CPO Là Gì? CPO Hoạt Động Như Thế Nào?
Nhắc đến khái niệm CPO chắc hẳn không ai làm trong lĩnh vực Marketing là không biết. Đây là hình thức tiếp thị được nhiều người đánh giá cao về tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy, CPO là gì? Cách thức hoạt động của hình thức này ra sao? Đọc ngay bài viết bên dưới đây để tìm hiểu một cách cặn kẽ về những vấn đề xoay quanh chủ đề CPO này.
CPO là gì?
CPO là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về lĩnh vực Affiliate Marketing – hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của Nhà cung cấp. CPO là cụm từ viết tắt của “COST PER ORDER”, có nghĩa là cách tiếp thị liên kết mà trong đó, tiền hoa hồng (Commission) sẽ được tính dựa trên mỗi đơn đặt hàng thành công. Nói một cách cụ thể, nếu khách hàng nhấn vào link giới thiệu sản phẩm của bạn để tìm kiếm thông tin và đặt hàng thành công thì hệ thống sẽ tiến hành tính ngay Commission cho bạn. Nếu so với CPS (Cost Per Sales) – khách hàng sẽ phải thanh toán thành công và nhận hàng thì commission mới được tính thì dường như CPO có ưu thế hơn hẳn.
Phân biệt các hình thức CPO, CPS, CPL
Trong lĩnh vực Affiliate Marketing tồn tại nhiều hình thức tiếp thị khác nhau, điển hình như CPS, CPO hay CPL. Do vậy, để có thể áp dụng cách thức làm Marketing phù hợp, bên cạnh việc tìm hiểu CPO là gì, bạn cũng cần biết cách phân biệt các hình thức nói trên.
- Cost Per Lead (CPL): Các Publisher sẽ nhận được hoa hồng trong trường hợp khách hàng hoàn thành form đăng ký. Đối với hình thức này, Advertiser chỉ chấp nhận trả tiền nếu nhận được thông tin từ khách hàng tiềm năng của họ.
- Cost Per Sales (CPS): Khách hàng cần hoàn thành thanh toán thành công và nhận hàng thì hoa hồng mới được tính cho bạn.
- Cost Per Order (CPO): Các Publisher nhận được hoa hồng khi và chỉ khi khách hàng đặt hàng thành công trên website do Advertiser cung cấp.
Ưu điểm và thách thức của hình thức CPO
Ưu điểm
- Hoa hồng cao: Thực tế, hoa hồng cho mỗi đơn hàng mà bạn sẽ nhận được dao động từ 200k – 400k. Đây là con số quá hấp dẫn tại thị trường Affiliate Việt Nam. Đặc thù của ngành CPO là những sản phẩm được quảng bá đều thuộc phân khúc hàng cao cấp, thường là ngành hàng thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe, sản phẩm người lớn…
- Được cung cấp sẵn Landing Page và Pre-Landing Page: CPO cung cấp đầy đủ công cụ quảng cáo, có cả link của các trang Pre Landing Page với nội dung được trình bày thu hút và hấp dẫn, dễ “thôi miên” khách hàng và khiến cho họ cảm thấy muốn mua hàng ngay sau khi đọc. Ngoài ra, với hình thức này, nhà phân phối sản phẩm cũng sẽ hỗ trợ sẵn landing-page cho bạn.
- Thanh toán hoa hồng nhanh và chính xác: Chiến dịch CPO sẽ thanh toán ngay trong tháng, bắt đầu tính từ khi hoa hồng của bạn có phát sinh. Mỗi khi đơn hàng được ghi nhận, tư vấn viên sẽ gọi điện xác nhận đơn trong khoảng từ 24-48 giờ. Điều này giúp bạn dễ dàng biết được xem đơn hàng đã được chấp nhận hay chưa. Qua đó, thời gian duyệt của các chiến dịch CPO diễn ra rất nhanh chóng.
Thách thức
- Nguồn gốc sản phẩm: Hầu hết những Publisher đều phân vân về nguồn gốc của sản phẩm khi nhận chiến dịch CPO cho sản phẩm bất kỳ. Trên thực tế, các chiến dịch CPO tham gia trên trên hệ thống ACCESSTRADE đều phải trải qua nhiều vòng kiểm định về nguồn gốc xuất xứ cũng như các chứng chỉ an toàn của bộ y tế… không bao giờ chấp thuận những chiến dịch không đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất hiện trên hệ thống.
- Mối lo về thị trường không ổn định: Publisher khi quyết định có tham gia các chiến dịch CPO cũng lo lắng thị trường có khả năng cao “bị phá nát” hay không bền vững. Lý do là vì sản phẩm được quá nhiều publisher quảng cáo bằng các hình thức Google hay Facebook Ads sẽ khiến cho thị trường sớm rơi vào trạng thái bão hòa. Điều này khiến cho các sản phẩm CPO vì thế mà không kéo dài.
Chạy chiến dịch CPO thế nào cho hiệu quả?
Ngoài tìm hiểu CPO là gì, bạn cũng nên nắm bắt một số tips giúp chạy chiến dịch Marketing này hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp được nhiều người áp dụng để gia tăng lợi nhuận khi tham gia CPO để bạn tham khảo.
Tham gia các group Facebook của Network
Tip đầu tiên giúp bạn chạy chiến dịch CPO hiệu quả hơn đó là tham gia vào các group Facebook của Network. Nơi đây thường có nhiều thông tin đa dạng và phong phú giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi chạy chiến dịch CPO. Ngoài ra, đây cũng là không gian mà các Publisher thường chia sẻ những mẹo hay, phân tích những cases study hoặc thậm chí là livestream hướng dẫn. Chính các kiến thức thực tế này sẽ giúp bạn có những bước thực hiện CPO đạt kết quả tốt hơn.
Trau dồi không ngừng về Digital Marketing
Để có thể thực hiện tốt CPO, bạn cần cập nhật và nắm bắt thông tin về lĩnh vực Digital Marketing. Ngoài ra, bạn cũng cần trau dồi các kỹ năng cần thiết khi làm việc ở mảng này như kỹ năng để tạo dựng website, lập một Pre-Landing Page tối ưu,… để thực hiện chiến dịch CPO tốt hơn.
Lựa chọn nền tảng uy tín
Việc lựa chọn được nền tảng uy tín để thực hiện CPO cũng là một trong các yếu tố mà các Publisher cần cân nhắc. Hiện nay, CPO được triển khai ở 1 số Network cũng như các nền tảng chất lượng khác, điển hình có thể kể đến như Accesstrade – mô hình tương tự có tên gọi là “D2C”, Dr.Cash, Ecomobi,… Bạn có thể tham khảo chọn những nền tảng nêu trên để thực hiện những chiến dịch CPO hiệu quả và thành công cao.
Xem thêm: Accesstrade là gì? Cách kiếm tiền với Accesstrade Affiliate
Trên đây là các thông tin về CPO là gì cũng như những tips giúp chạy chiến dịch CPO hiệu quả hơn trên thị trường Affiliate Marketing. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tìm được cách thực thực hiện CPO phù hợp để lên kế hoạch quảng bá sản phẩm và nhận hoa hồng ngay hôm nay.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành