CPM là gì? So sánh 2 phương thức quảng cáo CPM và CPC
Với những newbie mới bắt đầu vào nghề sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ ngành marketing bao gồm thuật ngữ chuyên sâu và thuật ngữ mới xuất hiện theo xu hướng phát triển tiếp thị kỹ thuật số. Trong bài viết này, TopOnSeek sẽ giới thiệu về quảng cáo hiển thị với những bạn còn lạ lẫm với hình thức quảng cáo trực tuyến, giúp các bạn trả lời câu hỏi CPM là gì nhé.
CPM là gì?
CPM (Cost Per Mille) là một trong những nền tảng của các chương trình quảng cáo. Trong tiếng latinh “mille” có nghĩa là hàng nghìn, do đó CPM có nghĩa là cost per thousand – Thanh toán mỗi nghìn. Những chương trình quảng cáo qua Tivi, Radio, tạp chí, báo, quảng cáo ngoài trời và quảng cáo trực tuyến cũng có thể thanh toán theo khuôn khổ của quảng cáo này, tức là trả tiền cho mỗi một nghìn lượt xem quảng cáo.
Hình thức quảng cáo này được dùng như một chuẩn kinh doanh để tính toán các khoản chi phí liên quan cho mỗi chiến dịch quảng cáo hoặc cho các mẩu tin quảng cáo trung gian. Bên cạnh đó, CPM cũng có thể định lượng được chi phí thanh toán cho mỗi nghìn lượt xem của mỗi loại quảng cáo.
Xem thêm:
- CPA Marketing là gì? Cách kiếm tiền online với quảng cáo CPA
- CPD là gì? CPD có tầm quan trọng thế nào trong Marketing
Cách tính chi phí quảng cáo CPM
Công thức tính chi phí quảng cáo CPM như sau:
CPM = Số tiền quảng cáo/(Số lượt xem thực tế/1.000)
Trong đó:
- Số tiền quảng cáo là tổng số tiền đặt ra cho chiến dịch quảng cáo.
- Số lượt xem thực tế là số lần hiển thị quảng cáo trên website hay blog,…
Ví dụ: Nếu bạn chi 5.000.000 đồng cho chiến dịch quảng cáo của mình và nhận được 10.000 lần hiển thị thì:
CPM = 5.000.000/(10.000/1.000) = 500.000 đồng
Một số ưu nhược điểm của phương thức quảng cáo CPM
Ưu điểm
- Các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu nên sử dụng CPM, bởi hình thức này rất dễ cài đặt, mang lại hiệu quả ngay tức thì.
- Nếu doanh nghiệp đã tạo được độ phủ thương hiệu và được nhiều lượt truy cập vào website thì nên sử dụng hình thức CPM để tiết kiệm chi phí. Bởi so với CPC (chi phí quảng cáo được tính trên mỗi lần click chuột) thì CPM có chi phí phải trả rẻ hơn nhiều.
- Nếu website hoặc blog của bạn có nhiều lượng truy cập thì có thể nhận đặt đặt banner quảng cáo từ các nhãn hàng khác để nhận doanh thu thụ động từ đó.
Nhược điểm:
- Quảng cáo có thể xuất hiện ở những đối tượng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Do đó, bạn sẽ tốn rất nhiều tiền nhưng chưa chắc đã có khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có yêu cầu về giới hạn độ tuổi thì việc sử dụng hình thức quảng cáo CPM sẽ không hiệu quả. Nếu bạn không có đúng đối tượng thì quảng cáo của bạn sẽ bị báo cáo.
- Việc lựa chọn cẩn thận các đơn vị quảng cáo có thể dẫn đến lượng khách truy cập, lượt xem trên trang web chiến dịch của bạn thấp. Từ đó, hiệu quả sau khi kết thúc chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.
Điểm khác nhau của quảng cáo CPM và quảng cáo CPC là gì?
Nếu bạn thực hiện hình thức quảng cáo CPC, số tiền phải trả cho 1 click sẽ không vượt quá giá thầu ban đầu. Số tiền mà bạn phải trả sẽ tỷ lệ thuận với số lượt click vào mẫu quảng cáo hay liên kết.
Trong khi đó, CPM được tính giá trên 1.000 lượt hiển thị quảng cáo, tức là bạn phải chi trả cho 1.000 lượt hiển thị, nhưng kết quả có thể chỉ đạt được 100 – 200 lượt click.
Nếu mục tiêu chiến dịch Marketing của bạn là gia tăng nhận biết thương hiệu, tiếp cận với số lượng lớn khách hàng thì CPM sẽ là phương án tối ưu. Trong trường hợp doanh nghiệp cần tập trung vào mục tiêu chuyển đổi để mang về doanh số thì nên sử dụng cả CPM và CPC.
- Xem thêm:
- CPC là gì? Cách tối ưu chiến lược CPC trong Marketing hiệu quả
- CTA là gì? Mẫu CTA hay, tăng cao tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng
Lưu ý để quảng cáo CPM đạt thành công trong Marketing là gì?
Để sử dụng quảng cáo CPM một cách hiệu quả, nhằm đạt được sự tối ưu hóa tốt nhất cho các chiến dịch truyền thông và tiếp thị kỹ thuật số thì bạn cần lưu ý:
- Xác định mục tiêu của kế hoạch Marketing: Các chỉ số CPM không phải lúc nào cũng có liên quan đến những chiến dịch tiếp thị. Vì vậy, bạn nên xác định mục tiêu chiến dịch để xem có nên sử dụng quảng cáo CPM hay không.
- Triển khai trên các nền tảng quảng cáo mới: Mọi người thường mặc định “các quảng cáo CPM chỉ có thể triển khai trên nền tảng Google Ads”. Tuy nhiên, thị phần này có quá nhiều doanh nghiệp tham gia nên đẩy giá quảng cáo lên cao khiến người làm Marketing phải tìm kiếm các nền tảng mới. Những nền tảng quảng cáo như Ad Network, Google Ads hay Google Display đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng giai đoạn quảng bá thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn. Chính vì thế, việc nắm vững thế mạnh của từng nền tảng sẽ giúp bạn tận dụng một cách hiệu quả.
- Sử dụng các công cụ Marketing khác nhau: Nhiều bạn khi mới bước chân vào ngành thường thần thánh hóa các chiến dịch quảng cáo, nhầm tưởng rằng cứ đổ tiền chạy quảng cáo sẽ mang lại hiệu quả tối ưu tức thì. Thế nhưng họ đâu biết rằng, 1 chiến dịch Marketing hiệu quả không chỉ đến từ sự thành công của 1 kênh Digital Marketing mà còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các công cụ marketing khác như quảng cáo, bán hàng cá nhân hay khuyến mại,…
- Tối ưu hóa các yếu tố liên quan đến CPM: Để chỉ số CPM được tối ưu với chi phí thấp nhất, bạn cần điều chỉnh các yếu tố liên quan đến CPM. Chẳng hạn như, bạn tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn để giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và thực hiện các tương tác trên nội dung của mình. Nhờ đó, công cụ quảng cáo sẽ đưa nội dung hiển thị cho nhiều người dùng hơn. Bên cạnh đó, việc xác định khách hàng mục tiêu phù hợp cũng rất quan trọng. Nếu bạn nhắm sai đối tượng thì chi phí CPM sẽ tăng cao.
Trên đây là những thông tin khái quát nhất về hình thức quảng cáo CPM, trả lời cho câu hỏi CPM là gì và những điều bạn cần lưu ý khi triển khai một chiến lược Marketing tổng thể nhằm tránh được phần nào sai lầm dễ mắc phải. Đừng quên truy cập TopOnSeek để xem thêm nhiều bài viết bổ ích nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành