star star star star star

Case Study là gì? Các bước triển khai Case Study trong marketing

avt
TOS Editor
15 tháng 2, 2024  

Case Study là một thuật ngữ dùng để chỉ phương pháp nghiên cứu chuyên sâu về một người, một nhóm hoặc một sự kiện có thật. Việc ứng dụng Case Study được phổ biến rộng rãi trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn “tất tần tật” về Case Study và cách để thực hiện Marketing hiệu quả với phương pháp này! Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay!

Case Study là gì?

Case Study là phương pháp nghiên cứu chuyên sâu về một người, một nhóm, hoặc một sự kiện đã xảy ra và có thật giúp mọi người hiểu, hình dung rõ hơn về đối tượng. Trong một Case Study, gần như mọi khía cạnh của đối tượng đều được phân tích để tìm kiếm các mô hình và nguyên nhân của hành vi.

Case study được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, bao gồm lĩnh vực tâm lý học, y học, giáo dục, lĩnh vực nhân chủng học, khoa học chính trị và công tác xã hội.

Case Study là phương pháp nghiên cứu chuyên sâu giúp mọi người hiểu, hình dung rõ hơn về đối tượng
Case Study là phương pháp nghiên cứu chuyên sâu giúp hình dung rõ hơn về đối tượng (Nguồn: Sưu tầm)

Tầm quan trọng của Case Study

  • Tăng tính thực tiễn 

Cho dù là trường học hay công sở, việc đào tạo và cập nhật kiến thức có vai trò vô cùng quan trọng. Hoạt động này được tổ chức thường xuyên và đều đặn. Do lý thuyết chuyên ngành thường rất nhiều, khó hiểu và không dễ tiếp thu nên việc sử dụng các Case Study sẽ giúp tăng tính thực tiễn cho vấn đề, giúp đưa ra các ví dụ dễ hiểu và sát thực tế hơn. Từ đó, người đọc và người nghe dễ dàng tiếp thu và hiểu vấn đề hơn.

  • Tăng sự hứng thú khi học

Kết hợp lý thuyết cùng với các Case Study cụ thể sẽ giúp tăng hứng thú cho người học. Bởi vì, đó là các trường hợp thực tế đã xảy ra trong quá khứ hoặc hiện tại. So với học lý thuyết một cách khô khan thì kết hợp với Case Study sẽ sinh động và dễ hiểu hơn.

  • Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm

Hoạt động phân tích Case Study theo nhóm thường thấy trong khi học tập tại các trường đại học. Trong quá trình cùng nhau tìm kiếm thông tin, phân tích và xử lý dữ kiện, nêu ý kiến và phản biện, các bạn sẽ được nâng cao kỹ năng làm việc nhóm đồng thời phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, phản biện, đàm phán và thuyết phục người khác.

  • Có cơ hội áp dụng thực tế

Case Study giúp người đọc liên kết lý thuyết với thực tiễn một cách dễ dàng thông qua việc đưa ra những trường hợp đã được áp dụng và xảy ra trong thực tế. Điều đó giúp bạn áp dụng dễ dàng hơn trong các trường hợp đang gặp ở hiện tại.

Các dạng Case Study thường gặp trong Marketing

Case Study đa phần được ứng dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, trong các trường đại học hoặc doanh nghiệp. Điều này giúp sinh viên hay nhân viên học hỏi các kinh nghiệm và bí quyết từ những bài học thành công hay thất bại đã xảy ra trên thị trường. Dưới đây là 2 dạng Case Study thường gặp, đó là Strategy và Operations.

Có 2 loại Case Study thường gặp trong Marketing là Strategy và Operations
Có 2 loại Case Study thường gặp trong Marketing là Strategy và Operations (Nguồn: Sưu tầm)

Strategy – Case Study về chiến lược kinh doanh

Strategy là dạng Case Study về chiến lược và đường hướng kinh doanh đã gặt hái được kết quả vượt bậc hoặc cũng có thể là trường hợp thất bại nhưng lại rút ra được bài học quý báu từ quá khứ.

Các chiến lược kinh doanh trong dạng Case Study này thường là:

  • Thâm nhập thị trường mới, phân tích ngành;
  • Sáp nhập và mua lại;
  • Chiến lược giá;
  • Chiến lược tăng trưởng;
  • Chiến lược khởi nghiệp;
  • Chiến lược kinh doanh của đối thủ,…

Operations – Case Study về hoạt động kinh doanh

Operations là dạng Case Study về cách điều phối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mang lại hiệu quả, năng suất và lợi ích kinh tế cao. Các Case Study thường gặp về Operations là:

  • Bài toán tăng doanh số;
  • Bài toán giảm thiểu chi phí hoạt động;
  • Cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế;
  • Cải tổ hay tái cấu trúc doanh nghiệp.

Làm thế nào để có thể sử dụng Case Study trong Marketing

Case Study được ứng dụng vào nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Trong Marketing, Case Study mang lại nhiều giá trị lợi ích không thể bỏ qua. Có thể kể đến như:

  • Tạo ra nhiều lợi thế so với đối thủ của bạn.
  • Xây dựng nhận thức thương hiệu, góp phần tăng uy tín của bạn lên nhiều lần.
  • Hỗ trợ hiệu quả cho đội ngũ bán hàng.

Trên thực tế, các Marketer Mỹ đã sử dụng 12 chiến thuật Marketing khác nhau để thuyết phục khách hàng rằng những gì họ đang cung cấp có giá trị và chất lượng rất tốt.  

Dưới đây là những cách phổ biến bạn có thể tham khảo để vận dụng Case Study vào Marketing:

Lập page Case Study riêng biệt

Nếu bạn đang sở hữu một kho dữ liệu Case Study hữu ích, hãy lập một website để trình bày những nghiên cứu của riêng mình. Website này có thể giúp bạn hoặc công ty tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn. Điều này cũng sẽ giúp mọi người có thể tham khảo các cách xử lý hiệu quả nếu gặp những trường hợp và tình huống tương tự.

Lưu ý, để người truy cập có thể dễ dàng tìm thấy trang web của bạn thì hãy chú ý đầu tư một chút về giao diện và cách bố trí sao cho thẩm mỹ, thu hút, đặt tiêu đề dễ nhớ và gợi mở. 

Trình bày Case Study lên website

Nếu công ty của bạn có sở hữu một website chính thức, hãy tận dụng để cung cấp cho khách hàng các case study ngay tại trang chủ của web. Điều đó sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu và tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn. Bạn có thể đặt các Case Study kinh doanh lên trang chủ website như báo giá/lời chứng thực của khách hàng, các nút Call-to-action (CTA) để xem các case cụ thể.

Triển khai CTA trượt/pop-up

Các bạn có thể triển khai CTA trượt/pop-up trên trang chủ, bài viết và dẫn link (URL) đến trang Case Study nếu muốn làm nổi bật các Case Study quan trọng và thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Để lôi kéo được sự chú ý của khách hàng mà không khiến họ khó chịu, bạn có thể đặt các cửa sổ ở vị trí tinh tế thay vì ngay chính giữa màn hình.

Tạo video Case Study

Bạn cần biết là các khách hàng thường sẽ thích xem video hoặc nghe hơn là đọc các bài viết dông dài. Vì thế, việc đầu tư một video để miêu tả về Case Study của bạn trên Youtube hay Facebook sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để thu hút traffic và giúp cho nội dung Case Study sẽ dễ dàng truyền tải đến nhiều đối tượng hơn. Để thành công, bạn nên đầu tư chất lượng video tối ưu nhất có thể, cả về hình ảnh, nội dung, bố cục và cách sắp xếp phân đoạn sao cho ý tưởng của mình được thể hiện rõ ràng và gây được ấn tượng với khách hàng. 

Chia sẻ Case Study lên mạng xã hội 

Chia sẻ Case Study lên mạng xã hội là một cách thức vô cùng hiệu quả vì nó có độ lan tỏa rất nhanh và khả năng liên kết đa kênh vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể tiến hành theo các tips sau để mang lại hiệu quả mong đợi, cụ thể: Bạn chia sẻ và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng, chú ý đầu tư content thật hấp dẫn, sử dụng ảnh thumbnail đẹp và phải liên quan đến chủ đề case study của bạn, gắn link dẫn tới trang web Case Study ở cuối bài post.

Các mạng xã hội phù hợp cho việc chia sẻ Case Study bạn có thể áp dụng hiện nay là Facebook, Zalo,Twitter, LinkedIn,… Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các hội nhóm đang quan tâm đến chủ đề Case Study để chia sẻ cho các thành viên khác trong nhóm.

Sử dụng Case Study trong Email Marketing

Việc gửi thư sẽ giúp bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng ở cả hiện tại và tương lai. Bạn thuyết phục họ bằng các Case Study thành công từ nhóm khách hàng cũ. Lưu ý, đối với hình thức này bạn nên chú ý về tiêu đề email, văn phong bài viết, lỗi chính tả để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.

>> Bài viết liên quan: Email Marketing là gì? Sự lựa chọn tiếp thị hợp lý

Sử dụng Case Study đúng cách sẽ đem lại hiệu quả tốt trong Marketing
Sử dụng Case Study đúng cách sẽ đem lại hiệu quả tốt trong Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Cách làm một Case Study hay trong chiến dịch Marketing

Nếu bạn đã có một Case Study hấp dẫn thì hãy trình bày nó sao cho hấp dẫn người xem và tối ưu hiệu quả nhất. Các tips dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách làm một Case Study hay. Cùng theo dõi nhé!

Xác định Case Study để nghiên cứu

Để lấy được cảm tình từ khách hàng, từ đó tin tưởng thương hiệu của bạn, bạn cần phải thể hiện sự chân thành với họ bằng cách: Chọn một Case Study của khách hàng mà bạn đã thực hiện thành công và nổi bật hơn tất cả các trường hợp khác để chứng minh cho chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Họ có câu chuyện và câu chuyện đó phải hấp dẫn.

Hãy thể hiện câu chuyện của họ một cách hấp dẫn bằng việc xác định được bối cảnh cụ thể của khách hàng đó, đồng thời đưa ra giải pháp cho vấn đề họ đang gặp phải.

Để tăng độ tin cậy cho Case Study, bạn cần xây dựng nhân vật trong câu chuyện thật hấp dẫn với đa số người đọc là các khách hàng tiềm năng. Hãy xác định rõ chân dung của khách hàng thông qua việc giải đáp những câu hỏi sau:

  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Những vấn đề họ gặp phải tương ứng như thế nào với Case Study?
  • Đưa ra phương pháp có thể giải quyết vấn đề của họ?
  • Họ sẽ đạt được những gì sau khi áp dụng những cách giải quyết của bạn?

Sau khi đã xác định được những câu hỏi trên, bạn sẽ bắt đầu kể chuyện.

Xây dựng câu chuyện thu hút

Kể chuyện (Storytelling) chính là cách bắt đầu một Case Study hiệu quả mà lại hấp dẫn, bởi vì nó không thể hiện quá nhiều lý thuyết sáo rỗng và những lợi ích, con số. Việc xây dựng một câu chuyện thu hút sẽ mang lại sức lan toả mạnh mẽ hơn, có khả năng dẫn dắt và chạm đến nhiều đối tượng hơn.

Để xây dựng được một câu chuyện thu hút và mang đậm bản sắc riêng, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Hãy bắt đầu câu chuyện với những thông tin cơ bản về đối tượng chính trong Case Study của bạn, điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung về câu chuyện của bạn hơn.
  • Sau khi đã xây dựng nhân vật, hãy tạo dựng bối cảnh của tình huống mà đối tượng gặp phải vấn đề nghiêm trọng không thể giải quyết được.
  • Đẩy sự bế tắc lên cao trào, tạo nút thắt cho câu chuyện.
  • Tạo sự xuất hiện của bạn trong tình huống không ngờ đến.
  • Cách bạn mở nút thắt (nêu cách giải quyết vấn đề nhưng không nên tiết lộ hết bí mật bạn nhé) và những thành quả mà nhân vật đạt được nhờ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
  • Hãy kết thúc câu chuyện một cách hấp dẫn và cuốn hút nhất

Thể hiện một cách tối ưu trải nghiệm về mặt thị giác

Một bài viết kém hấp dẫn sẽ không khiến người đọc bị thu hút và không quá 5 giây để rời khỏi bài viết của bạn. Lời khuyên cho bạn là bên cạnh việc xây dựng nội dung hấp dẫn, hãy đầu tư hình thức trình bày thật “cuốn”.

Bạn có thể tham khảo một số tips sau: 

  • Sử dụng tiêu đề ngắn gọn và hấp dẫn người đọc để có số lượng click vào bài viết hiệu quả nhất.
  • Hãy sử dụng những hình ảnh phù hợp với số lượng vừa đủ, chất lượng rõ nét để bài viết thêm phần sinh động và tăng trải nghiệm thị giác cho người dùng. Bạn có thể làm cho bài viết thêm thu hút bằng những hình ảnh mô phỏng, infographic, biểu đồ trực quan,…
  • Chú ý in đậm những điểm sáng giá để tạo nổi bật, đồng thời giúp khách hàng ghi nhớ những thông tin quan trọng và sáng giá nhất.
  • Tạo danh mục liệt kê ngắn gọn để bài viết trở nên dễ hiểu, dễ nhớ và dễ hình dung hơn.
  • Báo giá bằng cách tinh tế là điều cuối cùng giúp bạn chốt sale nhanh chóng các sản phẩm/dịch vụ của mình.

Kêu gọi theo dõi

Rất nhiều trường hợp người đọc của bạn chưa có nhu cầu chốt sale ở hiện tại, đối với điều này bạn hãy kêu gọi họ theo dõi bạn để remarketing cho những lần sau. Đây chính là một cách hiệu quả để nuôi dưỡng tệp khách hàng tiềm năng và nâng cao tỷ lệ chốt sale trong tương lai.

Trên đây là tất cả những thông tin về Case Study mà TopOnSeek đã tổng hợp và chia sẻ với bạn. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ biết được  cách xây dựng một Case study hoàn hảo mang đậm bản sắc riêng. Từ đó, hỗ trợ quá trình triển khai các chiến dịch Marketing cá nhân/công ty hiệu quả hơn.

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat