star star star star star

Cloudflare là gì? Tại sao nên dùng Cloudflare cho website?

CDN Cloudflare dịch vụ website
avt
TOS Editor
09 tháng 3, 2021  

Cloudflare là một dịch vụ, cung cấp CDN (Mạng phân phối nội dung), tường lửa và tăng hiệu suất cho website. Nó có rất nhiều tính năng hiệu quả đặc biệt đối với phiên bản nâng cấp (có mất phí) và là dịch vụ tuyệt vời đối với các nhà phát triển, nhưng nó có những lợi thế vượt trội nào so với các đối thủ khác mà bạn phải ưu tiên lựa chọn cho website của mình?

Tính năng của Cloudflare

1. Bộ nhớ đệm

Cách bộ nhớ đệm của Cloudflare hoạt động
Cách bộ nhớ đệm của Cloudflare hoạt động

Cloudflare có một số máy chủ lưu trữ được số lượng lớn nội dung tĩnh cho bạn, sau khi chúng được yêu cầu một lần. Điều này có một lợi ích rất lớn là tiết kiệm tải và băng thông máy chủ của bạn. Với máy chủ khác, nếu người dùng yêu cầu một trang web có 10 hình ảnh, thì trình duyệt phải thực hiện thêm 10 yêu cầu đối với máy chủ trên máy chủ. Nếu mỗi hình ảnh là 1mb, đó sẽ là thêm 10mb yêu cầu máy chủ của bạn sẽ phải tìm kiếm và xử lý. Nếu tất cả người dùng của tổ chức bạn điều thao tác giống như vậy thì lượt tải sẽ được nhân lên nhiều hơn và tài nguyên có giá trị có thể bị chiếm mất việc này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của những việc khác.

Với Cloudflare, họ thực hiện trên một Bộ nhớ đệm. Khi mỗi hình ảnh đã được tải lên một lần, họ sẽ lưu trữ một bản sao trên máy chủ của họ. Khi người dùng thứ hai yêu cầu cùng một hình ảnh, Cloudflare sẽ phân phối hình ảnh đó trực tiếp từ máy chủ của họ, có nghĩa là máy chủ của bạn có nhiều thời gian hơn để thực hiện những việc quan trọng – như xử lý giao dịch hoặc gửi email. Nó cũng giúp nâng cao hiệu suất trang web của bạn.

Dưới đây là ảnh chụp màn hình từ một tài khoản Cloudflare, hiển thị đầy đủ số liệu thống kê trong một tuần – tỷ lệ bộ nhớ đệm chỉ có 90%.

Tại sao nên sử dụng Cloudflare cho trang web của bạn?
Tỷ lệ bộ nhớ đệm của một tổ chức khi dùng Cloudflare

2. DNS toàn cầu

Cùng với bộ nhớ đệm nội dung, Cloudflare có Mạng phân phối trên diện rộng. Với điều này, dữ liệu được lưu trong bộ nhớ đệm sẽ được nhân rộng trên các máy chủ ở hơn 200 thành phố trên toàn thế giới. Khi người dùng của bạn yêu cầu một nội dung, thay vì phân phát nội dung đó từ máy chủ ở một vị trí cố định từ trước, Cloudflare sẽ phân phát nội dung từ máy chủ gần nhất, có nghĩa là trang web sẽ cập nhật các dữ liệu tối ưu nhất trên toàn thế giời.

Tổng thời gian tải trang chủ trung bình trên trang web đã tăng từ 1,121 giây xuống 0,357 giây. Nhờ vào sự kết hợp của CDN và bộ nhớ đệm.

3. Tường lửa và DDOS

Bên cạnh HTTP Security Headers, cùng với bộ nhớ đệm và CDN, Cloudflare giúp bảo vệ, chống lại các cuộc tấn công và các mối đe dọa ảnh hưởng đến trang Web. Cloudflare đã phục vụ hơn 12 triệu trang web và do đó có thể xác định các bot và người dùng độc hại dễ dàng hơn bất kỳ tường lửa của hệ điều hành nào. Nếu Cloudflare cho rằng bạn đang nghi ngờ, nó có thể hiển thị một thách thức cho phép người dùng “bình thường” vẫn truy cập vào trang web của bạn. Các biện pháp bảo mật và tường lửa của Cloudflare luôn được liên lục cập nhật và phát triển, có nghĩa là mỗi ngày mức độ bảo mật cho trang web của bạn sẽ ngày một nâng cao.

4. Bảo mật

Tính bảo mật tuyệt đối của Cloudflare
Tính bảo mật tuyệt đối của Cloudflare

Về bảo mật, khi sử dụng Cloudflare, bạn có thể chia sẻ tài khoản của mình mà không cần kèm theo các thông tin đăng nhập. Đây là một xu hướng đang được các tổ chức bảo mật hướng tới và Cloudflare cũng không phải là ngoại lệ. Cloudflarec cho phép bạn tạo tài khoản chỉ cần tên và email. Điều này có nghĩa là bạn không phải chia sẻ mật khẩu của mình và có thể thu hồi quyền truy cập bất kỳ lúc nào.

5. Hệ thống quản lý DNS

Đây là một công cụ hơi khó hiểu, nhưng quản lý DNS trong Cloudflare rất tuyệt vời và có thể được kiểm soát thông qua API. Bản ghi DNS giống như “chỉ đường” cho trình duyệt của bạn. Khi bạn nhập tên miền của mình, các bản ghi DNS sẽ cho trình duyệt biết nơi cần đến để truy cập. Điều này thường không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động, nhưng có thể cập nhật hồ sơ dễ dàng giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu bạn cần thay đổi máy chủ hoặc thêm cần thêm xác minh (thường Google Search Console yêu cầu điều này).

Các tính năng khác của Cloudflare

Bạn sẽ khá bất ngoài khi biết được các tính năng hữu ích trên của Cloudflare cung cấp hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra nếu bạn nâng cấp lên bản Pro (trả phí) thì Cloudflare tự tin khẳng định sẽ không làm bạn thất vọng. Với các tính năng bổ sung như:

  • Tối ưu hóa hình ảnh – Tự động tối ưu hình ảnh phù hợp với tất cả trình duyệt người dùng sử dụng (hình ảnh nhỏ hơn, tải nhanh hơn)
  • Phân phối next-gen – Bạn có thể bật HTTP / 2, tối ưu hóa tốc độ và sắp xếp độ tải trang web,…
  • Các quy tắc trang – Quy tắc trang cho phép bạn lưu vào bộ nhớ đệm, chuyển hướng hoặc thực hiện vô số việc khác tới các trang và url trước khi người dùng truy cập vào máy chủ. Với tài khoản miễn phí, bạn nhận được 3, khi nâng cấp bạn sẽ không bị giới hạn.
  • Bảo mật tốt hơn – Từ gói Pro trở lên, bạn nhận được chức năng tường lửa nâng cao.

Lưu ý thêm: Nếu nhìn vào trang giá của họ, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng bản Pro được khuyến khích nên dùng cho các dự án “quan trọng”.

Thiết lập Cloudflare như thế nào?

Trái ngược với những tính năng vô cùng hữu ích của Cloudflare, việc thiết lập dịch vụ này hoàn toàn dễ dàng chỉ với một số kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng như sau:

Trước khi bắt đầu, bạn cần biết ai hiện đang kiểm soát tên miền của bạn – Vì mọi thay đổi phải cần được giám sát.

  1. Để bắt đầu, hãy truy cập Cloudflare và nhấp vào “Đăng ký
  2. Tạo một tài khoản
  3. Tiếp theo, nhập địa chỉ trang web của bạn (ví dụ: www.liquidlight.co.uk)
  4. Chọn một gói – bạn có thể thay đổi điều này sau. Nếu bạn tự tin rằng mình muốn sử dụng Cloudflare thì hãy chọn gói Pro, nếu không hãy chọn Miễn phí
  5. Cloudflare sau đó sẽ quét tên miền của bạn để tìm các bản ghi DNS hiện tại của bạn. Nếu bạn có quyền truy cập vào các bản ghi DNS miền hiện có của mình, bạn có thể tận dụng cơ hội này để đảm bảo Cloudflare đã phát hiện chính xác tất cả các bản ghi hiện có. Nếu không, đừng lo lắng vì chúng tôi có thể xác nhận điều này trước khi chuyển sang Cloudflare
  6. Sau khi được xác nhận, bạn sẽ thấy hai máy chủ định danh (ví dụ: dave.ns.cloudflare.com) – hãy ghi lại những điều này để sử dụng sau. Máy chủ  là thứ cho biết tên miền của bạn (và bất kỳ ai nhập tên miền của bạn) .
  7. Nhấp vào “Xong, kiểm tra máy chủ định danh” và “thiết lập sau” ở bước đó và sang bước sau
  8. Nếu bạn muốn người khác truy cập vào tài khoản Cloudflare của mình để giúp định cấu hình nó, bạn có thể nhấp vào hình bóng người ở trên cùng bên phải, sau đó nhấp vào “Trang chủ tài khoản“. Nhấp vào “Thành viên” ở trên cùng và nhập địa chỉ email của người bạn muốn cấp quyền truy cập
  9. Khi cấu hình hoàn tất, bất kỳ ai kiểm soát miền của bạn đều có thể thay đổi máy chủ định danh thành máy chủ Cloudflare mà bạn đã ghi chú ở bước 6. Trước khi thực hiện, hãy yêu cầu họ xác nhận các bản ghi DNS khớp với các bản ghi trong Cloudflare.

Nguồn tham khảo: Why should you consider Cloudflare for your website?

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat