Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Nhờ vào việc xây dựng kế hoạch, các thương hiệu sẽ tiếp cận được người tiêu dùng và thành công trong việc tiếp thị sản phẩm. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận. Vậy chiến lược kinh doanh có vai trò như thế nào và bao gồm những thành phần gì? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay qua bài viết nhé.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh được hiểu là bản kế hoạch bao gồm tất cả những công việc doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, thời gian, quy mô và hoạt động chính cần được sắp xếp theo thứ tự rõ ràng và chi tiết.
Để có chiến lược kinh doanh đầy đủ và tổng quát, doanh nghiệp cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể và chọn lọc các hoạt động cần phải làm một cách bài bản. Điều này sẽ giúp bạn tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường và thu về nhiều lợi nhuận (Profit).
Chiến lược kinh doanh gồm những gì?
Chiến lược kinh doanh bao gồm những gì? Sau đây là những yếu tố cần phải có trong bản kế hoạch của doanh nghiệp.
Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đâu là những việc mình cần phải làm trong thời gian sắp tới. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tập trung vào những hoạt động chính. Bên cạnh đó, mục tiêu cũng giúp doanh nghiệp không bị chệch hướng trong quá trình kinh doanh.
Xem thêm:
Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
Target là gì? 7 khái niệm liên quan và cách target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Phạm vi chiến lược
Để chiến lược kinh doanh được hiệu quả, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu của mình là ai. Việc chọn ra nhóm khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng tới sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về người tiêu dùng để đưa ra các phương pháp phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không tốn quá nhiều chi phí cho các đối tượng không quan trọng.
Xem thêm:
Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường và ví dụ
Phân khúc khách hàng: Các nội dung cơ bản
Giá trị khách hàng
Doanh thu và lợi nhuận của bạn sẽ đến từ khách hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối tượng mục tiêu để mang lại những giá trị phù hợp với người tiêu dùng. Bạn hãy nghiên cứu khách hàng yêu thích và mong muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ. Sau đó, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến mặt hàng của mình và cung cấp thêm nhiều ưu đãi để người mua thấy được lợi ích thực sự khi mua hàng.
Xem thêm:
Hành vi khách hàng (Consumer Behaviour) là gì trong Marketing?
Nhu cầu khách hàng là gì? Cách xác định nhu cầu khách hàng
Tâm lý khách hàng là gì? Cách khai thác tâm lý khách hàng
Hệ thống hoạt động
Để chiến lược kinh doanh phát huy tối đa tính hiệu quả, doanh nghiệp hãy xác định nguồn lực đang có. Sau đó, bạn hãy xem xét liệu cách thức hoạt động của mình có phù hợp với xu hướng của thị trường hay chưa để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Năng lực cốt lõi
Một doanh nghiệp sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn nếu có sự nổi bật so với đối thủ. Do đó, bạn hãy liên tục đầu tư vào chất lượng và hình thức của sản phẩm. Ngoài ra, các hoạt động tiếp thị và quảng bá cũng là một cách để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Nhờ vào đó, bạn có thể tạo ra nhiều lợi ích và hoạt động đúng mục tiêu đề ra. Một số vai trò của chiến lược kinh doanh là:
- Doanh nghiệp có thể kinh doanh và hoạt động theo đúng định hướng đã đưa ra.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đối phó được với nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng trên thị trường.
- Doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu để nghiên cứu kỹ hơn về thị trường.
- Doanh nghiệp có thể quản trị nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả để xây dựng nhiều giá trị cho thương hiệu.
Các loại chiến lược kinh doanh phổ biến hiện nay
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược kinh doanh cho riêng mình để cạnh tranh với đối thủ. Bạn có thể tạo kế hoạch cho nhóm sản phẩm, giá cả hoặc cách thức phân phối. Cùng tìm hiểu một số loại chiến lược kinh doanh phổ biến nhất hiện nay nhé.
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược về sản phẩm đang được áp dụng bởi khá nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, các thương hiệu sẽ liên tục nghiên cứu và tìm hiểu cách thức cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và sở thích của khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiến hành áp dụng nhiều loại máy móc và thiết bị nhằm đẩy mạnh quy trình sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm cuối cùng sẽ đạt chất lượng và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
Chiến lược về giá
Giá cả là một trong những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến lược chiết khấu, đặt giá cạnh tranh, giá cao cấp hoặc giá thâm nhập tùy theo từng mặt hàng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần nghiên cứu đối tượng mục tiêu của mình là ai nhằm chọn ra phương pháp phù hợp.
Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing
Chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối đóng vai trò quan trọng trong mô hình bán hàng của doanh nghiệp. Bạn hãy lựa chọn kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất như gián tiếp, trực tiếp hoặc độc quyền. Bên cạnh đó, hình thức đang khá phổ biến hiện nay đó chính là sàn thương mại điện tử. Bạn có thể đăng tải sản phẩm của mình để tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.
Chiến lược tiếp thị
Để sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng, một chiến lược tiếp thị khôn khéo là điều không thể thiếu. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động quảng bá nhằm kết nối nhiều hơn với người tiêu dùng trên thị trường. Chiến lược tiếp thị hiệu quả cũng giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh doanh thu và kiếm thêm nhiều lợi nhuận.
Xem thêm:
- 9 kỹ năng phát triển bản thân giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
- Kỹ năng làm việc nhóm: Tầm quan trọng và cách rèn luyện hiệu quả
Chiến lược thương hiệu
Thương hiệu có uy tín và nổi tiếng sẽ thu hút khách hàng tìm mua sản phẩm. Nguyên nhân là vì tâm lý người tiêu dùng thường cảm thấy an tâm khi sử dụng các mặt hàng có thông tin về doanh nghiệp rõ ràng. Do đó, bạn cần xây dựng và định vị hình ảnh thương hiệu để nâng cao vị thế trong mắt khách hàng.
Xem thêm:
- Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp: 2 chiến lược đơn giản bạn nên biết
- Định vị thương hiệu là gì? Các bước chiến lược định vị thương hiệu
- Brand Marketing là gì? Brand Marketing làm những công việc nào?
Chiến lược bán hàng
Nhiều doanh nghiệp tuy không nổi tiếng nhưng lại có chiến lược bán hàng hiệu quả. Nhờ đó, sản phẩm sẽ có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và vượt mặt các đối thủ. Để làm được điều này, bạn hãy đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp tốt. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên cung cấp các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng để nâng cao doanh số.
Chiến lược liên minh
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu liên minh với nhau để tối ưu hóa lợi nhuận trong một giai đoạn nhất định. Việc hợp tác đều giúp hai bên có lợi và thu hút nhiều khách hàng. Tuy hỗ trợ nhau trong kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn sẽ hoạt động độc lập.
Xem thêm:
- 14 cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả trong Marketing
- Khách hàng thân thiết là gì? Cách xây dựng mối quan hệ khách hàng
- Kỹ năng thuyết trình: Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ
Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn phải đặt ra nhiều mục tiêu cần thực hiện. Cùng tìm hiểu ngay các nguyên tắc quan trọng sau đây.
Thấu hiểu thị trường
Ở mỗi lĩnh vực, doanh nghiệp đều phải tìm hiểu thật kỹ về thị trường. Bạn hãy tập trung nghiên cứu về những đặc điểm cũng như xu hướng hiện có tại thị trường mình đang xâm nhập. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ lợi thế của mình là gì để tăng tính cạnh tranh trên thương trường.
Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Top 7 phương pháp nghiên cứu phổ biến
Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo. Việc xác định tệp người mua chính đem lại sự tối ưu cũng như hỗ trợ bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình xây dựng chiến lược. Do đó, bạn hãy hiểu rõ sản phẩm của mình là gì và lựa chọn thật kỹ tệp khách hàng mục tiêu.
Xem thêm: Target Audience là gì? Cách xác định Target Audience hiệu quả
Cạnh tranh để khác biệt
Để khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu, bạn phải thật sự khác biệt so với đối thủ. Chính vì thế, doanh nghiệp hãy xây dựng hình ảnh và sản phẩm độc đáo để trở nên nổi bật hơn so với những đối thủ khác. Đặc biệt, giá trị cốt lõi mà thương hiệu mang lại cũng là yếu tố giúp bạn thật khác biệt và độc nhất trên thị trường.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty. Một doanh nghiệp có profit cao đồng nghĩa với việc bạn đang hoạt động thật sự hiệu quả. Do đó, bạn hãy xây dựng những chiến lược giúp tăng trưởng lợi nhuận tối đa để công ty phát triển hơn trong tương lai.
Học cách nói không
Khi đã có tệp khách hàng mục tiêu cũng như chỗ đứng vững chắc, bạn sẽ dần nhận ra bản thân nên học cách nói không với một vài thứ không cần thiết. Cụ thể, doanh nghiệp nên loại bỏ kinh phí cho những sản phẩm không đem về lợi nhuận hoặc những chiến dịch quảng bá tốn quá nhiều chi phí nhưng không có traffic cao.
Không ngại thay đổi
Thay đổi để thích ứng với thị trường là điều cần mà doanh nghiệp cần phải làm. Nếu nhận thấy khách hàng đã bắt đầu thay đổi sở thích hoặc ưa chuộng sản phẩm của đối thủ, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và cải tiến những gì thương hiệu đang có để phù hợp hơn với thị hiếu. Sự đổi mới sẽ đem đến những hiệu ứng tích cực cho doanh nghiệp.
Tư duy hệ thống
Doanh nghiệp không nên làm việc theo kiểu tư duy cá nhân. Bạn hãy học cách quan sát, lắng nghe và nghiên cứu thị trường bằng dữ liệu để có insight của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc trong tương lai và không rời ra thị hiếu của người tiêu dùng.
Ví dụ về những chiến lược kinh doanh nổi bật
Sở hữu chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp công ty phát triển hơn trong tương lai. Sau đây là một số ví dụ mà bạn có thể tham khảo:
- Bán chéo nhiều sản phẩm hơn: Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng việc Cross-Selling sản phẩm cho cùng một lúc nhiều tệp khách hàng như người tiêu dùng, văn phòng, ngân hàng,… Bên cạnh đó, việc tăng kích cỡ giỏ hàng cũng giúp bạn gia tăng lợi nhuận đáng kể.
- Các chiến lược định giá: Định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Bạn có thể nâng mức giá cao hơn so với mặt bằng chung để kích thích nhu cầu mua hàng. Việc đặt giá quá thấp cho sản phẩm sẽ khiến doanh nghiệp phải bán số lượng nhiều để có thể cân bằng doanh số.
- Cải thiện khả năng giữ chân khách hàng: Có thể thấy, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn để tìm khách hàng mới. Do đó, bạn hãy đầu tư vào chiến lược giữ chân người mua bằng cách xây dựng các hoạt động giảm giá, ưu đãi, khách hàng thân thiết,…
Chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh doanh số và phát triển hơn. Để làm được điều này, bạn hãy nghiên cứu thị trường, xác định tệp khách hàng mục tiêu và làm thương hiệu trở nên nổi bật hơn. Đồng thời, các chiến lược về giá cả hoặc sản phẩm cũng sẽ giúp bạn thu hút nhiều người mua. Bạn có thể tham khảo những nguyên tắc mà TopOnSeek đã đề cập để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhé.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành