CAC là gì? Cách tối ưu chỉ số CAC và so sánh với CLV
Với những người làm kinh doanh về sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn cần hiểu rõ CAC là gì. Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ hiệu quả trong quá trình làm Marketing. Để tính được CAC, bạn cần tổng hợp tất cả chi phí dành cho việc tiếp thị hoặc quảng cáo mà công ty đã bỏ ra để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này nhé.
CAC là gì?
CAC là tên viết tắt của cụm từ Customer Acquisition Cost. Khái niệm này được hiểu là chi phí chuyển đổi khách hàng. Nói cụ thể hơn, doanh nghiệp phải đầu tư ngân sách cho việc thực hiện Marketing để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm. Khoản phí được tính trong CAC sẽ bao gồm phí tiếp thị, phí quảng cáo, chiết khấu, giảm giá, tài trợ,…
Bên cạnh đó, CAC cũng giúp bạn đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua Customer Acquisition Cost, công ty có thể biết được tổng chi phí mình đã bỏ ra để thu hút khách hàng có đem đến kết quả tốt hay không. Trong trường hợp các khoản chi vượt quá ngân sách, doanh nghiệp sẽ giới hạn và kiểm soát kịp thời.
Xem thêm:
- CPM là gì? So sánh 2 phương thức quảng cáo CPM và CPC
- ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong marketing 2023
Vai trò của chỉ số CAC trong kinh doanh
Nhờ vào CAC, bạn có thể định hình được các khoản chi trong tương lai và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu thêm một số lợi ích mà chỉ số này mang lại nhé.
- Tối ưu hoá thời gian hoàn vốn: Hoàn vốn nhanh chóng giúp doanh nghiệp thu về được khoản tiền mình đã bù ra trong thời gian ngắn. Thông qua CAC, bạn có thể đo lường được số tiền công ty phải thu về từ khách hàng để kịp thời có lợi nhuận. Hoàn vốn là điều bắt buộc vì nếu thua lỗ, doanh nghiệp không thể tiếp tục vòng lặp kinh doanh.
- Tối ưu việc đưa ra quyết định: CAC đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Nhờ vào CAC, bạn có thể tính toán chi phí chuyển đổi khách hàng hoặc khoản phí cho một lần nhấp chuột của người dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc nên đầu tư mạnh hơn hay tối giản các hoạt động quảng cáo.
Cách tính chỉ số CAC là gì?
Để tính được chỉ số CAC chính xác, bạn cần căn cứ vào nhiều khoản chi phí khác nhau. Sau khi đã tổng hợp các hạng mục đầu tư, doanh nghiệp có thể sử dụng công thức sau để tính Customer Acquisition Cost:
CAC = Chi phí bán hàng và Marketing / Số lượng khách hàng mới có được
Chi tiêu Marketing, chạy quảng cáo
Khoản chi tiêu Marketing là số tiền doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động quảng cáo. Thông qua đó, bạn có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng để mua sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Hoạt động quảng cáo thường được doanh nghiệp sử dụng là Google Ads, Social media, OOH, báo chí,… Khi đã tổng hợp chi phí, bạn nên tính toán số khách hàng và đơn hàng mà thương hiệu đã thu về được để cân nhắc đến độ hiệu quả.
Trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật
Để việc tiếp thị diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng nhiều công cụ để phục vụ cho việc đo lường. Do đó, bạn hãy tính những khoản chi mà công ty đã sử dụng để mua tool hỗ trợ.
Ví dụ: Doanh nghiệp đầu tư chi phí mua công cụ nghiên cứu từ khóa cho SEO. Đây được xem là phí thuộc lĩnh vực kỹ thuật.
Trong quản lý chi phí sản xuất
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quản lý các chi phí về in ấn, xuất bản thông tin hoặc tư liệu. Cụ thể, những khoản chi dành cho TVC, báo chí để phủ rộng thương hiệu được tính là phí sản xuất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần liệt kê số tiền đã sử dụng cho âm thanh, bao bì, nhãn dán,…
Chi phí tồn kho
Ở nhiều doanh nghiệp, chỉ số CAC thường không ghi nhận chi phí tồn kho vì không đáng kể. Tuy nhiên, ở một lĩnh vực, bạn sẽ cần chi một khoảng tiền cho việc bảo trì sản phẩm. Nguyên nhân là vì hàng tồn kho thường xảy ra tình trạng ẩm mốc hoặc hư hỏng.
Hướng dẫn cách tối ưu CAC (Customer Acquisition Cost)
Chỉ số CAC ổn định cho biết mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần tối ưu Customer Acquisition Cost để công ty phát triển hơn trong tương lai. Cùng TopOnSeek tìm hiểu một số cách để có chỉ số CAC tốt nhé.
Tập trung tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi CRO
Doanh nghiệp cần đảm bảo lượng người dùng truy cập vào website sẽ chuyển đổi thành khách hàng của thương hiệu trong tương lai. Để làm được điều đó, bạn hãy tối ưu trang web của mình bằng cách xây dựng các tính năng thân thiện với người mua. Cụ thể, doanh nghiệp nên tạo hệ thống hỏi đáp tự động, thanh toán trực tuyến, đánh giá trải nghiệm mua hàng, review,…
Xem thêm:
- CR là gì? Ý nghĩa của chỉ số CR trong Marketing Online
- Insider GMP là gì? Các ứng dụng trong Insider GMP
Nâng cao giá trị khách hàng
Khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu hơn nếu nhận thấy giá trị của mình khi mua hàng. Do đó, bạn hãy xây dựng các hoạt động cá nhân hóa trải nghiệm của người mua như thu thập ý kiến, sửa đổi sản phẩm, bổ sung tính năng mới,… Khi khách hàng có phản hồi, doanh nghiệp cần tiếp thu và điều chỉnh dịch vụ cho thích hợp.
Xem thêm:
- Marketing cá nhân là gì? Những điều bạn cần biết
- Performance Marketing là gì? Ví dụ về Performance Marketing
Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
Phần lớn, các doanh nghiệp sẽ thành công giữ chân người mua nếu có chương trình khách hàng thân thiết. Chính vì thế, bạn nên tạo nhiều hoạt động củng cố lòng tin và sự yêu thích của người tiêu dùng. Cụ thể, doanh nghiệp hãy xây dựng chương trình thành viên, gửi thiệp online vào mỗi dịp sinh nhật, ưu đãi giảm giá khi mua hàng,…
Không nên phụ thuộc vào quảng cáo trả phí
Quảng cáo có trả phí thường là giải pháp nhanh chóng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào dịch vụ này sẽ hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp ở những kênh bán hàng khác. Do đó, bạn hãy tiếp thị bằng nhiều cách như SEO trang web, mạng xã hội hoặc chạy chiến dịch ngoài trời.
Rút ngắn chu kỳ mua hàng của khách hàng
Nếu chu kỳ bán hàng hiện tại khá dài và không khả thi, bạn hãy rút ngắn độ dài để tăng doanh thu. Những hoạt động tiếp thị trong chu kỳ mới sẽ kích thích khách hàng quay trở lại mua hàng nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không phải tốn quá nhiều ngân sách cho việc thu hút người mua mới. Từ đó, bạn có thể cải thiện và tối ưu chỉ số CAC.
Xem thêm: Product Life Cycle – Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm trong Marketing
So sánh CAC và CLV
CLV (Customer Lifetime Value) thường đi kèm với CAC khi doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch Marketing. Dựa vào hai chỉ số này, bạn có thể xác định được tình hình doanh thu của công ty. Cụ thể như sau:
- CLV/ CAC = 1: Doanh thu kiếm được không đủ để cân bằng mức chi phí bỏ ra ban đầu. Do đó, doanh nghiệp sẽ lỗ.
- CLV/ CAC <1: Bạn phải bỏ ra quá nhiều chi phí mà không nhận nhiều lợi nhuận. Do đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang không khả quan.
- CLV/ CAC >1: Tiền đầu tư của công ty bỏ ra ít nhưng vẫn thu hút nhiều khách hàng mới. Do đó, doanh nghiệp sẽ lãi.
Cả CAC và CLV đều đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích mức độ hiệu quả của doanh nghiệp. Do đó, nhiều công ty sẽ ưu tiên sử dụng CLV để có thể đo lường được lợi nhuận thu về. Tuy vậy, chỉ số CLV chỉ có thể tính được nếu có CAC. Chính vì thế, doanh nghiệp hãy vận dụng cả hai để cân nhắc chiến lược kinh doanh hợp lý.
Sau khi tìm hiểu CAC là gì, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về chỉ số này. Để đo lường được mức độ hiệu quả khi đầu tư cho các chiến dịch quảng bá, bạn hãy sử dụng CAC. Chỉ số sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược chuyển đổi khách hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp CAC cùng CLV để phân tích chính xác lợi nhuận của công ty. Hãy liên hệ TopOnSeek ngay nếu bạn vẫn còn thắc mắc nhé.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành