star star star star star

Cross Selling là gì? Ví dụ về Cross-Selling trong thực tế

avt
TOS Editor
29 tháng 5, 2023  

Cross Selling là một hình thức bán hàng đang được áp dụng phổ biến nhằm tăng doanh số. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình thức bán hàng này ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay trong nhà hàng, đặc biệt là ngành công nghiệp thương mại điện tử. Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu Cross Selling là gì cùng với những ví dụ thực tế của kĩ thuật bán chéo trong cuộc sống.

Cross Selling là gì?

Cross Selling là hình thức bán hàng được sử dụng với mục đích kích thích khách hàng chi tiêu nhiều hơn bằng cách gợi ý những sản phẩm có liên quan đến những gì họ dự định mua. Đó là những sản phẩm có tác dụng bổ trợ hay chỉ đơn giản dùng chung sẽ tăng trải nghiệm của khách hàng.

Cross Selling là hình thức gợi ý những sản phẩm có liên quan đến những gì họ dự định mua
Cross Selling là hình thức gợi ý những sản phẩm có liên quan đến những gì họ dự định mua (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: AOV là gì? 8 cách tối ưu chỉ số AOV trong Marketing

Tầm quan trọng của Cross-selling đối với doanh nghiệp

Cross Selling được nhiều siêu thị và cửa hàng áp dụng bởi những giá trị, lợi ích mà kỹ thuật bán hàng này mang lại cho họ.

  • Tăng lợi nhuận, doanh số: Với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, lợi nhuận luôn là cái đích cuối cùng. Vì vậy, Cross Selling được xem là một trợ thủ đắc lực khiến khách hàng chấp nhận bỏ thêm tiền để mua sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc, lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được sẽ nhiều hơn.
  • Tăng trải nghiệm cho khách hàng: Cross Selling không chỉ đơn thuần là bán hàng một cách không kiểm soát mà còn là một hình thức gián tiếp giúp nghiên cứu nhu cầu và khả năng chi tiêu của khách hàng để gợi ý cho họ một cách chính xác sản phẩm phù hợp. Điều này giúp khách hàng gắn kết với doanh nghiệp hơn, từ đó trở thành khách hàng trung thành.
  • Tăng ROI: Đối với hình thức bán chéo này, doanh nghiệp không cần bỏ ra quá nhiều chi phí để tiếp cận khách hàng mà doanh thu vẫn tăng nhanh chóng.
  • Tăng giá trị trọn đời: Khi giá trị chi tiêu trung bình của khách hàng tăng thì đồng nghĩa với việc họ đã trở thành một khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp và kéo theo sự gia tăng về giá trị trọn đời của họ.
  • Sự tiện lợi: Doanh nghiệp có thể đánh phủ được nhu cầu của khách hàng trong tương lai bằng cách cung cấp đầy đủ hoặc nhiều hơn. Điều này giúp khách hàng không phải mạo hiểm tìm đến một doanh nghiệp cho các nhu cầu phát sinh sau này.
Cross Sell giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng
Cross Sell giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Ưu và nhược điểm của hình thức Cross-selling

Lợi ích của Cross Selling

Cross Selling có thể tăng doanh thu tiềm năng của doanh nghiệp bằng cách tăng số lượng bán các mặt hàng ít phổ biến. Không chỉ vậy, hình thức bán hàng này còn có thể tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu, đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng và ngăn cản họ tiếp cận đối thủ cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu khác.

Điểm hạn chế của Cross Selling

Cross Selling không phải lúc nào cũng là một ý tưởng tuyệt vời, có thể gây khó chịu cho khách hàng và không hiệu quả trong việc tạo doanh số. Điều này có thể do thiếu dữ liệu và kế hoạch thích hợp. Nếu bạn giới thiệu cho khách hàng một sản phẩm vô nghĩa, chẳng hạn như quảng cáo đồ tắm cho một khách hàng vừa mua quần áo mùa đông sẽ khiến họ bỏ đi.

Sự khác nhau giữa Cross-Selling và Up-Selling là gì?

Một số người khi chưa tìm hiểu khái niệm Cross Selling là gì sẽ rất hay nhầm lẫn với Up-Selling. Bởi vì, chúng đều là những hình thức bán hàng giúp tăng doanh số. Trên thực tế, hai thuật ngữ này hoàn toàn khác biệt từ cách tiếp cận cho đến nguyên tắc. Cụ thể:

  • Up Selling: Sử dụng các biểu đồ so sánh để thuyết phục khách hàng lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn so với mức nhu cầu của họ. Có thể hiểu, doanh nghiệp sẽ bán hàng theo kiểu hàng dọc để mời gọi khách hàng mua những sản phẩm có giá trị cao hơn.
  • Cross Selling: Doanh nghiệp sẽ bán hàng theo kiểu hàng ngang để giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ có liên quan đến sản phẩm mà họ đã mua trước đó.
Phân biệt sự khác nhau giữa Cross Selling và Up-Selling
Phân biệt sự khác nhau giữa Cross Selling và Up-Selling (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Cách thực hiện bán chéo (Cross-Selling) hiệu quả

Ngoài việc hiểu được Cross Selling là gì thì bạn cũng cần biết cách triển khai bán chéo hiệu quả dưới đây.

Chuẩn bị đủ số lượng sản phẩm bán chéo

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có đủ sản phẩm bổ sung để đáp ứng được nhu cầu thêm của khách hàng. Những sản phẩm bạn đề xuất phải phù hợp và liên quan tới sản phẩm chính mà khách mua để họ có thể quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.

Thấu hiểu hành vi khách hàng

Bạn hãy đặt các sản phẩm bổ sung với mức giá hời tại vị trí dễ thu hút khách hàng, chẳng hạn như khu vực tính tiền. Đối với việc bán sản phẩm trực tuyến thì bạn cho hiển thị các sản phẩm liên quan. Khi thấy là họ sẽ nhớ và mua sản phẩm ngay.

Tạo combo sản phẩm

Các sản phẩm có tính năng bổ sung được gộp chung thành một gói sản phẩm với mức giá hấp dẫn sẽ khiến khách hàng cảm thấy được lợi nhiều hơn và quyết định mua hàng nhanh chóng.

Đưa ra nhiều ưu đãi

Khuyến mãi, ưu đãi là hình thức kích thích Cross Selling hiệu quả nhằm kích cầu khách hàng trên các sàn thương mại điện tử. Sử dụng phiếu giảm giá, thẻ khách hàng thân thiết, voucher,… là một cách kích cầu khách hàng hiệu quả.

Cập nhật sản phẩm thường xuyên trên trang web bán hàng

Để thực hiện Cross Selling hiệu quả ngay tại website thì bạn phải thường xuyên cập nhật sản phẩm bổ sung. Hãy chọn những sản phẩm đó vị trí hiển thị thật tốt như ở trang thanh toán hoặc dưới phần giới thiệu sản phẩm.

Xem thêm: Promotion là gì? Ý nghĩa và 8 yếu tố triển khai chiến dịch thành công

Ví dụ về Cross-Selling trong thực tế

Trong ngành dịch vụ nhà hàng, Cross Selling là một thứ vũ khí lợi hại giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Khi thực khách chọn món bò bít tết kiểu Mỹ làm bữa ăn chính trong một không gian lãng mạn, nhân viên phục vụ sẽ khéo léo thuyết phục khách mua thêm một chai rượu vang để dùng kèm.

Hoặc trong khách sạn, khi khách vừa đặt phòng xong thì nhân viên sẽ mời chào thêm các dịch vụ đi kèm tại khách sạn. Các nhân viên của khách sạn đều được huấn luyện để có thể mời chào khách hàng một cách tinh tế mà không gây bất cứ phiền toái.

Hay trong ngành dịch vụ tài chính, khi khách hàng đến một ngân hàng hỏi cho một khoản vay. Sau khi tiến hành kiểm tra thông tin về các khoản vay thế chấp, tư vấn viên sẽ khéo léo vận dụng nghệ thuật bán hàng để Cross-Selling cho khách hàng một hạn mức tín dụng cá nhân phụ thuộc vào tình trạng tài sản thế chấp hoặc giới thiệu một gói bảo hiểm phù hợp với tình trạng sức khoẻ và nhu cầu tài chính của khách hàng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn Cross Selling là gì cũng như cách triển khai bán chéo hiệu quả. Nếu bạn là người yêu thích lĩnh vực Marketing thì đừng quên truy cập TopOnSeek để cập nhật nhiều bài viết mới hữu ích.

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat