star star star star star

Developer là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương Developer năm 2024

avt
hoangquinhnhu
23 tháng 5, 2023  

Developer đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm (tìm hiểu IT là gì?). Vậy developer là gì và làm những công việc gì? Làm thế nào để trở thành một developer chuyên nghiệp? Hãy cùng Top On Seek tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Developer là gì?

Developer còn được gọi là lập trình viên/coder/dev, là những người xây dựng và phát triển phần mềm hoặc website. Họ thực hiện bằng cách viết mã code, tìm kiếm lỗi (debug), sửa lỗi (fix bug), chạy mã nguồn,… 

Developer là những chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Họ được đào tạo về các ngôn ngữ lập trình và công nghệ. Các sản phẩm mà dev tạo ra dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân.

Ví dụ: Khách hàng của bạn đang muốn tạo trang web hướng dẫn nấu ăn, trong đó có chứa công thức và video. Dựa vào những yêu cầu đó, với vai trò là một developer, bạn sẽ tạo ra trang web mà khách hàng ưng ý nhất.

Xem thêm: Cách viết thông báo lỗi trong UI/UX

Developer là gì?
Developer là gì? Tìm hiểu về nghề dev (Nguồn: Toponseek)

Ngôn ngữ lập trình của Developers là gì?

Ngôn ngữ lập trình là kỹ thuật cho phép dev viết chương trình dựa trên tập hợp các cú pháp. Từ đó thực hiện các tác vụ mong muốn của một lập trình viên.

Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, bao gồm ngôn ngữ Python, Java, C++, C#, Ruby,… và các công nghệ khác như: HTML, CSS, JavaScript. Trong đó, mỗi ngôn ngữ và công nghệ đều có ưu điểm và hạn chế riêng. 

Ví dụ: Ngôn ngữ HTML và CSS thường được sử dụng trong việc xây dựng trang web. Trong khi đó, ngôn ngữ SQL được sử dụng trong lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu.

Xem thêm:

Dev là nghề gì? Các ngôn ngữ lập trình phổ biến của Developers
Dev là nghề gì? Các ngôn ngữ lập trình phổ biến của Developers (Nguồn: Internet)

Phân biệt Developers với các danh xưng khác trong ngành IT

Các khái niệm như Programmer, Developer, Coder, Technical architect và Software engineer đều liên quan đến lĩnh vực phát triển phần mềm. Tuy nhiên, chúng có một số sự khác biệt về chức năng và trách nhiệm như sau:

  • Programmer: Là người vừa giải quyết vấn đề vừa viết mã cho một chương trình hoặc hệ thống phần mềm. Họ am hiểu các thuật toán, tập trung chuyên sâu ở một số hệ thống, công nghệ và ngôn ngữ lập trình riêng.
  • Computer programmer: Tương tự như programmer, nhưng công việc cụ thể là viết mã cho máy tính.
  • Developers: Có trách nhiệm trong việc xây dựng, bảo trì và nâng cấp một chương trình hoặc hệ thống phần mềm. Ngoài ra, dev có khả năng giao tiếp tốt để làm việc với con người. Developers có thể sử dụng nhiều hệ thống và ngôn ngữ lập trình khác nhau.
  • Coder: Coder còn được gọi là thợ code, trong một vài trường hợp là “Junior Programmer” hoặc “Junior Developer”. Họ là những người chuyên viết mã cho các dự án nhỏ hoặc bán thời gian.
  • Technical architect: Là người quản lý và thiết kế cấu trúc tổng thể của một hệ thống phần mềm. Nó bao gồm việc xác định yêu cầu, thiết kế cấu trúc và quản lý việc phát triển dự án.
  • Software engineer (hay Developer Engineer): Còn được gọi là kỹ sư phần mềm chỉ những lập trình viên có trình độ cao nhất. Software engineer là một người quản lý và thiết kế cấu trúc tổng thể của một hệ thống phần mềm.
Developer Engineer là gì? Coder là gì? Developers là gì? Phân biệt các danh xưng
Phân biệt các danh xưng trong lĩnh vực IT (Nguồn: Toponseek)

Dev là nghề gì? Mô tả công việc của một lập trình viên

Sau khi tìm hiểu, chúng ta có thể biết công việc chính của developer là gì. Tuy nhiên, một lập trình viên có thể có nhiều công việc khác nhau. Cụ thể:

  • Thiết kế và xây dựng các hệ thống phần mềm: Gồm các công việc như xác định yêu cầu của người dùng, thiết kế các giao diện người dùng, viết mã code để xây dựng hệ thống phần mềm.
  • Xây dựng phần mềm: Đây được xem là công việc chính của coder. Họ sẽ sử dụng kỹ năng chuyên môn để xây dựng tính năng, chức năng của phần mềm.
  • Sửa lỗi và bảo trì hệ thống phần mềm: Khi hệ thống phần mềm đang hoạt động, dev phải tìm và sửa các lỗi (bug) trong mã, bảo trì và cập nhật hệ thống. Từ đó đảm bảo nó hoạt động hiệu quả và an toàn.
  • Tham gia vào quy trình phát triển phần mềm: Khi hệ thống phần mềm đang hoạt động, dev phải tìm và sửa các lỗi (bug) trong mã, bảo trì và cập nhật hệ thống. Từ đó đảm bảo nó hoạt động hiệu quả và an toàn.
  • Tham gia vào việc thiết kế hệ thống: Lập trình viên cần xác định các khía cạnh của hệ thống và cách hoạt động của chúng.

Xem thêm:

Developer là nghề gì? Mô tả các công việc của một lập trình viên
Developer là nghề gì? Mô tả các công việc của một lập trình viên (Nguồn: Toponseek)

Các vị trí phổ biến của một nhà phát triển phần mềm

Lập trình viên có thể được phân loại là nhà phát triển phần mềm, ứng dụng, di động hoặc web. Một số vị trí cơ bản của Dev bao gồm:

  • Frontend Developer: Developers chuyên xây dựng giao diện người dùng (User Interface – UI) trải nghiệm người dùng (User Experience – UX). Frontend developer sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript.
  • Backend Developer: Lập trình viên chuyên về việc xây dựng các chức năng và dữ liệu của trang web hoặc ứng dụng. Backend developer sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python hoặc Ruby.
  • Full Stack Developer: Full Stack Developer là sự kết hợp giữa Frontend Developer và Backend Developer. Họ có khả năng làm việc và đảm nhiệm vai trò của cả hai vị trí trên.
  • Mobile Developer: Người chuyên xây dựng các ứng dụng di động cho thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, smartwatch,… Mobile developer sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, Kotlin hoặc Swift.
Làm dev là gì? Các vị trí phổ biến của nhà phát triển phần mềm
Làm dev là gì? Các vị trí phổ biến của lập trình viên

Xem thêm: 

Developer lương bao nhiêu?

Theo Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2022 – Developers Recruitment State được thực hiện bởi Topdev, mức lương của developers tại Việt Nam có thể lên tới 6.000 USD/tháng. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Mức lương dựa trên kinh nghiệm

Developer có nhiều năm kinh nghiệm thường có mức lương cao hơn so với những người mới tốt nghiệp. Cụ thể:

  • Mới ra trường, thực tập sinh: Mức lương từ 8-13 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 2-5 năm: Khoảng 13-27 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 5-7 năm: Thu nhập khoảng 30-45 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 7-10 năm: Mức lương rơi vào khoảng 40-50 triệu đồng/tháng.
  • Trên 10 năm kinh nghiệm: Mức lương khoảng 53-64 triệu đồng/tháng. Nếu thăng tiến lên cấp bậc Director, thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều, khoảng $6.000/tháng, tương đương 139,2 triệu đồng.
Developer lương bao nhiêu?
Mức lương của Lập trình viên năm 2022 dựa theo trình độ và kinh nghiệm (Nguồn: Topdev)

Mức lương dựa vào ngôn ngữ lập trình/công nghệ dev sử dụng

Developer chuyên về những ngôn ngữ lập trình/công nghệ phổ biến thường có mức lương cao hơn. Cụ thể:

  • Dev sử dụng công nghệ AWS: Mức lương từ 41 triệu đồng/tháng.
  • Lập trình viên sử dụng công nghệ TensorFlows: Mức lương từ 40 triệu đồng/tháng.
  • Developers sử dụng ngôn ngữ Python: Mức thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng.
  • Dev sử dụng ngôn ngữ C++: Thu nhập ở mức 28 triệu đồng.

Nghề developer là một nhưng mức lương lại có sự chênh lệch lớn. Điều này là dễ hiểu, bởi vì AWS, TensorFlows, Python và C++ thuộc nhóm công nghệ cao như AI, điện toán đám mây,… hiện đang dẫn đầu thị trường và là xu hướng trong tương lai.

Xem thêm: ChatGPT là gì? Chat GPT – xu hướng công nghệ

Mức lương của Developers là bao nhiêu
Mức lương Developers năm 2022 dựa theo vị trí trong ngành (Nguồn: TopDev)

Mức lương dựa vào nơi làm việc

Tùy thuộc vào từng địa điểm, hình thức và thành phố làm việc mà mức lương của Dev có thể khác nhau. Theo thống kê của trang Careerbuilder.vn, mức lương trung bình của một lập trình viên có 1 năm kinh nghiệm tại Hồ Chí Minh có thể lên đến 14,6 triệu đồng/tháng, tại Hà Nội lên đến 10 triệu đồng/tháng, và tại Đà Nẵng lên đến 8 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương của dev tại Hồ Chí Minh có thể cao hơn so với Hà Nội và Đà Nẵng.

Xem thêm: Figma là gì? Top 7 tuyệt chiêu với Figma ít ai nói cho bạn biết?

Developer lương bao nhiêu?
Mức lương của Developers phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguồn: TOS)

Kỹ năng cần thiết để trở thành Developer chuyên nghiệp

Đối với bất cứ ngành nghề/công việc nào cũng cần thành thạo những kỹ năng nhất định để có thể trở nên chuyên nghiệp hơn. Vì là một công việc mang tính đặc thù cao nên nghề developer yêu cầu trang bị nhiều kỹ năng để phục vụ cho công việc.

Kỹ năng chuyên môn (Technical Skills)

Bạn sẽ cần bằng cử nhân các chuyên ngành như công nghệ thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật. Ngoài ra, bạn có thể học thêm để lấy các chứng chỉ IT, bằng cấp chuyên môn liên quan. 

Các kỹ năng chuyên môn cần có cho một nhà phát triển phần mềm bao gồm:

  • Kỹ năng lập trình: Là kỹ năng cơ bản và cần thiết. Developer cần có khả năng sử dụng một ngôn ngữ lập trình. Từ đó có thể viết các chương trình và giải quyết các vấn đề cụ thể.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu: Hiểu cách quản lý và truy vấn cơ sở dữ liệu, bao gồm cả SQL và NoSQL.
  • Phát triển web: Có kinh nghiệm với HTML, CSS, JavaScript, và các nền tảng phát triển web như React.
  • Phát triển di động: Hiểu cách phát triển ứng dụng cho cả Android và iOS.
  • Điện toán đám mây: Biết cách sử dụng các dịch vụ/công nghệ đám mây như AWS, Azure, và Google Cloud.
  • DevOps: Hiểu cách sử dụng Git, Docker, và các tiện ích liên quan đến Tích hợp liên tục/Phát hành.

Xem thêm: Bí quyết cải thiện kỹ năng IT – Công nghệ thông tin

Kỹ năng mềm (Soft Skills)

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Rob Grimsey cho biết: “Một khía cạnh để trở thành developer xuất sắc chính là năng lực làm việc nhóm”. Đặc biệt là với sự phát triển của phần mềm Agile trong hiện tại.
  • Khả năng tự học: Khả năng tự học và khám phá những khía cạnh mới giúp dev dễ dàng đứng đầu trong lĩnh vực phát triển phần mềm.
  • Tư duy sáng tạo: Giúp developer có thể dễ dàng tìm ra những giải pháp mới và hiệu quả hơn. Từ đó giải quyết được các vấn đề, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Là kỹ năng quan trọng để cân bằng công việc và cuộc sống vì khối lượng công việc rất nhiều.

Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm gồm những gì?

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những yêu cầu hàng đầu của Developers
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những yêu cầu hàng đầu của Developers (Nguồn: Internet)

Cơ hội nghề nghiệp của lập trình viên tại Việt Nam

Thị trường việc làm tại Việt Nam

Theo báo cáo từ Nền tảng tuyển dụng IT – TopDev, tại Việt Nam, thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và cả tương lai. Nhờ đó, nhu cầu tuyển dụng cũng tăng cao, mở ra cơ hội cho developers tìm kiếm những công việc chất lượng với mức thu nhập hấp dẫn.

Dự báo xu hướng tuyển dụng IT nói chung và nghề Dev nói riêng
Dự báo xu hướng tuyển dụng IT nói chung và nghề Dev nói riêng (Nguồn: TopDev)

Có thể thấy rằng, nghề dev khá phát triển và có nhiều cơ hội việc làm. Nhiều doanh nghiệp và công ty lớn liên tục tìm kiếm developer. Bạn có thể tham khảo một vài công ty và doanh nghiệp lớn cần tuyển dụng developer dưới đây:

  • FPT Software: Tập đoàn công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam, có trụ sở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Nha Trang. 
  • VNG Corporation: Một công ty công nghệ lớn có trụ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • TMA Solutions: Một công ty công nghệ có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, chuyên cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống và dịch vụ quản trị dự án phần mềm. 

Tham khảo công việc Developers, IT tại Top On Seek:

Các trường Đại học đào tạo nghề Developer tại Việt Nam

Có rất nhiều trường đại học dạy chuyên ngành Công nghệ thông tin (IT). Để theo đuổi nghề Dev, bạn nên định hướng tương lai ngay từ sớm. 

Tham khảo một số trường Đại học hàng đầu được đánh giá cao về chuyên ngành IT sau đây:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học FPT
  • Đại học RMIT
  • Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Công nghệ Đà Nẵng
  • Đại học Khoa học Huế
  • Đại học Công nghệ và Kinh doanh Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ – Đại học Thủy lợi
  • Đại học Công nghệ – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hà Nội

Xem thêm: Cách thiết kế web và lập trình đạt chuẩn UI/UX

Lộ trình phát triển của Developers là gì?

Lộ trình phát triển theo từng cấp bậc của một developer cụ thể như sau:

  • Trainee Developer: Thực tập sinh dev có thể xin thực tập trong quá trình học đại học tại các công ty, tổ chức công nghệ.
  • Junior Developer: Developer mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm.
  • Senior Developer: Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm.
  • Lead Developer: Người có trách nhiệm dẫn dắt và hướng dẫn một nhóm developer khác trong quá trình phát triển phần mềm.
  • Manager Developer: Là quản lý trung cấp, có nhiều năm kinh nghiệm và đạt được một số thành tích nghề nghiệp.

Xem thêm:

Developer là nghề gì? Cơ hội của nghề Dev tại Việt Nam
Developer là nghề gì? Cơ hội của nghề Dev tại Việt Nam (Nguồn: Toponseek)

KẾT LUẬN

Bài viết trên Top On Seek đã giải đáp cho các bạn tất tần tật về Developer là gì và những thông tin liên quan. Developer là một công việc mang tính đặc thù và rất áp lực. Vì thế, nếu muốn trở thành developer, bạn phải xác định từ sớm để có thể trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, content bán hàng, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, content là gì, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, viết bài chuẩn SEO, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO on page và off page

Nếu bạn đang quan tâm về cơ hội việc làm Developer, hoặc muốn thử sức với nghề Dev thì đây là cơ hội dành cho bạn:

Theo dõi các tin tức tuyển dụng vị trí Thực tập sinh Developer tại Toponseek: https://cms-stag.toponseek.com/tuyen-dung/

Những câu hỏi thường gặp về nghề lập trình viên

Developer tìm việc ở đâu?

Các trang tìm kiếm việc làm IT, website của các công ty công nghệ,… Bạn cũng có thể làm việc tự do (freelancer) trên các trang như Upwork.com, Freelancer.com,…

Developer có thể làm việc ở công ty nào?

Công ty công nghệ; Các công ty làm về gia công; Start-up; Công ty đa quốc gia; Tổ chức của nhà nước có nhu cầu,…

Có thể tự học nghề Dev tại nhà được không?

Bạn hoàn toàn có thể tự học các chứng chỉ ngành IT tại nhà bao gồm: CompTIA IT Fundamentals+ (ITF+) và CompTIA A+.
Ngoài ra, còn một số các chứng chỉ liên quan có thể bổ trợ cho các nghề đặc trưng bao gồm:
Certified Ethical Hacker (CEH); Certified Information Systems Security Professional (CISSP); Cloud Security Professional (CCSP); Certified Data Professional (CDP)

Nguồn tham khảo: https://www.zdnet.com/article/what-is-a-software-developer-everything-you-need-to-know-about-the-programmer-role-and-how-it-is-changing/

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat