star star star star star

Những định nghĩa căn bản về Website mà bạn cần biết trước khi học SEO

công cụ Seo SEO
avt
TOS Editor
22 tháng 5, 2019  

Hầu như tất cả chúng ta đều truy cập website mỗi ngày bằng máy tính hay các thiết bị di động, nhưng lại ít ai có thể hiểu được cặn kẽ từng thành phần cũng như chức năng của nó. Nếu bạn là người quản lý doanh nghiệp có sở hữu website hay bạn đang muốn học về SEO thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những định nghĩa căn bản về website.

Website là gì?

Website hay còn gọi là site là một tập hợp gồm nhiều Webpage (trang) được liên kết với nhau, mỗi trang này có thể là trang chủ (Homepage), bài viết, chuyên mục hoặc là trang thông tin bất kỳ có cùng tên miền (domain) nhưng khác URL. Các website có thể được tạo bởi cá nhân, công ty hay các tổ chức giáo dục, chính phủ,…

Ví dụ: Công ty TopOnSeek sở hữu website TopOnSeek

top on seek website
Website của công ty TopOnSeek

Những thành phần có trong Website

1. Webpage

Nhiều người thường lầm tưởng rằng Webpage là một tên gọi khác của Website, nhưng điều đó là không đúng. Webpage (còn được gọi là trang) là một thành phần của website hay ta có thể hiểu webpage là các trang con của website.

Vào những năm 90, nội dung của các trang web thường chỉ là những bài viết hay các đường link, ở thời điểm đó mục đích sử dụng internet đơn giản chỉ là trao đổi thông tin, dữ liệu. Tuy nhiên sau gần 3 thập kỷ với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 và ngành marketing thì nội dung của trang web đang trở nên cực kỳ đa dạng, một trang web hiện nay có thể bao gồm: nội dung, liên kết, hình ảnh (có thể là ảnh động, gif,…), video (có thể liên kết từ youtube hoặc video cá nhân),… Ngoài ra nội dung của trang web có thể bao gồm nhiều chức năng tiện ích như mua sắm online, chuyển tiền, đặt vé, trò chuyện trực tuyến,…

website content
Nội dung trên các Website ngày càng đa dạng (Nguồn: Internet)

2. Domain (tên miền)

Domain (tên miền) là tên của một website hoạt động trên Word Wide Web (Mạng lưới web toàn cầu), nó đóng vai trò như địa chỉ nhà của website, giúp cho người dùng có thể truy cập trực tiếp vào website thông qua các trình duyệt trên máy tính hay thiết bị di động.

Một tên miền hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 thành phần cơ bản:

  • World Wide Web
  • Domain Name
  • Top-level Domain
domain name structure
Cấu trúc của tên miền (Nguồn: Internet)

World Wide Web

World Wide Web (WWW) tạm dịch là Mạng lưới web toàn cầu, nó là một không gian thông tin chứa tất cả các dữ liệu và tài nguyên khác của website mà người dùng có thể xem được trên Internet bằng cách truy cập vào tên miền hoặc liên kết có thể tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm thông qua máy tính hay các thiết bị di động.

Tham khảo thêm: WWW có tốt cho SEO không?

world wide web
World Wide Web là cuộc cách mạng về chia sẽ thông tin trên Internet (Nguồn: Internet)

Hiện nay, khi bạn truy cập vào một số trang web, dù có gõ ‘’www’’ vào trước địa chỉ hay không thì trình duyệt vẫn điều hướng đúng về trang mà chúng ta mong muốn. Đây gọi là các trang ‘’non-WWW’’. Thông thường thì việc có hay không WWW sẽ không ảnh hưởng đến yếu tố kỹ thuật của website, tuy nhiên về mặt hình thức, khách hàng và người dùng vẫn sẽ đánh giá cao các trang web có tiền tố WWW hơn. Chính vì vậy nên WWW sẽ thể hiện sự đầy đủ và vẹn toàn hơn.

Domain Name

Domain name (Tên) là phần quan trọng trong tên miền của website. Việc sở hữu một cái tên đẹp, dễ nhớ sẽ giúp cho bạn làm SEO thuận lợi hơn. Domain name thường là tên của công ty, tên của dịch vụ, sản phẩm mà bạn đang cung cấp hoặc có thể kết hợp cả 3 yếu tố. Ngoài ra, đối với các website cá nhân (blog,…) thì Domain name cũng có thể là tên hoặc nickname của chủ nhân website.

Ví dụ: toponseek.com, google.com,…

Top-level Domain

Top-level Domain là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của Domain name. Ví dụ như .com; .vn; .net; .gov;… Bạn sẽ không thể nào tìm thấy một trang web không có phần mở rộng này.

Ví dụ: Tên miền của website TopOnSeek là: www.toponseek.com, trong đó: ‘’toponseek’’ là phần tên, ‘’.com’’ là phần mở rộng.

domain name
Tên miền của website TopOnSeek

Phần mở rộng của tên miền có thể được chia thành hai loại chính:

  • Country-code Top-level Domain (.vn; .jp; .kr;…)
  • Generic Top-level Domain (.com; .net; .edu; .gov; .org;…)

Xem thêm: Domain là gì? Tất cả những thông tin cần biết về domain

Sub-Domain

Tên miền phụ (sub domain) là một phần của tên miền chính. Nếu bạn đã có sẵn tên miền chính thì bạn hoàn toàn có thể tạo Sub domain miễn phí và nó có thể hoạt động như một website  độc lập. Sub-domain ra đời nhằm giải quyết vấn đề về chi phí tên miền, đồng thời nó còn có tác dụng giúp bạn tạo ra được nhiều website với các lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn thuộc tên miền chính.

Ví dụ: Sub-domain của Website TopOnSeek: www.git.toponseek.com

sub domain
Sub-Domain của Website TopOnSeek

3. URL

URL (Uniform Resource Locator) là một chuỗi các ký tự mà trình duyệt của bạn sử dụng để tìm và hiển thị một trang web. Nói một cách đơn giản, URL được coi như là ”tên” của trang web, nó giúp cho trình duyệt có thể truy cập được các trang web mà một website sở hữu.

Ví dụ: Với trang web https://cms-stag.toponseek.com/5-bi-kip-thay-doi-thu-hang-website-len-trang-nhat-cua-google/ thì URL là ”/5-bi-kip-thay-doi-thu-hang-website-len-trang-nhat-cua-google/ ”

4. Homepage

Homepage (trang chủ) của một website là trang chính của website đó. Cụ thể hơn, Homepage chính là trang mà bạn sẽ nhìn thấy đầu tiên khi truy cập vào tên miền của website đó. Mỗi website chỉ có một trang chủ duy chất.

Ví dụ: Khi bạn truy cập vào website www.toponseek.com thì trang chủ của website TopOnSeek sẽ hiện ra:

Trang chủ của Website TopOnSeek

5. Subpage

Subpage (Trang phụ) là một trang web con bất kỳ của Homepage. Các trang web này thường được điều hướng từ Homepage và có tên miền giống với trang chủ nhưng khác URL.

Ví dụ: https://cms-stag.toponseek.com/hoc-seo/ là Subpage của https://cms-stag.toponseek.com/

sub page in home page
Khi click vào mục ”Tài liệu học SEO” trên trang chủ…
sub page
…trình duyệt sẽ được điều hướng tới Subpage ”Tài liệu học SEO”

6. Webmaster

Webmaster (Quản trị Web)  là một thuật ngữ dùng để chỉ những người chịu trách nhiệm duy trì trang web. Tùy vào quy mô của từng tổ chức mà Webmaster sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt khác nhau. Bạn cũng có thể tham khao những công việc dưới đây để có thể chọn cho mình một hướng đi phù hợp:

  • SEO
  • Thiết kế Website
  • Phát triển, lập trình trang web
  • Biên tập nội dung trang web
  • Quản trị mạng
webmaster
Webmaster có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau (Nguồn: Internet)

Lời kết

Website là một trong những phát minh tuyệt vời của con người. Nó là một bước tiến giúp cho thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn. Trong hơn 3 thập kỷ qua, website đã phát triển vượt bậc trở thành công cụ đắc lực không thể thiếu cho tất cả các doanh nghiệp. TopOnSeek hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ được những định nghĩa cơ bản về website để có thể dễ dàng thực hiện các chiến lược marketing nói chung và SEO nói riêng.

Chúng tôi sẽ luôn cập nhật những kiến thức cơ bản về SEO miễn phí trên website và tuyển dụng thực tập mỗi tuần. Đừng quên truy cập để nhận được những thông tin mới nhất nhé.

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat