star star star star star

CPS là gì? Khái niệm quan trọng trong chiến dịch Marketing

avt
TOS Editor
30 tháng 5, 2023  

Các nền tảng xã hội xuất hiện và phổ biến hơn hàng ngày, mỗi ngày có hàng ngàn lượt truy cập, hình thức CPS Marketing chính vì thế mà cũng phát triển theo. Với những Marketer hay những publisher thì CPS không còn quá xa lạ và đây cũng là chiến lược Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy CPS là gì? Tại sao CPS lại được được ưa chuộng đến vậy? Cùng TopOnSeek tìm hiểu về hình thức này ngay nhé!

CPS là gì?

CPS là viết tắt của từ Cost Per Sale – chi phí trên mỗi lượt bán hàng, đây là thuật ngữ quen thuộc với nhiều Marketer khi cho phép nhà quảng cáo thực hiện các bước để giảm thiểu chi phí, do đó đạt được lợi nhuận tối đa và tối ưu hóa năng suất. Hiểu cách khác, CPS là chi phí mà nhà bán hàng phải trả cho nhà quảng cáo sau khi sản phẩm được bán thành công.

Ta có công thức tính CPS như sau:

CPS = Tổng chi phí/Số lượng sản phẩm được bán

Xem thêm: CPA Marketing là gì? Cách kiếm tiền online với quảng cáo CPA

CPS là viết tắt của từ Cost Per Sale - chi phí trên mỗi lượt bán hàng
CPS là viết tắt của từ Cost Per Sale – chi phí trên mỗi lượt bán hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu, nhược điểm của CPS là gì?

CPS là hình thức được đa số các doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng hình thức này vào doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu kỹ về ưu và nhược điểm của CPS.

Ưu điểm của CPS:

Doanh nghiệp chỉ trả tiền hoa hồng khi đơn hàng được hoàn tất. Vì vậy, CPS giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận với mức độ rủi ro thấp.

Nhược điểm của CPS: 

  • Những sản phẩm khác nhau có những giá trị khác nhau. Vì vậy, nhà bán hàng cần tính toán lợi nhuận hoa hồng phù hợp cho nhà quảng cáo. 
  • Thời gian xác nhận và độ chắc chắn không cao. Nhà quảng cáo chỉ nhận được tiền hoa hồng khi đơn hàng đã được hoàn tất và thanh toán. Nếu đơn hàng được hoàn trở lại thì dĩ nhiên, khoản tiền này cũng mất đi.

Khi nào người bán nên thiết lập chiến dịch CPS?

Doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ thì có thể cân nhắc việc triển khai chiến dịch CPS. Khi triển khai CPS, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định được doanh thu đạt được khi đối chiếu với mức chi phí bỏ ra để từ đó có thể lựa chọn, điều chỉnh chiến lược Marketing phù hợp. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có sự hạn chế về chi phí quảng cáo nhưng vẫn muốn đo lường và tăng lợi nhuận tức thời thì cũng có thể thử hình thức tiếp thị này.

Ứng dụng của CPS trong Affiliate Marketing là gì?

CPS là hình thức kiếm tiền hiệu quả và phổ biến nhất trong Affiliate Marketing. Trong tiếp thị Affiliate, nhà bán hàng sẽ chỉ trả tiền hoa hồng khi giao dịch thành công. Tuy nhiên, việc mua hàng phải thông qua đường link do publisher cung cấp. Đây là nguồn thu nhập chính của nhiều nhà sáng tạo nội dung hay Influencer. Mỗi nhà quảng cáo sẽ nhận được một đường link khác nhau và dựa vào lượng theo dõi trên các nền tảng xã hội, URL sẽ được lan truyền rộng rãi hơn. Từ đó, nhà quảng cáo sẽ nhận được tiền hoa hồng từ những đơn hàng được hoàn thành.

Sau đây là gợi ý để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng khách hàng.

  • Tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm thích hợp để quảng bá: Để việc quảng bá được phát triển, bạn nên chọn những sản phẩm mà bạn hiểu rõ về nó và là sản phẩm cần thiết. Chất lượng sản phẩm là yếu tố giúp bạn trở nên đáng tin cậy.
  • Quảng cáo đúng đối tượng xác định: Sau khi lựa chọn được sản phẩm thích hợp, hãy hướng nó đến những người có nhu cầu. Đừng quên lựa chọn chiến lược Marketing khôn ngoan.
  • Sử dụng các công cụ quảng cáo để tăng lợi nhuận: Để sản phẩm được nhiều người biết đến, quảng cáo là hình thức tiếp thị mà bạn không nên bỏ qua. Tùy vào quy mô mà doanh nghiệp có thể tiến hành lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp như Google Ads, Facebook Ads,…
  • Tăng lượng traffic cho website thông qua SEO: Tối ưu hóa trang website của bạn trở nên thân thiện nhất đến khách hàng.

Xem thêm: Metric là gì? Hiểu rõ 15 chỉ số đo lường Marketing Metrics hiệu quả

Người bán nên thiết lập chiến dịch CPS
Người bán nên thiết lập chiến dịch CPS trong Affiliate Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Các khái niệm khác liên quan đến CPS

Trong Marketing, có rất nhiều hình thức thanh toán cho nhà quảng cáo. Dưới đây đều là những thuật ngữ mà khá nhiều Marketer còn bỡ ngỡ, cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.

7 khái niệm liên quan đến CPS mà bất kỳ Marketer nào cũng nên biết
7 khái niệm liên quan đến CPS mà bất kỳ Marketer nào cũng nên biết (Nguồn: Sưu tầm)

CPA – Cost Per Action

CPA là hình thức mà nhà quảng cáo sẽ nhận được tiền hoa hồng khi yêu cầu khách hàng làm những hành động cụ thể như điền form, đăng ký tài khoản, cài đặt ứng dụng,… thông qua đường link affiliate được cung cấp. Đây là hình thức với độ rủi ro thấp bởi nhà quảng cáo chỉ trả tiền khi người dùng đã hoàn thành. Tuy nhiên, CPA cũng có khả năng gặp lừa đảo khá cao, vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng hình thức này.

Xem thêm: CPA Marketing là gì? Cách kiếm tiền online với quảng cáo CPA

CPO – Cost Per Order

CPO hay Cost Per Order là chi phí cho mỗi đơn hàng, ví dụ như phí quảng cáo và phí vận chuyển. Cost Per Order là thuật ngữ quan trọng đối với những nhà bán hàng qua mạng xã hội. Trong Affiliate Marketing, CPO còn được hiểu là chi phí mà nhà quảng cáo nhận được khi đơn hàng được hoàn tất. Ưu điểm của hình thức CPO là thời gian xét duyệt và nhận hoa hồng nhanh hơn và chắc chắn hơn CPS. Bên cạnh đó, Publisher vẫn nhận được tiền nếu sản phẩm hoàn lại hay đơn hàng bị hủy.

Xem thêm: CPO là gì? CPO hoạt động như thế nào?

CPL – Cost Per Lead

Đây là hình thức tiếp thị liên kết dựa trên một lead được hoàn thành. Việc tạo Lead dựa trên mỗi khách để lại thông tin cơ bản như tên, tuổi, số điện thoại, email thông qua việc điền form, hoàn tất đơn khảo sát thông tin,… Cost Per Lead là hình thức được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực có những đơn hàng giá trị lớn như bất động sản, tài chính, bảo hiểm,… Từ những thông tin được cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp có được danh sách những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà CPL cũng cần những yêu cầu về thông tin nhất định.

CPD – Cost Per Duration

CPD là chi phí được tính dựa trên thời gian được hiển thị, yêu cầu mức chi phí rất cao nhưng hiệu quả mang lại cũng cực kỳ tốt. Vì vậy, hình thức này được áp dụng chủ yếu trong các sự kiện hay buổi công bố của những thương hiệu lớn trên các nền tảng xã hội có lượng traffic khủng mà trong đó, hình ảnh quảng cáo của CPD luôn được đặt ở vị trí mà khách hàng dễ dàng chú ý tới.

Xem thêm: CPD là gì? CPD có tầm quan trọng thế nào trong Marketing

CPC – Cost Per Click

Cost Per Click là hình thức cơ bản nhất của Affiliate Marketing. Tiền hoa hồng sẽ được tính dựa trên mỗi lượt nhấp vào website của doanh nghiệp thông qua đường liên kết do nhà quảng cáo cung cấp. Bởi vì yêu cầu của hình thức này khá đơn giản nên publisher có thể gian lận trong việc click vào link. Vì vậy, hiện nay, hình thức này không được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng bằng các hình thức khác.

Xem thêm: CPC là gì? Cách tối ưu chiến lược CPC trong Marketing hiệu quả

CPM – Cost Per Mil

Đây là hình thức tính hoa hồng dựa trên mỗi lần hiển thị. CPM nhận được sẽ tùy thuộc vào số lượng người xem và số trang mà người dùng truy cập. Nếu doanh nghiệp mong muốn thúc đẩy doanh số thì CPM sẽ không là một lựa chọn phù hợp. Hình thức này chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp mới nổi muốn phát triển hình ảnh, xây dựng thương hiệu.

Xem thêm: CPM là gì? So sánh 2 phương thức quảng cáo CPM và CPC

CPI – Cost Per Install

CPI là hình thức tiếp thị mà nhà quảng cáo nhận được hoa hồng tính trên lượt người dùng cài đặt ứng dụng, phần mềm thông qua đường link đã được cung cấp.

Với mỗi hình thức tiếp thị sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích cũng như mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phù hợp để triển khai. Trên thực tế, hình thức tiếp thị CPS phổ biến và có xu hướng phát triển nhất trong Affiliate Marketing. Vậy nên, các doanh nghiệp hay các publisher có thể cân nhắc để có những chiến lược cụ thể nhằm tăng lợi nhuận với chi phí phù hợp. Và trên đây là toàn bộ những thông tin về CPS là gìTopOnSeek muốn cung cấp đến bạn. Chúc bạn sẽ có được những hình thức marketing phù hợp cho thương hiệu của mình.

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat