CSR là gì? Giá trị trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong Marketing
CSR là một thuật ngữ phổ biến trong xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp trong hơn hai thập kỷ qua. Có rất nhiều quan điểm xung quanh cơ hội kinh doanh này, nhưng rất nhiều chủ doanh nghiệp coi đó là một xu hướng nhất thời hoặc một áp lực bên ngoài không cần thiết. Tuy nhiên, sự thật là nó rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào – đặc biệt là từ góc độ Marketing và Branding. Cùng TopOnSeek tìm hiểu chi tiết về CSR là gì và cách để xây dựng một chiến dịch CSR thành công ngay sau đây nhé!
CSR là gì?
CSR là viết tắt của từ Corporate Social Responsibility có nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hoạt động tự nguyện, không bắt buộc hay không quy định bởi pháp luật.
CSR đề cập đến tổng giá trị mà một công ty tạo ra hoặc trả cho quốc gia, xã hội và trách nhiệm mà một công ty phải trả cho các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh của mình. Các bên liên quan ở đây đề cập đến tất cả các cá nhân hoặc nhóm có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các quyết định và hành động của công ty, bao gồm: Nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhóm cộng đồng, công ty mẹ hoặc chi nhánh, đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.
Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dựa trên ý tưởng rằng hoạt động kinh doanh phải tuân theo sự phát triển bền vững và hướng đến tương lai. Ngoài việc xem xét các điều kiện tài chính và hoạt động kinh doanh, các công ty cũng phải xem xét tác động của mình đối với xã hội và môi trường tự nhiên.
Giá trị của CSR trong Marketing và Branding là gì?
Mặc dù mục đích cơ bản của CSR là thúc đẩy những lợi ích cho xã hội, nhưng không có nghĩa sẽ không có bất kỳ tác động tích cực nào đến công ty.
Một chương trình CSR được phát triển và thực hiện đúng cách có thể trực tiếp cải thiện khả năng tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực của thương hiệu trên thị trường tiêu dùng. Từ đó mà có thể đạt được các lợi ích tài chính khác. Tuy nhiên, CSR là một nỗ lực lâu dài. Các công ty có xu hướng bị tổn thất tài chính trong ba năm đầu tiên nhưng ảnh hưởng của CSR vẫn đóng vai trò quan trọng trong Marketing và xây dựng thương hiệu Branding.
Lý do tại sao CSR xây dựng giá trị thương hiệu chủ yếu là do tâm lý. “Những cảm xúc tích cực gắn liền với trải nghiệm xã hội và lòng tự trọng”. Những thương hiệu khơi gợi những cảm xúc tích cực khiến khách hàng cảm thấy tốt hơn về bản thân họ.
Một lợi ích khác liên quan đến thương hiệu của CSR là ý thức cộng đồng. Bằng các hoạt động CSR, công ty có thể tạo kết nối trong cộng đồng địa phương. Những kết nối này tạo sức mạnh cho hình ảnh thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Theo khảo sát của Better Business Journey, 88% khách hàng nói rằng họ có nhiều khả năng mua hàng từ một công ty hỗ trợ và tham gia vào việc cải thiện xã hội.
Những yếu tố gì giúp một chiến dịch CSR thành công?
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR cần phải vượt ra khỏi cả phạm vi “làm điều tốt”. Một chiến dịch CSR thành công phải kể được câu chuyện của công ty, thực hiện phản hồi của khách hàng và nhân viên, định vị thương hiệu như là một công ty đi đầu trong các vấn đề xã hội và có kế hoạch đầu tư cộng đồng phù hợp. Để xây dựng được chiến dịch CSR thành công, mỗi doanh nghiệp cần:
Biết mục đích và đối tượng mục tiêu của chiến dịch CSR
Trước khi có thể xây dựng được một chiến dịch CSR thành công, đầu tiên chúng ta cần xác định được “Tại sao cần có chiến dịch CSR này?”, “Ai sẽ hưởng lợi từ các hoạt động CSR này?”.
Có nhiều lý do để một doanh nghiệp bắt đầu một chiến dịch CSR: Doanh nghiệp đang khủng hoảng trên các phương tiện truyền thông; đối thủ đang có các chiến dịch CSR mạnh mẽ; các vấn đề về xã hội, môi trường trầm trọng;… Và cũng không ít các công ty tham gia vào các hoạt động trách nhiệm với xã hội là để thỏa mãn các giá trị kinh tế ngắn và dài hạn. Dù mục tiêu là gì, doanh nghiệp cần cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và xã hội để đưa ra được mục tiêu phù hợp cho chiến dịch.
Các hoạt động cần xuất phát từ những mục đích tốt đẹp trung thực
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển sang CSR để tạo sự khác biệt và xây dựng thương hiệu tích cực cho công ty của họ. Dù mục đích ban đầu doanh nghiệp thực hiện có thể là vì lợi nhuận hay các giá trị kinh tế nhưng mục đích cuối cùng khi thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là đền đáp lại cộng đồng, tham gia vào các hoạt động từ thiện và mang lại giá trị xã hội tích cực. Trung thực và thành thật luôn là yếu tố quan trọng cho một hoạt động CSR thành công.
Quan tâm đến những vấn đề xã hội quan tâm
Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cho CSR cũng có thể được yêu cầu thay đổi để phù hợp với tình hình xã hội. Để bền vững, các hoạt động CSR của bạn cần phải linh hoạt với các vấn đề mà xã hội đang quan tâm hiện tại. Điều này có thể bao gồm sửa đổi ngân sách, chuyển hướng đầu tư và nhanh chóng xác định các đối tác phi lợi nhuận đáng tin cậy để triển khai các chương trình mới hoặc điều chỉnh các chương trình hiện có.
Đưa khách hàng trở thành một phần của những nỗ lực CSR
Theo Nghiên cứu CSR của Cone Communications, 87% người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm dựa trên việc công ty hỗ trợ một vấn đề xã hội hoặc môi trường mà người tiêu dùng quan tâm. Người tiêu dùng đang “thưởng” cho các công ty có trách nhiệm xã hội thông qua lòng trung thành với thương hiệu, quyên góp cho các tổ chức từ thiện hỗ trợ công ty và mua các sản phẩm mang lại lợi ích xã hội. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng không ngại sử dụng sức mua của mình để trừng phạt những công ty đã hành động vô trách nhiệm hoặc gây hại đến môi trường, thông qua tẩy chay và các chiến dịch truyền thông tiêu cực. Để đảm bảo một chiến dịch CSR, hãy để khách hàng của bạn là một phần quan trọng, đóng góp tích cực vào các hoạt động của doanh nghiệp.
>> Khám phá ngay:
14 cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả trong Marketing
MBTI là gì? 16 nhóm tính cách MBTI giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Cân bằng lợi ích của xã hội và doanh nghiệp
Điều cuối cùng để đảm bảo chiến dịch thành công và mang về giá trị nhất định cho doanh nghiệp là các chương trình CSR cần phải phù hợp về mặt chiến lược với mô hình kinh doanh của công ty. Nếu các nỗ lực trách nhiệm xã hội của công ty không thể hiện giá trị đối với khách hàng, nhân viên và cổ đông thì chúng sẽ ít có khả năng thành công và phục vụ mục đích lâu dài.
Chính vì vậy, điều tiên quyết là phải xây dựng chiến lược CSR dựa trên năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, cân bằng lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp.
Ví dụ về Corporate Social Responsibility (CSR) đối với doanh nghiệp
Để hiểu hơn về cách các doanh nghiệp tận dụng CSR trong chiến lược xây dựng và phát triển công ty, hãy cùng khám phá hai ví dụ sau đây!
Ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
Vinamilk là thương hiệu sữa Việt Nam được đông đảo người tiêu dùng yêu thích và tin tưởng ủng hộ bởi những hoạt động trách nhiệm xã hội ấn tượng của mình.
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam là một trong những chương trình vì cộng đồng khá thành công hướng đến trẻ em tại khắp các tỉnh thành Việt Nam. Năm 2022 đánh dấu cột mốc 15 năm với sứ mệnh “Để mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”, Quỹ đã mang 40.6 triệu ly sữa, tương đương 190 tỷ đồng gửi đến 500.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 63 tỉnh, thành trên dải đất chữ S thân yêu.
Ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới
Một ví dụ điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới phải kể đến “gã khổng lồ” Coca-Cola. Bằng cách đưa CSR vào kế hoạch xây dựng thương hiệu thì đây là những gì công ty đã làm trong những năm qua:
- Năm 1953, Coca-Cola thành lập tổ chức chống xả rác.
- Năm 1969, Coca- Cola bắt đầu phân tích tác động môi trường của các sản phẩm của mình.
- Năm 1991, họ bắt đầu sử dụng vật liệu có thể tái chế để làm chậu trồng cây và cuối cùng chuyển hoàn toàn sang vật liệu tái chế.
Coca-Cola cũng nhấn mạnh rằng tất cả nhân viên của họ phải dành thời gian để tham gia tình nguyện trong cộng đồng. Họ cũng đã lên kế hoạch đóng góp một phần lợi nhuận của mình cho các hoạt động từ thiện và cộng đồng. Và kết quả của những nỗ lực này là hành trình chuyển mình từ một công ty từng phải đối mặt với rất nhiều sự từ chối liên quan đến tác hại sức khỏe, môi trường cho đến Thương hiệu nước giải khát lớn nhất thế giới.
Xây dựng lòng tin của khách hàng không hề khó và đánh mất nó cũng rất đơn giản. Điều cơ bản để mọi hoạt động CSR hiệu quả và thành công chính là sự minh bạch và trung thực. Hy vọng qua bài viết này của TopOnSeek, bạn đã nắm rõ được tầm quan trọng của CSR là gì, từ đó có những quyết định đúng đắn nhất nhé!
>> Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì? Các hình thức, chiến lược và ví dụ cụ thể
Tags: PPC là gì; CPS là gì; USP là gì; PR là gì; CPC là gì; CPM là gì; CPD là gì; CTA là gì; IMC là gì; DISC là gì; FMCG là gì; SEM là gì; môi trường Marketing
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành