Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả
Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược Marketing khác nhau. Vậy Marketing là gì? Marketing có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng Toponseek tìm hiểu ngay thôi nhé!
Xem thêm: Brand guideline là gì? Mẫu brand guideline của các thương hiệu nổi tiếng
Chiến lược Marketing là gì?
Marketing (Tiếp thị) là chuỗi những chiến lược được dùng để truyền bá và phát triển sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút và thúc đẩy khách hàng hành động và mua hàng hóa.
Chiến lược Marketing (Marketing Strategy) mô tả quá trình làm thế nào để doanh nghiệp và tổ chức có thể hiểu được nhu cầu thị trường của họ và những phương pháp tác động đến hành động có lợi của khách hàng. Đây là giai đoạn có yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Một chiến lược tiếp thị được xem là thành công khi doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của doanh nghiệp, đồng thời đẩy nhanh hiệu suất và tăng trưởng lợi nhuận bán hàng.
Xem thêm: Inbound Marketing là gì? 8 cách tăng trưởng hiệu quả
Tầm quan trọng của chiến lược Marketing với doanh nghiệp
Việc thực hiện chiến lược Marketing có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp bởi:
- Tăng độ nhận diện, uy tín của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với nhiều khách hàng hơn thông qua các nền tảng xã hội, từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
Marketing hướng đến đối tượng khách hàng mới và khách hàng cũ, đánh vào tâm lý khách hàng giúp họ có lòng tin vào sản phẩm hơn.
- Tăng lượng tương tác
Vai trò chính của chiến lược Marketing là thu hút nhiều khách hàng, giúp sản phẩm được biết đến rộng rãi hơn. Mạng xã hội là tài nguyên quý, vì vậy, sử dụng nền tảng này để tiếp thị là cách khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đó. Lượng tương tác càng lớn, khách hàng càng có niềm tin vào sản phẩm, lượng khách hàng trung thành cũng tăng theo.
- Tăng doanh thu, lợi nhuận
Với mọi doanh nghiệp, khi bắt đầu sử dụng những chiến lược đều mong muốn mục tiêu cuối cùng là tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chiến lược Marketing vừa giúp tìm kiếm lượng khách hàng, vừa thúc đẩy doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Lead Generation Marketing là gì trong Inbound Marketing?
Các chiến lược Marketing cơ bản trên thị trường
Chiến lược Marketing bao gồm nhiều hình thức đa dạng. Sau đây là những chiến lược Marketing cơ bản thị trường.
Chiến lược Marketing Mix
Chiến lược Marketing Mix là sự kết hợp của nhiều chiến lược khác nhau, còn có tên gọi khác là 4P bởi sự kết hợp của 4 yếu tố P.
- Product (sản phẩm): Tạo ra sản phẩm bằng cách tìm hiểu về sản phẩm. Sản phẩm đó dành cho ai, tại sao? Nó có gì mà không đối thủ nào có? Từ đó có thể tận dụng được những lợi thế cạnh tranh để tạo ra sản phẩm.
- Price (giá cả): Là số tiền mà người dùng phải chi trả cho sản phẩm đó. Các nhà tiếp thị phải có sự liên kết giữa giá trị thực và cảm nhận của sản phẩm, đồng thời xem xét chi phí cung ứng, giá của đối thủ cạnh tranh.
- Place (phân phối): Kiểm tra những kênh phân phối sản phẩm (tại cửa hàng truyền thống và trực tuyến) – vị trí trưng bày sản phẩm tại các cửa hàng và tìm kiếm và phân phối hàng hóa đến những vị trí mà khách hàng có nhu cầu quan tâm nhất.
- Promotion (xúc tiến): Mục tiêu của xúc tiến là truyền đạt đến người dùng rằng họ cần sản phẩm này và đã được định giá phù hợp. Các hình thức xúc tiến thường gặp là quảng cáo, quan hệ công chúng và nhiều chiến lược truyền thông tổng thể khác.
Xem thêm:
- Mô hình Marketing Mix 7P trong Marketing là gì? Cách áp dụng tối ưu bạn cần biết
- 4P là gì? 6 bước xây dựng chiến lược Marketing Mix 4P
Chiến lược Digital Marketing
Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến gần đây nhằm thúc đẩy phát triển thông qua các kênh phương tiện truyền thông và mạng truyền thông.
Xây dựng Digital Marketing không hề dễ dàng. doanh nghiệp cần lên kế hoạch rõ ràng và thực thi theo từng những giai đoạn cụ thể. Đồng thời, phải đo lường hiệu quả chính xác để thực thi các chiến lược Marketing tiếp theo.
Xem thêm: Marketing dược là gì? 3 chiến lược Marketing ngành dược phẩm
Chiến lược Content Marketing
Chiến lược này sử dụng hệ thống nội dung, thông điệp của sản phẩm để giới thiệu, tiếp cận đến khách hàng. Content Marketing có thể là video, blog,… tùy vào mục đích quảng cáo của thương hiệu.
Xem thêm:
Chiến lược Marketing định vị thương hiệu
Chiến lược thương hiệu là kế hoạch toàn diện để liên kết giá trị khác biệt với mục tiêu thích hợp tại mọi thời điểm.
Marketing định vị thương hiệu không những giúp thương hiệu đạt được doanh thu cao mà còn có thể tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu (Target Audience), từ đó có thể nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Trọn bộ những bước thiết kế cơ bản
Chiến lược Marketing cạnh tranh
Đây là chiến lược mà doanh nghiệp chủ yếu đưa ra các chính sách, kế hoạch cạnh tranh bán hàng với các đối thủ. Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có cái nhìn khách quan về vị trí của mình trong thị trường để có những chính sách phù hợp.
Chiến lược Marketing phân khúc
Marketing phân khúc là chiến lược mà doanh nghiệp cần chia nhóm khách hàng thành các phân đoạn khác nhau để dễ dàng triển khai và quản lý. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tóm lại, có 3 phân khúc khách hàng chủ yếu sau:
- Phân khúc khác biệt hóa
- Phân khúc tập trung
- Phân khúc đại trà
Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Cẩm nang về Social Media Marketing
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả
Bước 1 – Xác định mục tiêu của chiến lược: Doanh nghiệp cần có những cái nhìn khách quan về doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ để đưa ra những mục tiêu cụ thể.
Bước 2 – Nghiên cứu thị trường, khách hàng: Thị trường tiêu thụ thường có quy mô khá lớn, vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, phân tích thị trường cẩn thận, kỹ càng. Doanh nghiệp có thể tận dụng những công cụ hiện đại như phân tích SWOT, Pestle,…
Bước 3 – Xác định khách hàng mục tiêu và phân khúc khách hàng, tìm hiểu khách hàng là các yếu tố để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng sản phẩm.
Bước 4 – Lựa chọn và lên kế hoạch các chiến lược Marketing: Đây là bước quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Họ cần những chiến lược, chính sách phát triển thích hợp. Trước tiên, nhãn hàng cần lựa chọn những hình thức Marketing phù hợp, song song với đó lên kế hoạch để thực hiện nó.
Bước 5 – Thực hiện các công việc trong kế hoạch: Sau khi lên kế hoạch, bước tiếp theo là triển khai như những gì đã nghiên cứu, ưu tiên thực hiện các chiến lược đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bước 6 – Đo lường và đánh giá chiến lược: Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, đánh giá chiến lược để cho ra những kết quả tốt nhất. Nếu gặp vấn đề, cần xem xét và thay thế kế hoạch nếu cần thiết.
Xem thêm: Cách kiếm tiền Affiliate Marketing từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Ví dụ về xây dựng chiến lược Marketing của các doanh nghiệp
Dưới đây là 2 ví dụ để bạn có thể hiểu thêm về cách xây dựng chiến lược Marketing, cùng tham khảo nhé!
Các chiến lược Marketing của Vinamilk
Sự thành công như ngày hôm nay của Vinamilk – thương hiệu sữa tươi lớn nhất thế giới – là kết quả của chiến lược Marketing bao gồm hình thức Marketing Mix kết hợp 4P.
Thương hiệu này tập trung vào phát triển sản phẩm, đa dạng hóa danh mục hàng hóa, cụ thể như sữa tươi Vinamilk, sữa bột Vinamilk,… Đồng thời, Vinamilk luôn cho ra mắt những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc tự nhiên 100%.
Chiến lược giá cũng là một chiến thuật vô cùng thành công của thương hiệu này khi cho ra mắt những sản phẩm đạt chất lượng cao, hương vị thơm ngon mà giá lại vô cùng hợp lý. Chính điều này đã giúp thương hiệu thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Thương hiệu này còn sử dụng nhiều chiến lược tăng tỉ lệ mua hàng như các voucher, khuyến mãi, ưu đãi dành riêng của Vinamilk. Hiện nay, Vinamilk đã được phân phối hơn 12500 chi nhánh vừa và nhỏ trên toàn quốc.
Xem thêm: Influencer Marketing là gì? 10 bước tạo chiến lược Influencer Marketing
Chiến lược Marketing của Biti’s
Biti’s là hãng giày nổi tiếng tại Việt Nam hoạt động với tuyên ngôn “nâng niu bàn chân Việt”. Chiến lược Marketing mà thương hiệu giày này sử dụng là Marketing Mix.
Ban đầu, sản phẩm có giá thành khá cao, nhưng sau khi nhận phản hồi của khách hàng, Biti’s đã dần hạ giá để có thể cung cấp đến nhiều đối tượng khách hàng tầm trung. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm của Biti’s đều có những nét riêng và luôn được đảm bảo chất lượng đầu ra, theo kịp xu hướng thời trang. Nhờ đó, thương hiệu đã nhận lại những đánh giá và nhận xét tích cực.
Không những có chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam mà Biti’s còn được xuất khẩu sang các nước lớn hơn như Ý, Mỹ, Pháp,… Nhãn hàng thường xuyên quảng bá trên các phương tiện truyền thông hay các siêu thị trong khu vực.
Biti’s thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện của người nổi tiếng hay trong các MV ca nhạc lớn. Những Promotion của Biti’s được sử dụng phổ biến là quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ.
Xem thêm: Guideline Là Gì? Vai Trò Và Cấu Trúc Guideline Trong Marketing
9 Cách sử dụng social media để thúc đẩy các chiến lược marketing
1. Tạo và chia sẻ nội dung chất lượng
Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media marketing) trên thế giới và tại Việt Nam có đặc điểm chung rằng: Content is King – nội dung chính là yếu tố quan trọng nhất trong các chiến lược marketing
Nội dung trong tiếp thị luôn được đánh giá cao và cũng là một trong những các chiến lược marketing cơ bản vì có vai trò quan trọng trong chuyển đổi. Thật vậy, content marketing tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn 300% so với tìm kiếm có trả phí.
Bằng cách tạo và quảng bá nội dung độc đáo trên social media, bạn có thể tiếp cận hàng nghìn người (thậm chí hàng triệu người) miễn phí. Bởi vậy, đây là một nền tảng mạnh mẽ cho phép bạn tiếp cận đối tượng mới. Bạn có thể biến nội dung của bạn thành một phần tương tác trong phạm vi của bạn.
Nếu ai đó thấy bạn thường xuyên chia sẻ thông tin hữu ích, thú vị mà không hoàn toàn quảng cáo, họ sẽ có nhiều khả năng theo dõi bạn hơn. Nó cũng có thể giúp xây dựng niềm tin vững bền với khách hàng.
Để nội dung trên social media của bạn có hiệu quả và hấp dẫn, nó cần phải phù hợp. Đặc biệt phải hữu ích và độc đáo. Các loại nội dung cũng quan trọng. Ví dụ, gần 50% người dùng tương tác với video trên social media.
Để tạo ra nội dung chất lượng thu hút người tiêu dùng, bạn phải hiểu những gì mà đối tượng mục tiêu (target market) thực sự quan tâm.
Ngoài ra, bạn cần thiết lập tiếng nói thương hiệu. Điều này có thể giúp phân biệt bạn với các thương hiệu khác mang tính đặc trưng thương hiệu.
Tạo lịch bài đăng khớp với khoảng thời gian mà người dùng sử dụng social media. Điều này có thể làm tăng lòng tin và lòng trung thành của khách hàng.
2. Sử dụng quảng cáo nằm trong các chiến lược marketing
Một trong những cách tốt nhất để tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng là thông qua quảng cáo vào đối tượng mục tiêu. Tất nhiên, quảng cáo trả tiền như chiến dịch PPC thì không có gì mới. Tiếp thị truyền thông xã hội thực sự có thể giúp thúc đẩy SEO.
Có nhiều lợi ích trong sử dụng quảng cáo trả tiền vào đối tượng mục tiêu để thúc đẩy các chiến lược marketing của bạn. Bạn có thể điều chỉnh chương trình khuyến mãi của mình. Đồng thời phân phối chúng vào những thời điểm trong ngày khi mức độ tương tác cao nhất.
Ví dụ: sử dụng các phân tích như Thông tin chi tiết về Instagram. Bạn có thể tìm hiểu những người theo dõi bạn hoạt động nhiều nhất:
Với mạng xã hội, bạn có khả năng vượt xa các nhân khẩu học ở đối tượng cơ bản. Khám phá các sở thích cụ thể của đối tượng hiện tại và mục tiêu. Bạn có thể xây dựng hồ sơ người tiêu dùng với thông tin chi tiết hơn và hiệu quả hơn. Trên thực tế, bạn chỉ thu hẹp để tìm đối tượng chính xác. Từ đó có thể tìm thấy thông điệp có liên quan và đi đến chuyển đổi khách hàng.
Có nhiều cách để kết hợp quảng cáo vào đối tượng mục tiêu trong chiến lược marketing của bạn. Để bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên thêm Facebook Pixel vào website WordPress của mình. Cách tiếp cận này cho phép bạn nhắm vào mục tiêu – những người đã truy cập trang web của bạn.
Xem thêm: Dịch vụ SEO cam kết chuyển đổi cao, chất lượng bền vững
3. Chia sẻ và khuyến khích khách hàng đánh giá giúp thúc đẩy các chiến lược marketing
Đánh giá của khách hàng giúp thúc đẩy các chiến lược marketing của bạn rất hiểu qua. Đó là bằng cách cung cấp các bằng chứng xã hội. Để quyết định mua hàng, họ sẽ cân nhắc và coi trọng ý kiến của người khác, kể cả người lạ.
Người tiêu dùng xem các đánh giá để quyết định xem họ có nên mua hàng hay không. Trên thực tế, 90% người tiêu dùng đọc các nhận xét trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Và có đến 71% sẽ không hành động cho đến khi họ thực sự tin tưởng để mua hàng.
Bạn có thể tận dụng các đánh giá để thuyết phục người dùng rằng bạn là một công ty đáng tin cậy. Nó có thể đơn giản như hiển thị chúng trên trang web của bạn. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ chúng trên các nền tảng mạng xã hội.
Nghiên cứu còn cho thấy rằng việc hiển thị các đánh giá có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đáng kinh ngạc: 270%. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng một plugin như Đánh giá và đề xuất xã hội.
Sau khi bạn cài đặt và kích hoạt plugin, bạn có thể sử dụng nó để hiển thị các đánh giá trên Facebook của mình . Bạn nên để dưới dạng tiện ích trên trang web của bạn. Ngoài ra, còn có các plugin mà bạn có thể sử dụng hồ sơ xã hội khác của mình.
Chúng tôi cũng khuyên bạn nên trả lời các đánh giá và đề cập trên social media. Thậm chí, bạn cần trả lời ngay cả những người bình luận tiêu cực. Điều này thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao đối với khách hàng của bạn. Vì vậy hãy cố gắng phản hồi từng cá nhân hơn là sử dụng phản hồi chung theo mẫu sẵn hay chatbot. Điều tương tự cũng áp dụng cho bất kỳ lúc nào mà thương hiệu của bạn được đề cập trên các nền tảng xã hội. Ví dụ như Twitter, thậm chí ngay cả khi đó không phải là một đánh giá chính thức.
Mặc dù điều này hiển nhiên phải làm, nhưng rất nhiều công ty đã không xem trọng nó. Có 43% thương hiệu Mỹ tương tác với người dùng Twitter đã gắn thẻ chúng trong các tweet. Điều này thật đáng tiếc! Vì phần lớn người dùng Twitter mong đợi các công ty sẽ phản hồi trong vòng một giờ. Vì thế, bạn cũng nên tương tác xã hội với khách hàng thông qua bình luận.
Ngoài ra, khi các thương hiệu phản hồi kịp thời, có 34% người dùng có nhiều khả năng mua hàng từ. Ngược lại, 43% có nhiều khả năng giới thiệu sản phẩm của thương hiệu cho những người họ quen biết.
Xem thêm: Cách tạo Chatbot miễn phí trên mọi nền tảng: hướng dẫn chi tiết 2023
4. Chèn hình ảnh đồng bộ nhất quán trong các chiến dịch marketing
Sử dụng social media marketing cho phép doanh nghiệp của bạn đăng hình ảnh thương hiệu trên nhiều nền tảng social khác nhau.
Mặc dù mỗi nền tảng social có phân khúc người dùng riêng, nhưng hình ảnh bạn đăng trên mạng xã hội phải phù hợp với UVP (Unique Value Proposition) của doanh nghiệp bạn. Và hãy chắc chắn rằng những hình ảnh này là đáng tin cậy, chất lượng cao và rõ đẹp.
Xem thêm: Lead là gì? Chiến lược thu hút lead generation tối ưu
5. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá nội dung
Tiếp thị thông qua các kênh social media là một trong các chiến lược marketing hoàn hảo để chia sẻ nội dung trên blog và trang web của bạn với độc giả. Nếu bạn xây dựng một cộng đồng lớn với nhiều người theo dõi trung thành trên mạng xã hội.
Bạn hoàn toàn có thể xuất bản tất cả nội dung mới của mình và đảm bảo độc giả của bạn tìm thấy nội dung mới ngay lập tức. Ngoài ra, nếu các bài viết có chất lượng cao, bạn sẽ nhận được nhiều người theo dõi hơn.
Tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung luôn bổ sung cho nhau.
Xem thêm: Metric là gì? Hiểu rõ 15 chỉ số đo lường Marketing Metrics hiệu quả
6. Chia sẻ Liên kết nổi bật (Curated Links)
Mặc dù sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để tận dụng nội dung thu hút người theo dõi. Tuy nhiên, nó cũng có thể liên kết các bài báo bên ngoài.
Nếu bạn khám phá được nhiều nguồn thông tin thú vị, đừng ngần ngại chia sẻ chúng với khán giả mục tiêu của bạn. Nó không chỉ giúp bạn tăng uy tín đối với khách hàng; nhưng rất có thể bạn sẽ nhận được một số backlink chất lượng.
7. Theo dõi đối thủ cạnh tranh
Theo dõi đối thủ cạnh tranh của bạn là rất quan trọng. Chúng có thể cung cấp dữ liệu có giá trị cho việc nghiên cứu từ khóa và hơn thế nữa.
Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng một kênh hoặc kỹ thuật tiếp thị truyền thông xã hội cụ thể, hãy xem xét chúng và có thể theo dõi chúng, và học hỏi những thứ tích cực của họ và làm tốt hơn nữa.
8. Đo lường hiệu quả với Google Analytics
Bạn có thể xác định sự thành công của các chiến lược marketing của mình mà không cần phải theo dõi dữ liệu.
Google Analytics được sử dụng như một công cụ để giúp bạn làm điều này. Nó sẽ giúp bạn cân nhắc chiến lược nào là tốt và chiến lược nào nên loại bỏ.
Lưu ý: Thêm thẻ “tracking tags” vào các chiến dịch marketing social media của bạn để chúng có thể được theo dõi đúng cách.
Xem thêm: Top 19 phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất năm 2022
9. Cung cấp những ưu đãi đặc biệt cho thành viên trung thành
Về cơ bản, tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội là một cách tạo ra khách hàng tiềm năng (lead). Những người liên hệ và độc giả này có triển vọng lớn vì họ đã thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu và dịch vụ của bạn. Do đó, tăng lượng người theo dõi của bạn nên là một phần của các chiến lược marketing.
Vậy làm cách nào để tăng lượng người ấn nút “theo dõi”? Điều này có thể thực hiện bằng cách cung cấp mã giảm giá và khuyến mãi chỉ dành cho người theo dõi:
Giảm giá và khuyến mãi có vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng. Nghiên cứu cho thấy rằng có đến 93% người mua sắm sử dụng phiếu giảm giá và mã giảm giá trong suốt cả năm.
Khi xem xét lý do tại sao người tiêu dùng thường chọn theo dõi các nhà bán lẻ trên social media, một nghiên cứu cho thấy 62% muốn tìm hiểu về bán hàng. Hơn 30% người tiêu dùng tham gia với nội dung giảm giá.
“Độc quyền” có thể là một chiến thuật tiếp thị marketing mạnh mẽ. Không chỉ cung cấp các chương trình giảm giá và khuyến mãi “chỉ dành cho người theo dõi” giúp bạn nuôi dưỡng mong muốn được thỏa mãn tức thì của người tiêu dùng mà còn giúp thúc đẩy và truyền cảm hứng cho hành động bằng cách đưa ra phần thưởng.
Có một số từ và cụm từ hữu ích bạn có thể kết hợp để tạo sự chú ý và thúc đẩy người tiêu dùng theo dõi bạn, chẳng hạn như:
- Hãy là một trong số ít ….
- Trở thành người trong cuộc
- Hãy là người đầu tiên nghe
Nói một cách đơn giản, mọi người thường sẽ theo dõi bạn nhiều hơn khi họ nhận được một cái gì đó từ bạn. Khi họ theo dõi bạn, bạn có thể tiếp tục giữ họ tham gia và chuyển họ theo kênh tiếp thị thông qua nội dung chất lượng, quảng cáo trả tiền và các phương pháp tiếp cận khác.
Trên đây là tất cả những nội dung về chiến lược Marketing mà TopOnSeek mang đến cho bạn. Chúc bạn có thể tìm kiếm những chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành