Content Writer là gì? Những điều cần biết về Content Writer
Trong thời đại quảng cáo và truyền thông đang được đẩy mạnh, kéo theo nhu cầu về tiếp thị nội dung ngày càng nhiều. Vị trí Content Writer ra đời để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nội dung quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy Content Writer là gì? Để trở thành một Content Writer cần phải làm gì? Những kỹ năng và công việc liên quan tới Content Writer. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi trên một cách đầy đủ nhất về Content Writer.
Xem thêm: Bí quyết học viết Content từ A-Z cho người mới bắt đầu
Content Writer là gì?
Content Writer là người sáng tạo nội dung (content creator) có giá trị vì lợi ích cho một doanh nghiệp, tập thể, cá nhân. Những sản phẩm, dịch vụ của công ty sẽ được họ truyền tải tới người đọc theo đúng bản chất vốn có của nó theo cách dễ hiểu nhất.
Content Writer tạo ra nội dung trên Website, sản phẩm, bài PR cho doanh nghiệp. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, người thực hiện những công việc cần thiết để xây dựng nội dung là một Content Writer.
Xem thêm:
- Cùng tìm hiểu về MBTI test để xem bạn có phù hợp với ngành này không nhé?
- Copywriting là gì? Tất tần tật về Copywriting dành cho người mới bắt đầu
Phân biệt Content Writer và Copywriter
Khái niệm giữa Content Writer và Copywriter khá “gần” nhau nên rất nhiều người lầm tưởng hai vị trí này là một. Dẫn đến vấn đề là đôi khi bạn làm sai phần việc của mình. Vậy nên cần phải làm rõ một số lầm tưởng để hiểu rõ hơn công việc thực sự của Content Writer và Copywriter cũng như điểm khác nhau giữa chúng.
- Content Writer là người tạo ra, trình bày nội dung có giá trị cao theo đúng bản chất vốn có của sản phẩm, dịch vụ sao cho dễ hình dung ra nhất. Đó là bản chất cốt lõi của nghề Content Writer. Đem những thông tin thực tế, hữu ích một cách đơn giản, dễ hiểu nhất nhằm tạo niềm tin với khách hàng vào thương hiệu doanh nghiệp.
- Copywriter lại là người viết bài để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ nên việc của họ phải làm là phải viết như thế nào để thuyết phục được người đọc mua hàng, đẩy mạnh doanh thu.
Ví dụ: Cũng cùng chủ đề “Làm thế nào để có làn da khoẻ?” Content Writer và Copywriter sẽ có hai hướng triển khai khác nhau như sau:
- Content Writer: Họ sẽ viết về những thức ăn cần hạn chế, những thói quen cần từ bỏ cũng như chế độ tập luyện phù hợp để có làn da đẹp thay vì nhấn mạnh, chỉ điểm một sản phẩm, thương hiệu nào đó.
- Copywriter: Sản phẩm này sẽ giúp bạn có được làn da khoẻ như ý muốn mà không cần phải mất quá nhiều thời gian.
Qua ví dụ nhỏ ở trên, có thể thấy điểm khác biệt cơ bản giữa Content Writer và Copywriter là phong cách viết và mục tiêu hướng đến để triển khai một bài content trên các kênh khác nhau.
Mô tả công việc của một Content Writer
- Nghiên cứu, tìm hiểu những chủ đề liên quan đến ngành (Tự nghiên cứu, phỏng vấn, trực tuyến)
- Thực hiện viết bài rõ ràng để quảng cáo dịch vụ, sản phẩm và bán hàng
- Sử dụng hệ thống quản lý nội dung để chuẩn bị bản nháp với cấu trúc rõ ràng
- Đọc và chỉnh sửa bài trên blog trước khi đăng bài
- Gửi bài viết tới người có quyền chỉnh sửa để nhập bài và phê duyệt
- kết hợp với các nhóm tiếp thị khác, thiết kế minh hoạ các bài viết
- Tiến hành nghiên cứu các từ khoá, áp dụng các quy tắc SEO để tăng lượng truy cập web
- Sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá nội dung
- Tìm hiểu những nhu cầu cần thiết, khoảng trống còn tồn tại trong nội dung đề ra của khách hàng và đề ra những chủ đề khác
10. Thường xuyên cập nhật nội dung trên trang web để bắt kịp xu hướng
11. Đảm bảo sự thống nhất trong bài viết (về font chữ, hình ảnh, phong cách)
Xem thêm: SEO content và xu hướng content 2022 – 2023
Những điều cần lưu ý cho người mới vào nghề
- Yêu thích viết lách
Đối với công việc khá “thụ động” này, vì tính chất công việc hầu như chỉ ngồi một chỗ để viết, thậm chí là viết rất nhiều và nội dung phải đòi hỏi sự sáng tạo, thu hút và hữu ích cho người đọc. Nên để làm Content Writer, trước hết bạn phải yêu thích viết lách, chỉ khi bạn yêu thích công việc mình làm thì bạn mới có thể theo đuổi nó lâu dài.
Khi bạn yêu thích viết lách, bạn sẽ làm tất cả những việc liên quan một cách tự nguyện, thoải mái nhất. Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập những chủ đề hấp dẫn phục vụ cho công việc của bạn là một số ví dụ điển hình. Nếu không có niềm đam mê với viết lách, việc dành thời gian để viết thực sự rất nhàm chán.
Chỉ cần bạn có đam mê, sự sáng tạo trong việc tạo ra nội dung, thì thậm chí bạn đang học trái ngành, bạn vẫn có thể “bon chen” vào nghề này mà không gặp quá nhiều khó khăn.
- Nắm vững kiến thức cơ bản
Trong thời đại 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, gần như tất cả những gì “hiếm hoi” nhất cũng có thể tìm kiếm một cách dễ dàng, nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm (Google, Youtube, Facebook, Instagram…). Nên việc học marketing cũng trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn không có đủ khả năng để chi trả hay thời gian để tham gia một khoá học bên ngoài thì có thể chọn học qua trực tuyến cũng là một lựa chọn hiệu quả. Hoặc bạn có thể tìm hiểu những kiến thức chuyên ngành qua các tài liệu học tập, báo chí, tham gia các khoá thực tập ngắn hạn,…
Nắm chắc kiến thức cơ bản là tiền đề cho một Content Writer tạo ra các nội dung có giá trị. Các kiến thức thiết yếu cho một Content Writer có thể kể tới như: Content Marketing, SEO Marketing, design, … Ngoài ra cách thức nghiên cứu thị trường, xử lý số liệu, cách lên kế hoạch,…cũng là những kiến thức cần có với Content Writer.
Xem thêm:
- QC Là Gì? Nghề QC Như Thế Nào? Các Phương Pháp QC?
- 7 Kỹ Năng Mềm Được Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Cao
- IT Là Gì? Học Gì Và Làm Gì Ngành It – Công Nghệ Thông Tin [2023]
- Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing
- Tìm kiếm môi trường thực hành làm Content Writer
Lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Nắm Lý thuyết không thôi chưa đủ để trở thành một Content Writer thực thụ. Thực hành để biết cách áp dụng những kiến thức đã có một cách hiệu quả và thuần thục.
Khi thực hành nhiều, bạn sẽ cải thiện được cách viết ngày một tốt hơn, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ, có thêm nhiều ý tưởng từ chính những cái ta từng viết. Những bài Content của bạn sẽ trở nên mới mẻ, chất lượng và thu hút người đọc.
Bạn có thể thực hành tại nơi các bạn tham gia thực tập thực tế hay học hỏi từ chính các tiền bối đi trước để được dẫn dắt đi đúng hướng nhất trong giai đoạn đầu tiên. Sau đó, bạn có thể viết bất cứ lúc nào khi có thời gian để xây dựng vốn từ thật phong phú.
Xem thêm:
- 7 Trang web viết blog miễn phí dành cho Blogger
- Cách viết content kiếm tiền tại nhà dễ dàng, hiệu quả nhất
- Rèn luyện khả năng sáng tạo
Khả năng sáng tạo là thứ mà không phải ai cũng có sẵn mà phải qua quá trình rèn luyện mà nên. Đối với nghề Content Writer luôn đòi hỏi sự sáng tạo dù bạn đã làm công việc này thời gian bao lâu.
Vì bản chất của nghề Content Writer là tạo ra những nội dung có giá trị, mới mẻ, thu hút người đọc bằng câu văn đơn giản và dễ hiểu. Điều đó buộc người làm content cần phải rèn luyện khả năng sáng tạo thường xuyên để tìm ra những ý tưởng mới mẻ, đa dạng góc nhìn, không gây cảm giác nhàm chán.
Vậy thì một câu hỏi đặt ra, cần phải làm gì để rèn luyện khả năng sáng tạo? Có nhiều cách để bạn rèn luyện, ví dụ như đọc sách, báo bởi ngôn từ trong đó nhiều vô kể, bạn có thể học được rất nhiều từ ngữ hay thậm chí là phong cách viết cũng rất đa dạng từ đơn giản đến phức tạp. Hay học thói quen quan sát mọi thứ thật tỉ mỉ để kích thích não bộ cũng là một cách để rèn luyện khả năng sáng tạo.
Xem thêm: Các mẫu content bán hàng độc đáo, thu hút khách hàng
KPI công việc
- Số lượng các bài viết trong tháng
- Thứ hạng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm (Google)
- Lượng tương tác ở mỗi bài viết (like/view/comment/share/inbox)
- Số người đăng ký nhận bài viết mỗi kỳ (tuần/tháng)
Xem thêm:
- Cách tăng tương tác trên Instagram
- Khung giờ đăng Tiktok giúp tăng View nhanh chóng
- Top 10 SEO tools cho Agency tốt nhất 2022
Yêu cầu công việc Content Writer
Để trở thành một Content Writer “chính hiệu” thì bạn cần đạt được một số yêu cầu dưới đây:
- Có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vị trí tương tự hoặc làm trong các công ty Agency về quảng cáo
- Có khả năng viết lách tốt (tiếng Anh, tiếng Việt). Có khả năng đọc hiểu sản phẩm tốt, có chiều sâu.
- Cập nhật xu hướng liên tục để tiếp cận được những nội dung đang hot, trendy trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok,…)
- Sử dụng thành thạo Word, Excel, Powerpoint
- Biết design cơ bản bằng Canva, sử dụng Photoshop là một lợi thế.
- Cuối cùng, để trở thành một Content Writer, bạn cần có một “tinh thần thép” vì khối lượng công việc khá lớn, đòi hỏi bạn phải làm việc chăm chỉ dưới áp lực cao.
Xem thêm: Top 15 kỹ năng phát triển bản thân không thể thiếu cho hành trang thành công
Năng lực liên quan
Để làm tốt vị trí Content Writer, bạn nên “nạp” những kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng phân tích thị trường
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
- Năng lực sáng tạo
- Quan sát sự vật, sự việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận.
- Nhạy bén trong công việc
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Một bài viết như thế nào sẽ thu hút được nhiều người đọc?
- Bạn từng viết bài về chủ đề gì? Những việc cần làm để hoàn thiện bài viết đó?
- Khác biệt giữa Content Writer và Copywriter là gì?
- Cần chú ý điều gì khi viết một bài quảng cáo trên Website/Facebook?
- Kể về một chiến dịch marketing thành công mà bạn từng tham gia
Trên đây là toàn bộ những thông tin đã được chắt lọc liên quan đến vị trí Content Writer. Mong rằng những thông tin đã chia sẻ ở trên sẽ góp phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn về Content Writer cũng như những việc cần làm để trở thành một Content Writer thực thụ.
Để tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến Marketing, bạn có thể tham khảo thêm ở:
https://cms-stag.toponseek.com/blogs/marketing/digital-marketing/
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành