Content Marketing Là Gì? UPDATE 5 Xu Hướng Marketing Mới Nhất 2024
Content Marketing là gì? Và tại sao được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong lĩnh vực Marketing? Chiến lược Content Marketing sẽ mang lại những lợi ích gì cho các doanh nghiệp. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Content Marketing thì có thể cùng TOS tham khảo bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- 4 Bước viết Content bán hàng ra đơn, thu hút khách hàng
- Plan content: Hướng dẫn cách lập kế hoạch nội dung hiệu quả
Content Marketing là gì?
Content Marketing là một hình thức tiếp thị sử dụng nội dung. Đây là một chiến lược thường được các doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng thông qua việc xây dựng và phân phối những nội dung có giá trị về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Đồng thời có thể giữ chân khách hàng – những người có nhu cầu hoặc đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ đó thúc đẩy hành vi và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi của người dùng.
Ngoài quảng cáo, những bài viết thương hiệu thì những người làm kinh doanh nên cung cấp thêm những thông tin hữu ích khác liên quan đến dịch vụ, sản phẩm đang bán nhằm giúp người dùng giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải. Từ đó sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và giúp cải thiện doanh số bán hàng.
Xem thêm: Content là gì? Chiến thuật xây dựng content chuẩn SEO
Vai trò của Content Marketing quan trọng đến như thế nào?
Content Marketing mang lợi thế cạnh tranh cao
Content Marketing là một dạng inbound marketing hiệu quả dùng để thu hút đối tượng có nhu cầu mua hàng và xây dựng sự tin tưởng, giúp giữ chân khách hàng. Content Marketing đã đem về những con số biết nói như sau:
- Doanh nghiệp có blog hướng đến khách hàng sẽ thu hút người mua hàng tiềm năng nhiều hơn 67% so với những đối thủ khác.
- 72% các doanh nghiệp B2B với hình thức kinh doanh trực tiếp giữa hai công ty cho rằng Content Marketing giúp tăng độ tương tác và lượt khách hàng có nhu cầu cho sản phẩm của họ.
- 88% cá nhân tin rằng các quảng cáo video của nhãn hàng có tính thuyết phục cao hơn để khách hàng đồng ý đặt hàng sản phẩm.
Định vị thương hiệu doanh nghiệp
Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một trong những công dụng của Content Marketing. Công dụng này của content Marketing là gì? Tiếp thị sử dụng nội dung sẽ làm nhiệm vụ truyền tải những nội dung mà doanh nghiệp muốn khách hàng biết về sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này giúp khách hàng nhận diện và định vị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm: Cách định vị thương hiệu bằng mô hình phân tích SWOT
Doanh nghiệp có thể tiếp cận và kết nối với khách hàng tốt hơn
Doanh nghiệp sẽ tiếp cận và kết nối được nhiều khách hàng hơn qua sự đa dạng về nội dung sản phẩm mà bạn cung cấp cho họ.
Content Marketing tốt giúp thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp cho người dùng biết được giá trị của những sản phẩm, dịch vụ của mình cũng có nghĩa bạn sẽ nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Muốn vậy, nội dung tiếp thị của bạn phải có hiệu quả và đa dạng về hình thức. Khi sản phẩm, dịch vụ của bạn giải quyết được những vấn đề của khách hàng thì họ sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.
Giảm thiểu đáng kể chi phí cho các chiến dịch quảng cáo
Chất lượng nội dung cao đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được khách hàng. Nội dung hay, đa dạng về hình thức sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng. Thay vì số lượng hãy tập trung vào chất lượng để những thông tin, nội dung được truyền tải đến khách hàng phải có giá trị nào đó. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết giảm đáng kể chi phí cho quảng cáo.
Content Marketing bao gồm loại gì?
Các dạng Content Marketing mà bạn thường gặp bao gồm: blog, video, social media, ebook, infographic, email. Cùng tìm hiểu chi tiết từng loại nhé!
Blogs
Blog là nhật ký trực tuyến dưới dạng website mà người viết thường sẽ thể hiện quan điểm cá nhân. Đây là dạng content được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong Content Marketing.
Blog là kênh thông tin chất lượng và cho phép người dùng truy cập hoàn toàn miễn phí. Không chỉ vậy, blog còn giúp:
- Tăng đến 126% leads (khách hàng tiềm năng có nhu cầu) cho các doanh nghiệp nhỏ.
- Nâng cao thứ hạng của website nếu bài viết được tối ưu SEO.
- Đồng thời, xây dựng được sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Dạng bài Content Marketing này sẽ giúp người đọc giải đáp những vấn đề họ thắc mắc về lĩnh vực nào đó. Vì thế, cần có mức độ chuyên sâu và phải giải quyết một cách triệt để.
Xem thêm: Blog SEO là gì? Một số phương pháp viết Blog chuẩn SEO
Ebook
Đây là một loại sách điện tử cung cấp lượng lớn thông tin, kiến thức cho người đọc. Hơn thế, người dùng có thể sử dụng ở bất kỳ đâu cần có các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad hay laptop,..v..v…
Và nếu muốn thu hút được người đọc thì nội dung của Ebook phải hấp dẫn, mới lạ và hữu ích. Từ đó giúp gia tăng số lượng email đăng ký hơn. Việc sử dụng ebook trong Content Marketing sẽ cũng giúp cho doanh nghiệp:
- Tiết kiệm chi phí in ấn, đóng gói và vận chuyển sản phẩm, dịch vụ.
- Xây dựng được sự uy tín và gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness). Do đó, doanh thu cũng sẽ tăng lên.
Video
Video là loại hình content mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất. Dạng content này có thể:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): Khi chèn thêm video vào landing page thì tỷ lệ chuyển đổi tăng lên đến 80% so với các loại content khác.
- Gia tăng tỷ lệ mở email hơn: Theo thống kê, khi trong email có chứa video thì tỷ lệ click chuột tăng từ 200 – 300%.
- Giúp tối ưu SEO hiệu quả hơn: Khi chèn video vào website thì khả năng được hiển thị trên trang nhất của Google có thể tăng 53 lần.
Thêm vào đó, người dùng có thể đa dạng các nội dung video từ video giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, review sản phẩm cho đến các video hướng dẫn, chia sẻ,… Điều này giúp thu hút khách hàng hơn nhiều so với những loại hình khác.
Xem thêm: Video Marketing là gì? Lợi ích của chiến lược với doanh nghiệp
Infographic
Content infographic là một dạng content marketing giúp truyền tải thông tin dưới dạng hình ảnh với các yếu tố như biểu đồ, icon minh hoạ, số liệu,… Đây là loại content giúp khách hàng quan sát và nắm bắt thông tin hiệu quả hơn.
Email marketing hay còn gọi là tiếp thị qua email là một hoạt động giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc gửi email thương mại đến địa chỉ email của họ.
Hình thức content này mang lại khá nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như:
- Không tốn quá nhiều chi phí cho việc quảng cáo, đội ngũ nhân viên có chuyên môn.
- Chủ động trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn (Target Audience).
- Nâng cao phạm vi và số lượng khách hàng tiềm năng tiếp cận được.
- Theo dõi, phân tích, đo lường tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả hơn.
Xem thêm: Email Marketing: 14 nghiên cứu thời gian gửi email hiệu quả nhất
Social media
Khi sử dụng Social media như Facebook, Tiktok, Youtube,… để truyền tải thông tin các doanh nghiệp, nhà kinh doanh có thể gia tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng hơn. cụ thể:
- Không chỉ website phát triển mà số lượng truy cập (traffic) cũng tăng.
- Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, khả năng định vị và nhận diện thương hiệu hơn.
- Thêm vào đó, khi sản phẩm/ dịch vụ tốt sẽ dẫn đến việc mọi người “truyền miệng” nhau (Word Of Mouth). Vậy là vô tình sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn mà không tốn một khoản chi phí quảng cáo nào.
Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Cẩm nang về Social Media Marketing
White papers
White papers trong tiếng Việt có nghĩa là “sách trắng”. Đây được xem là một bản báo cáo hay bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Chúng có mục đích giúp người đọc hiểu và giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định. White paper được sử dụng nhiều trong mô hình B2B.
White paper tương tự như ebooks. White paper là một loại nội dung dài nhưng có lực nam châm mãnh liệt. Tuy nhiên, so với ebook thì white paper có xu hướng giàu thông tin hơn một chút. Nó dựa trên dữ liệu và tập trung vào chi tiết. Điều này làm cho white paper trở thành một trong những loại content marketing tốt nhất cho B2B. Đồng thòi,các doanh nghiệp nhỏ khác muốn xây dựng sự lãnh đạo về tư duy và có được sự tôn trọng hơn trong ngành.
Một trong những lợi ích lớn nhất của white paper là chúng có thể giúp doanh nghiệp nhỏ của bạn thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng mới. Nhưng nếu bạn muốn tận dụng cơ hội để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, bạn sẽ cần đảm bảo rằng white paper của bạn được kiểm soát. Đây là một ví dụ về những gì có thể trông như thế nào:
Checklists
Checklist là bảng tính cung cấp danh sách những việc cần làm trong quy trình để đạt được kết quả mong muốn. Đây chắc chắn là loại hình mà bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào cũng cần có. Bởi lẽ chúng dễ tạo, quảng bá và cung cấp giá trị đáng kể cho đối tượng mục tiêu.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xem checklists từ công ty HVAC:
Checklist này cung cấp một danh sách với hàng loạt hành động mà chủ nhà nên thực hiện đối với hệ thống HVAC. Chúng dễ đọc, nắm bắt thông tin rõ ràng. Bạn có thể chia sẻ checklist này lên các phương tiện truyền thông xã hội. Hoặc bạn có thể kết hợp trên bài blog. Bạn càng chia sẻ và tái nội dung checklist thì doanh nghiệp càng nhận được lợi lớn.
GIF và memes
Theo Wikipedia, Gif là từ viết tắt thuộc cụm Graphics interchange format). Có nghĩa là định dạng trao đổi bằng hình ảnh. Gif được áp dụng cho ít hơn 256 màu sắc khác nhau và các hoạt hình dùng ít hơn 256 màu cho mỗi khung hình.
Meme là một phần của social media. Chúng thường phát tán dưới dạng hình ảnh mang tính hài hước và có tốc độ lan truyền nhanh trên internet.
Đây là 2 nội dung cực kỳ phổ biến đối với người tiêu dùng. Nó đã trở thành một nét văn hóa trên internet. Và hơn hết, Gif và meme có nội dung chia sẻ dễ dàng nhất hiện nay.
Dưới đây là một số ví dụ về một trong những meme trong content marketing được yêu thích:
Các doanh nghiệp có thể tận dụng 2 loại hình này áp dụng cho khách hàng. Hãy mang lại sự phấn khích, thu hút và giải trí của khách hàng vào một chủ đề. Hoặc bạn tự tạo hoặc tìm hình ảnh có liên quan trên internet đang là xu hướng. Bạn có thể dùng Gif và meme lên blog hoặc email hoặc trên social media để tương tác khách hàng.
Content Marketing có gì khác biệt so với Content nói chung?
STT | Tiêu chí | Content nói chung | Content Marketing |
1 | Khái niệm | Là những nội dung thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được đăng tải trên nền tảng số. Có thể là video giới thiệu, bài báo, tiểu thuyết,… | Là những nội dung mang tính chất quảng bá, truyền tải thông tin và nằm trong kế hoạch Marketing của doanh nghiệp muốn thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh. |
2 | Mục đích | Chỉ cung cấp thông tin và không quan tâm đến có ai đọc hay không, một tháng có bao nhiêu người truy cập vào website, youtube,… của mình. | Nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người đọc, người xem thành khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. |
3 | Giá trị mang lại | Không cao và chỉ đơn thuần là đưa ra những thông tin, nội dung về sản phẩm cho người dùng. | Mang tính chất thương mại nên không chỉ đi sâu vào việc cung cấp thông tin về lợi ích hay quảng bá sản phẩm mà còn điều hướng người dùng, cung cấp giải pháp/ giá trị hữu ích cho những vấn đề mà họ đang gặp phải. Đây là điểm cho thấy Content nói chung và Content Marketing khác nhau như thế nào. |
Nhân viên Content Marketing cần có những kỹ năng cần thiết gì?
Để thành công trong vai trò này, một nhân viên Content Marketing cần trang bị nhiều kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng viết là nền tảng, người làm Content Marketing cần có khả năng viết bài mạch lạc, hấp dẫn và dễ hiểu.
- Kỹ năng nghiên cứu giúp họ tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng thị trường và hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: đây là kỹ năng cần thiết để hỗ trợ trong việc lập kế hoạch, quản lý dự án.
- Kiến thức về SEO và kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là yếu tố quan trọng, cùng với khả năng sử dụng các công cụ phân tích web như Google Analytics.
- Thành thạo các công cụ quản lý nội dung như WordPress, HubSpot, Hootsuite, Canva và các công cụ chỉnh sửa video, hình ảnh là một lợi thế.
- Cuối cùng, kỹ năng tạo dựng và quản lý chiến dịch truyền thông xã hội cùng với kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp họ làm việc và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm và các bộ phận liên quan.
Các bước để bắt đầu làm Content Marketing hiệu quả
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Hướng nội dung đến đối tượng khách hàng cụ thể mà bạn biết rõ về tính cách, hành vi, sở thích và thách thức của họ. Thêm vào đó, hãy tạo chân dung khách hàng tiềm năng để sẵn sàng chào đón
Xác định được đúng tệp khách hàng của mình sẽ là bước đệm chắc chắn để xây dựng kế hoạch.
Lựa chọn phương thức tiếp cận
Hiện nay, có rất nhiều phương tiện truyền tải thông tin vô cùng đa dạng, chính vì vậy mà doanh nghiệp phải xác định được kênh truyền tải phù hợp để gửi gắm thông điệp đúng nơi có nhiều khách hàng tiềm năng. Hãy bắt đầu từ mạng xã hội thu hút đông đảo khách hàng mà bạn muốn nhắm đến, sau đó xác định định dạng nội dung phù hợp nhất.
Quan tâm tới “chất lượng” của việc tiếp cận
Bạn đã biết được khách hàng của mình là ai, biết được mạng xã hội họ thường lui tới và cách tiếp cận họ, Vậy hãy lên ngay một kế hoạch ngắn hạn với lịch trình đăng nội dung đều đặn.
Chất lượng từ các thông tin của bạn còn được đánh giá qua thời gian đăng bài liệu có liên tục cập nhật kiến thức mới cho khách hàng hay không. Tất nhiên, bạn nên tính toán điều này dựa trên ngân sách và nguồn lực mình đang có.
Kiểm soát nội dung phù hợp
Các nội dung được gửi đến khách hàng nên có văn phong lịch sự, dễ hiểu, súc tích và chứa đựng những chi tiết về hành động mà khách hàng nên thực hiện khi vấp phải vấn đề nào đó.
Công thức triển khai hiệu quả
Ai cũng biết content là quan trọng nhất, không chỉ đối với SEO mà cả đối với marketing nói chung. Nhưng không phải ai cũng biết về phễu content – phân loại content dựa theo giai đoạn của khách hàng trong phễu sales.
Infographics này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về cách thiết kế một phễu content thích hợp – từ mục tiêu cho đến KPI – và những loại content phù hợp nhất cho từng giai đoạn dựa theo phần trăm khảo sát.
Thời gian đọc ước tính: 5 phút
Đối tượng: Dành cho tất cả những nhà làm marketing, content marketing từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp
Kiểm soát nội dung Content Marketing là gì (Nguồn: Internet)
Cách lên kế hoạch Content Marketing phù hợp với hành trình khách hàng
Để lên kế hoạch Content Marketing hiệu quả, các công ty sử dụng Content Marketing theo từng giai đoạn của hành trình khách hàng (Customer Journey), đó là:
Giai đoạn 1: Nhận thức
Ở giai đoạn đầu tiên, nội dung nên tập trung vào những vấn đề bức thiết nhất của khách hàng. Viết về những nỗi đau (Pain Point), khó khăn, thách thức, đặt ra những câu hỏi vào đúng vấn đề họ đang quan tâm. Như vậy, sẽ giúp tiếp cận và duy trì tương tác với đối tượng khách hàng đang hướng đến.
Những nội dung phù hợp trong giai đoạn này là các bài blog, bài báo, video ngắn, bản tin.
Giai đoạn 2: Cân nhắc
Nên kết hợp cung cấp giữ thông tin hữu ích và tiếp thị. Điều này không chỉ cho người dùng biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà còn đưa ra hướng giải quyết cho nhu cầu của họ. Và doanh nghiệp nên cung cấp những nội dung về sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trong giai đoạn này, có thể cung cấp các nội dung như: những bài viết/ video nghiên cứu về sản phẩm/ dịch vụ, video hướng dẫn, bài viết hướng dẫn.
Giai đoạn 3: Quyết định
Đây là giai đoạn khách hàng đưa ra quyết định nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thế, có thể tập trung vào việc bán hàng nhưng đừng quên việc cung cấp những thông tin cho thấy họ nên chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn mà không phải doanh nghiệp khác.
Xem thêm: Top 19 phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất năm
Giai đoạn 4: Biến ý tưởng nội dung thành kế hoạch Content hoàn chỉnh
Khi đã có ý tưởng hãy biến những ý tưởng đó thành một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Như vậy, bạn sẽ nắm bắt được thị hiếu của khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Và tuỳ từng khách hàng sẽ có những kế hoạch phù hợp riêng.
Cách xây dựng Content Map
- Bước 1: Tạo Personas (hồ sơ khách hàng mục tiêu) và xác định mục tiêu, các kênh liên lạc
Xác định và tiến hành vẽ chân dung khách hàng. Tạo hồ sơ những thông tin liên quan về khách hàng mục tiêu đang hướng đến. Dựa vào chiến lược, các kênh truyền thông, nội dung để hoàn thiện Personas.
- Bước 2: Triển khai và phát triển nội dung
Sau khi hoàn thành hồ sơ khách hàng cần xác định cách thức triển khai. Tìm hiểu xem những kênh phương tiện truyền thông nào thu hút người dùng cao. Đồng thời, xây dựng bản đồ khách hàng, hướng giải quyết cho nhu cầu và những thắc mắc của họ.
- Bước 3: Tiến hành phân tích, đo lường và đánh giá kết quả
Cuối cùng là thực hiện phân tích các số liệu, lưu lượng truy cập vào trang web sau khi thực hiện chiến lược Content Marketing.
Cách viết Content Marketing cho người mới bắt đầu
Bước 1: Xây dựng quy trình viết content
- Xác định nội dung: xác định đúng đối tượng mục tiêu hướng đến sẽ giúp bạn xác định được nội dung bài viết.
- Phân tích, tìm kiếm điểm chung: Khi khách hàng nhận thấy sự đồng điệu với bạn thông qua bài viết họ sẽ hứng thú và quan tâm đến những nội dung bạn viết hơn.
- Lên ý tưởng và dàn bài cho bài viết: Sau khi nghiên cứu, phân tích và có được ý tưởng cho riêng mình. Hãy tiến hành phác thảo sơ những luận điểm, luận cứ, chứng minh mà bạn sẽ sử dụng trước khi tiến hành viết content.
- Viết bài và kiểm tra: Khi viết xong bài hãy kiểm tra thật kỹ lại về từ ngữ, văn phong, chính tả cho thật chỉnh chu. Điều này sẽ giúp bạn tránh các lỗi nhỏ và câu từ cũng sẽ hay hơn.
Bước 2: Sử dụng hài hoà giữa chữ viết và hình ảnh
Nếu như bài viết chỉ toàn là chữ không thì sẽ làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán. Vì thế có thể chèn thêm hình ảnh để bài viết được thú vị và sống động hơn.
Bước 3: Tham khảo các ý tưởng từ những người xung quanh
Đôi khi bạn sẽ cạn ý tưởng. Ngồi hàng giờ nhưng lại không biết nên viết gì. Lúc này hãy thử nghe ý kiến của một ai đó, có thể là những độc giả của bạn, biết đâu sau đó bạn sẽ có ý tưởng độc đáo thì sao.
Bước 4: Đừng quá tập trung vào sản phẩm mà quên đưa ra giải pháp
Hãy nhớ rằng Content Marketing không chỉ dừng lại ở việc đưa ra thông tin mà còn đưa ra cho khách hàng giải pháp có thể giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải.
Tổng hợp một số kênh phân phối Content Marketing hiệu quả
- Sử dụng Email Marketing: Là kênh phân phối nội dung hiệu quả đối với một số lĩnh vực đặc thù và chi phí không cao.
- Nền tảng mạng xã hội (Social Media): Có thể nói đây là một trong số những kênh truyền thông giúp cho các chiến dịch Marketing thành công. Doanh nghiệp có thể tiếp cận và kết nối với lượng lớn khách hàng.
- Trang blog đã được tối ưu SEO: Đây là nơi giúp kết nối với hàng triệu người mỗi ngày. Được sử dụng trong hầu hết các kế hoạch Marketing.
- Một số kênh phân phối khác như: Youtube, Tiktok, Influencer,…
Cập nhật 5 xu hướng Content Marketing 2024
Viết về những câu chuyện cá nhân
Xu hướng này đã và đang dần trở nên phổ biến hơn vì tính chân thực của câu chuyện thông qua hình thức Storytelling. Thường chúng ta dễ bị thu hút bởi những điều chân thực nhất và khách hàng cũng vậy.
Đây là xu hướng Content Marketing mang lại nguồn cảm hứng cho nhiều độc giả. Qua những câu chuyện kể họ vô tình bắt gặp hình ảnh bản thân trong đó, họ hiểu và đồng cảm với nhân vật trong câu chuyện.
Quá trình làm việc và sản xuất
Khi quy trình để tạo ra được sản phẩm được thể hiện qua video hay một bài viết rõ ràng và được công khai sẽ tạo cho người dùng độ tin cậy nhất định,
Những câu nói thương hiệu
Đây có lẽ là xu hướng Content Marketing khá hiệu quả. Thể hiện được nét đặc trưng, quan điểm cá nhân. Nếu như khách hàng của bạn thấy được sự tương đồng với quan điểm của họ thì mỗi khi nói đến sản phẩm/ dịch vụ nào đó họ cũng sẽ nhớ đến bạn.
Nội dung mang tính hài hước
Dạng content này được rất nhiều người hứng thú, vì nội dung hài hước giúp người đọc, người xem thư giãn, giải tỏa áp lực, mang lại tiếng cười cho họ.
Xu hướng Content truyền cảm hứng
2021 là không quá “may mắn” với nhiều người vì dịch Covid. Vì thế loại content này giúp họ có thể lấy lại tinh thần, lạc quan hơn. Vì thế đây được xem là xu hướng content hiệu quả trong năm 2024.
Bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể sử dụng loại content này để lồng ghép với sản phẩm, dịch vụ một cách khéo léo.
Một vài lưu ý khi viết content marketing
Nội dung hay nhất không hẳn là nội dung thành công nhất
Có thể bạn cho rằng, mình đã tạo ra nội dung hấp dẫn nhất cho chủ đề đó. Nhưng quan trọng vẫn là kết quả, chúng đến từ lượng traffic, tỉ lệ chuyển đổi và doanh thu. Điều đó có nghĩa, việc tạo ra nội dung tốt nhất, chưa hẳn sẽ cho kết quả như bạn mong đợi.
Content marketing không phải là một sân chơi bình đẳng. Đây là một trận đấu quyền anh, nơi bạn phải chọn những chiến lược thông minh, không phải bất chấp lao đầu vào.
Lời khuyên dành ra cho một chiến lược content marketing là:
- Tập trung vào những chủ đề cụ thể mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa từng đề cập
- Biết điểm yếu của đối thủ và tập trung tận dụng điểm mạnh của mình
- Sản xuất những nội dung mang dấu ấn riêng của doanh nghiệp. Điều này sẽ mất nhiều thời gian để thu về kết quả. Tuy nhiên, việc tạo ra một thương hiệu với những khách hàng trung thành là chìa khóa dẫn đến thành công.
Tạo Multi-Purpose Content
Đây là cách khai thác từ những khách hàng mục tiêu, khi họ có nhu cầu đọc nhiều hơn nội dung trên một bài đăng. Việc của bạn là diễn giải từ khóa đó hoặc đi link nội bộ (internal link)
Điều này giúp bạn có thể dễ dàng tăng gấp ba lần ROI cho khoản đầu tư của mình.
Dưới đây là một ví dụ:
Tạo content tốt nhất không khó, khó ở cách làm
Phải đảm bảo rằng, nội dung bạn tạo nên đáp ứng được ý định tìm kiếm của người truy vấn. Đặt mình vào tâm lý khách hàng, hãy suy ngẫm về việc bạn có thể trả lời tốt nhất câu hỏi của họ như thế nào?
Khi bạn đang đề cập đến một chủ đề đã được nói đến trước đó, hãy đảm bảo đó là một nội dung chính xác và có sự đồng điệu.
Ví dụ khi bạn đang muốn giới thiệu về một dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng sẽ muốn xem thêm về những dự án khác tương tự mà bạn đã làm thành công và những kiến thức bạn có, xoay quanh chủ đề mà khách hàng đang nhắm đến ( bài phân tích, case study,…)
Hãy tạo ra một nội dung có giá trị, không đơn thuần là một nội dung hay.
Xem thêm: Top 5 Cách Viết Content Thu Hút, Hiệu Quả và Hấp Dẫn Nhất
Core content là chìa khóa tối ưu tỉ lệ ROI
Core content (hay nội dung cốt lõi) là nội dung mà khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm và gần với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều kiện để dễ dàng có bước nhảy vọt từ content sang soft sell.
Lưu ý rằng, không phải tất cả các core content đều sẽ hoạt động tốt cho một chiến lược content marketing khi vận hành một mình.
Bạn có thể tạo ra nhiều content liên quan đến nội dung này để tăng lượng traffic và dẫn dắt người đọc đến nội dung cốt lõi của bạn.
Nếu bạn có một nội dung cốt lõi đang vận hành tốt và vẫn muốn nhiều hơn lượng traffic đổ về, hãy tiếp tục. Còn nếu core content của bạn rời rạc và không đồng nhất, nên xem xét dừng lại.
Lời khuyên ở đây là:
- Khi bắt tay vào tạo nội dung cốt lõi, hãy cân nhắc tìm kiếm sự tương đồng giữa các chủ đề mà đối tượng mục tiêu của bạn đang gặp khó khăn, và khả năng doanh nghiệp có thể giải quyết thông qua các sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
- Khi xác định một chủ đề mới, hãy xem xét một cách cẩn thận và khảo sát đối thủ cạnh tranh. Tận dụng thế mạnh doanh nghiệp và khai thác một cách hiệu quả.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Content Marketing là gì. Khách hàng có thể tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ SEO, seo từ khoá Google thông qua website. Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ liên quan đến website khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline hoặc để lại thông tin theo mẫu, TopOnSeek sẽ nhanh chóng liên hệ tư vấn cho bạn.
Một số câu hỏi thường gặp về Content Marketing
u003cstrongu003eTự học content marketing thế nào cho hiệu quả? Lộ trình tự học content marketing cho người mới bắt đầu?u003c/strongu003e
Hiểu rõ mình đang cần học cái gìu003cbru003eLiệt kê đầy đủ nguồn tài nguyênu003cbru003eĐọc và ghi chép CỰC KÌ NHIỀUu003cbru003eTự học kiến thức bằng cách VIẾTu003cbru003eKiếm cho mình một hội nhóm, nơi mà mình có thể được góp ý và sửa lỗiu003cbru003eBạn cũng có thể tham gia các khóa học content marketing miễn phí hoặc có phí trên các website uy tín hay các tài liệu tự học content marketing được chia sẻ từ mọi người.
u003cstrongu003eContent marketing học ngành gì?u003c/strongu003e
Với những bạn đặt câu hỏi u003cstrongu003econtent marketing học ngành gìu003c/strongu003e thì vốn dĩ content marketing không phải là một ngành học, mà chỉ là một mảng nằm trong ngành marketing, nên bạn không thể đăng ký học ngành content marketing, khi xét tuyển vào đại học hay cao đẳng ngành content marketing và được cấp bằng chính quy. Sau này, bạn có thể tìm hiểu các JD Content Marketing của các công ty, trình bày CV Content Marketing để làm công việc của một Content Marketer.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành