… Kiểm tra phi chức năng bao gồm: kiểm tra hiệu suất, bảo mật, sự tuân thủ các quy tắc,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến bug trong phát triển phần mềm mà Toponseek chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về lỗi phần mềm, một số các lỗi thường gặp và tác động của nó đến hệ thống của bạn. Ngoài ra, đừng quên truy cập website Toponseek để biết thêm nhiều công cụ và kiến thức liên quan đến lập trình nhé. 

>> Tham khảo thêm: 

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat