star star star star star

FMCG là gì? Top 5 xu hướng marketing của ngành FMCG 2024

avt
TOS Editor
16 tháng 2, 2023  

Lĩnh vực FMCG là gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là thuật ngữ chỉ các mặt hàng nhu yếu phẩm và hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người. Trước xu hướng phát triển của ngành hàng FMCG, nhiều doanh nghiệp đang tập trung marketing để thu hút khách hàng tiềm năng. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá về FMCG và xu hướng phát triển của lĩnh vực này qua bài viết dưới đây nhé.

FMCG là gì?

FMCG là tên viết tắt của Fast Moving Consumer Goods. Đây là ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm tiêu dùng con người sử dụng hằng ngày. Cụ thể, FMCG sẽ bao gồm thực phẩm đóng hộp, đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải, thực phẩm chức năng,… Bên cạnh đó, các mặt hàng như điện tử tiêu dùng và dược liệu cũng thuộc FMCG. 

FMCG còn được gọi là CPG (Consumer Packaged Goods). Những mặt hàng này thường được đóng gói và có sức tiêu thụ lớn trên thị trường. Nguyên nhân là vì người tiêu dùng thường có nhu cầu cao cho các mặt hàng thiết yếu. Chính vì thế, các sản phẩm FMCG đều được sản xuất liên tục với số lượng lớn trong thời hạn sử dụng ngắn. Tuy nhiên, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các mặt hàng này sẽ không quá cao.  

FMCG là ngành hàng đa dạng về sản phẩm và thương hiệu. Điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường. Xét về các sản phẩm về sữa, bạn có thể thấy nhiều cái tên như Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,…

Xem thêm: Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0

FMCG bao gồm các sản phẩm tiêu dùng nhanh
FMCG (Fast Moving Consumer Goods) là ngành hàng tiêu dùng nhanh (Nguồn: Sưu tầm)

Đặc điểm của ngành hàng FMCG

Để hiểu rõ hơn FMCG là gì, bạn cần hiểu rõ các đặc điểm của ngành hàng này. Hàng hóa tiêu dùng nhanh sẽ mang lại nhiều ưu điểm dựa trên góc độ của người tiêu dùng và các nhà bán lẻ. Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay về đặc điểm của các sản phẩm FMCG nhé. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu thêm về các hình thức bán lẻ Retail, bạn có thể tham khảo bài viết Retail là gì.

Từ góc độ người tiêu dùng:

  • Tính sẵn có cao: Hầu hết, mặt hàng FMCG đều rất phổ biến tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm khi có nhu cầu sử dụng.
  • Được mua thường xuyên: FMCG là những sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người. Chính vì thế, ngành hàng này sẽ được người tiêu dùng mua thường xuyên. 
  • Chi phí thấp: Các mặt hàng FMCG thường được bày bán với giá thấp hơn những sản phẩm thuộc lĩnh vực khác. Chính vì thế, ngành hàng này chiếm tỉ trọng không quá cao trong thu nhập của người tiêu dùng. 
  • Thời gian tiêu thụ nhanh: Thời hạn sử dụng cho mỗi sản phẩm FMCG thường khá ngắn. Ví dụ: Bạn mua một ly cà phê và chỉ có thể sử dụng trong ngày.

Xem thêm: Phân khúc khách hàng: Các nội dung cơ bản

Các mặt hàng FMCG được mua thường xuyên
Các mặt hàng FMCG được mua thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

Từ góc độ của nhà bán lẻ:

  • Tỷ lệ doanh thu cao: Các mặt hàng FMCG thường có doanh số cao hơn các sản phẩm khác vì người tiêu dùng có nhu lớn. Đặc biệt, các nhà bán lẻ có thể giữ tồn kho và bán lâu dài. Điều này giúp giảm chi phí nhập hàng. 
  • Tính phân phối đồ tiêu dùng cao: Mặt hàng FMCG được bày bán rộng rãi tại nhiều địa điểm khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Chi phí đơn vị thấp: Hầu hết, các sản phẩm FMCG đều được định giá thấp hơn mức ban đầu khi bán cho khách hàng. Nhờ đó, các cửa hàng có thể hạ thấp giá bán mà vẫn thu về lợi nhuận. 
  • Độ bền thấp: Thời hạn sử dụng của các mặt hàng FMCG thường khá ngắn. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm với số lượng lớn và cung cấp ngay lập tức nên không đòi hỏi thời gian bảo quản. Do đó, những mặt hàng này có thể được bán với giá thấp hơn. 
  • Tính nhất quán về hình thức, kích cỡ, màu sắc và giá cả: Ở mỗi một sản phẩm, doanh nghiệp đều sẽ sản xuất số lượng lớn kèm chi phí rẻ. Ví dụ: Mỗi hộp sữa đều có cùng kích thước và dung tích.

Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường và ví dụ

Sản phẩm FMCG được bày bán ở khắp nơi
Sản phẩm FMCG được bày bán ở khắp nơi (Nguồn: Sưu tầm)

FMCG bao gồm những phân loại hàng hóa gì?

Với số lượng sản phẩm và thương hiệu đa dạng, FMCG đang chiếm thị phần lớn về hàng hóa trên thị trường. Do đó, bạn có thể tìm mua sản phẩm FMCG ở bất cứ đâu. Vậy những mặt hàng hiện có của FMCG là gì? Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay nhé.

Thực phẩm và đồ uống: Thực phẩm và đồ uống sẽ được liệt kê vào ngành hàng FMCG. Các sản phẩm này đều có thời hạn sử dụng ngắn nhưng đem lại doanh thu rất cao. Một số loại thực phẩm và đồ uống là:

  • Thực phẩm chế biến như hamburger, bánh mì và khoai tây chiên,…
  • Thực phẩm ăn liền như thịt hộp, mì tôm, phô mai,…
  • Đồ uống như nước ngọt, sữa, cà phê hộp,…
Thực phẩm và đồ uống thuộc ngành FMCG
Thực phẩm và đồ uống thuộc ngành FMCG (Nguồn: Sưu tầm)
  • Sản phẩm chăm sóc cá nhân: Những sản phẩm chăm sóc cơ thể hoặc vệ sinh cá nhân cũng được liệt kê vào danh mục FMCG. Đây là những mặt hàng được sử dụng thường xuyên bởi người tiêu dùng. Một số sản phẩm đó là xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, mỹ phẩm, sữa rửa mặt,…
Sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người tiêu dùng - danh mục sản phẩm FMCG
Sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người tiêu dùng – danh mục sản phẩm FMCG (Nguồn: Sưu tầm)
  • Sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Mặt hàng liên quan đến chăm sóc sức khỏe cũng được phân phối rộng rãi và có thời hạn sử dụng ngắn. Các sản phẩm đó bao gồm thuốc giảm đau, bao cao su, thuốc hạ sốt, băng dán cá nhân và những dược phẩm khác không cần kê đơn. 
Sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Sản phẩm chăm sóc sức khỏe – danh mục sản phẩm FMCG (Nguồn: Sưu tầm)
  • Đồ dùng tại nhà: Những mặt hàng sử dụng phổ biến trong gia đình như khăn tắm, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa, bình đựng hay khăn giấy đều được xếp vào ngành hàng FMCG. 
Các mặt hàng đồ dùng tại nhà - danh mục sản phẩm FMCG
Các mặt hàng đồ dùng tại nhà – danh mục sản phẩm FMCG (Nguồn: Sưu tầm)

5 xu hướng Marketing của ngành FMCG tại Việt Nam là gì?

Với chi phí sản xuất vừa phải kèm doanh số cao, đường đua FMCG ngày càng xuất hiện nhiều các thương hiệu. Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các doanh nghiệp phải tạo dựng chiến lược marketing hợp lý để thu hút khách hàng. Hãy để TopOnSeek bật mí cho bạn 5 xu hướng quảng cáo của ngành FMCG được các thương hiệu sử dụng nhé. 

“Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ” được xây dựng dựa trên hình tượng nữ hoàng trong “Alice lạc vào xứ sở trong gương” của Lewis Carroll. Nhân vật này đã có câu nói rất ấn tượng “Bây giờ chạy hết sức mình cũng chỉ để giữ bạn ở ngay chỗ cũ. Nếu muốn tới nơi khác, bạn phải chạy nhanh gấp 2 lần.”

Câu nói như một hồi chuông cho các doanh nghiệp FMCG trong việc quản lý chiến lược kinh doanh. Nếu chỉ tiếp tục phát triển những gì công ty hiện có, thương hiệu sẽ không thể phát triển vượt bậc. Cách duy nhất là đổi mới mô hình kinh doanh để tạo đà phát triển vững chắc.

Doanh nghiệp cần cải tiến mô hình kinh doanh - xu hướng Marketing của ngành FMCG
Doanh nghiệp cần cải tiến mô hình kinh doanh – xu hướng Marketing của ngành FMCG (Nguồn: Sưu tầm)
  • Chi phí kinh doanh tăng do kết cấu thay đổi

Chi phí kinh doanh từ lĩnh vực FMCG có mối liên hệ lớn với các kênh phân phốithương mại điện tử. Theo một vài báo cáo, tốc độ tăng trưởng của FMCG tại các kênh thương mại ở những thành phố lớn cao hơn so với kênh truyền thống. Cụ thể, con số này đã cao hơn mức 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tốc độ ở kênh truyền thống lại giảm đi 2,6%.

Kết cấu và doanh số từ các ngành hàng thay đổi - xu hướng Marketing của ngành FMCG
Kết cấu và doanh số từ các ngành hàng thay đổi – xu hướng Marketing của ngành FMCG (Nguồn: Sưu tầm)
  • Chuyển đổi ngành hàng

Hiện nay, khách hàng thường có xu hướng chuyển đổi ngành hàng. Theo báo cáo của Nielsen Việt Nam – Quý I/2018, doanh thu tại các ngành hàng như thực phẩm, sản phẩm cá nhân, sản phẩm gia đình đều giảm mạnh.  Trong số đó, mặt hàng đồ uống và thuốc lá có dấu hiệu khả quan hơn khi còn dữ số liệu tăng trưởng dương. Nguyên nhân xuất phát từ việc người tiêu dùng đang thay đổi thói quan mua sắm vào các ngày lễ, tết.

Khách hàng có xu hướng chuyển đổi ngành hàng - xu hướng Marketing của ngành FMCG
Khách hàng có xu hướng chuyển đổi ngành hàng – xu hướng Marketing của ngành FMCG (Nguồn: Sưu tầm)
  • Ngành hàng được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt là làm đẹp và dinh dưỡng

Tính đến hiện nay, các ngành hàng liên quan đến tiêu dùng trong gia đình và chăm sóc sức khỏe đang dần hạ nhiệt. Trong khi đó, những sản phẩm dinh dưỡng và làm đẹp lại đang trên đà phát triển vượt bậc. 

Cụ thể, số lượng cửa hàng về sắc đẹp và dược mỹ phẩm cũng tăng nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Trước nhu cầu lớn về ngành hàng sắc đẹp, các thương hiệu như P&G, Unilever và Colgate-Palmolive đang được kỳ vọng sẽ đầu tư hơn nữa để phục vụ người tiêu dùng. 

Ngành hàng làm đẹp đang phát triển - xu hướng Marketing của ngành FMCG
Ngành hàng làm đẹp đang phát triển – xu hướng Marketing của ngành FMCG (Nguồn: Sưu tầm)
  • Sự cắt giảm kênh trung gian, tăng tốc đột biến cho Bán hàng trực tiếp

Direct-to-Consumer đang là ý tưởng bán hàng được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Trước sự lạm phát của nền kinh tế, việc phân phối hàng hóa qua các nhà bán lẻ sẽ khiến giá cả bị đẩy lên.

Việc bán hàng trực tiếp giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng và bán sản phẩm với chi phí phải chăng. Tại Hà Lan, kênh thương mại điện tử blockchain sẽ được mở để thử nghiệm cho hình thức bán hàng này. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua bài viết Marketing trực tiếp trên TopOnSeek nhé!

Xem thêm: Retail là gì? Các loại hình bán lẻ phổ biến tại Việt Nam

Doanh nghiệp tập trung bán hàng trực tiếp - xu hướng Marketing của ngành FMCG
Doanh nghiệp tập trung bán hàng trực tiếp – xu hướng Marketing của ngành FMCG (Nguồn: Sưu tầm)

Cơ hội nghề nghiệp của ngành FMCG là gì?

Ngành hàng tiêu dùng nhanh là lĩnh vực được nhiều người theo đuổi. Nguyên nhân là vì sự đa dạng về vị trí và nhu cầu nhân lực của FMCG. Ngay bây giờ, TopOnSeek sẽ giúp bạn khám phá các cơ hội nghề nghiệp sẵn có của ngành này nhé.

  • Health and Safety Manager (Quản lý sức khỏe và an toàn): Khi làm ở vị trí này, bạn sẽ phải quan sát và kiểm soát sản phẩm theo quy định an toàn của doanh nghiệp. Đặc biệt, người quản lý cần thường xuyên đề xuất các ý tưởng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên.
  • Sales Manager (Quản lý bán hàng): Đây là công việc đòi hỏi khả năng phân tích thị trường và lựa chọn khách hàng tiềm năng chuẩn xác. Đồng thời, người quản lý cũng cần giám sát tốc độ tăng trưởng về doanh thu và tăng cường phát triển các dịch vụ cho người tiêu dùng. 
  • Stock Control Manager (Quản lý cổ tức): Vị trí này yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm phân chia cổ tức cho nội bộ của công ty. Bên cạnh đó, quản lý cũng cần cập nhật thường xuyên các quy trình kiểm soát cổ tức.
  • Procurement Analyst (Nhà phân tích quy trình): Đây là vị trí yêu cầu cá nhân có tầm nhìn và hiểu rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc đòi hỏi sự kết nối với những đối tác cung cấp có trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, bạn phải có khả năng phân tích và chuyển đổi số liệu. 
  • Head of Sourcing (Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực): Vị trí yêu cầu khả năng cân đối các nguồn lực nội bộ để tiết kiệm ngân sách và việc kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Cơ hội làm việc rộng mở của ngành FMCG
Ngành FMCG có cơ hội làm việc rộng mở (Nguồn: Sưu tầm)

Top 5 công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới

FMCG là ngành hàng chiếm thị phần lớn trên thị trường. Điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Tuy nhiên, có một vài cái tên đã xây dựng được chỗ đứng vững chắc với giá trị vốn hóa cao. Vậy đâu là các công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG. Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay nhé. 

Johnson & Johnson

Johnson & Johnson là cái tên không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Công ty được thành lập vào năm 1885 tại Hoa Kỳ dưới sự dẫn dắt của James Wood Johnson và Edward Mead Johnson. Hiện nay, Johnson & Johnson đã có mặt trên 175 quốc gia với 250 chi nhánh. Sản phẩm của công ty chủ yếu là dược phẩm, trang thiết bị chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng. Những mặt hàng nổi tiếng của hãng là Tylenol, sữa rửa mặt Clean & Clear, Tylenol và băng cá nhân Brand Aid.

  • Giá trị vốn hóa thị trường: 366,4 tỷ USD.
  • Trụ sở chính: One Johnson & Johnson Plaza, New Brunswick, New Jersey, Hoa Kỳ.
Johnson & Johnson đã có mặt trên 175 quốc gia - công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới
Johnson & Johnson đã có mặt trên 175 quốc gia – công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới (Nguồn: Sưu tầm)

Neslté

Nestlé là thương hiệu được thành lập vào năm 1866 bởi Henri Nestlé. Doanh nghiệp bắt đầu nổi tiếng với sản phẩm đầu tiên là condensed milk (sữa đặc). Tính đến thời điểm hiện tại, Nestlé đã trở thành một trong những công ty FMCG lớn nhất thế giới với hơn 2000. Các sản phẩm của công ty bao gồm thực phẩm đóng hộp, đồ dùng trẻ em, thức ăn cho vật nuôi, đồ dùng đông lạnh,…

  • Giá trị vốn hóa thị trường: 286,2 tỷ USD.
  • Trụ sở chính: Vevey, Vaud, Thụy Sĩ.
Các sản phẩm đóng hộp của Nestlé - công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới
Các sản phẩm đóng hộp của Nestlé – công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới (Nguồn: Sưu tầm)

Procter & Gamble

Procter & Gamble còn có tên gọi viết tắt là P&G. Công ty được thành lập vào năm1837 bởi William Procter và James Gamble. Nhắc đến Procter & Gamble, bạn sẽ nhận ra ngay các sản phẩm đến từ doanh nghiệp như Head & Shoulders, Gillette, Pantene, SK-II. Cho đến nay,  P&G đã phát triển hơn 65 thương hiệu về sắc đẹp, dược mỹ phẩm, sản phẩm dùng cho gia đình và sức khỏe. 

  • Giá trị vốn hóa thị trường: 256,3 tỷ USD.
  • Trụ sở chính: Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ.
P&G có hơn 65 thương hiệu toàn cầu - công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới
P&G có hơn 65 thương hiệu toàn cầu – công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: C2C là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C ở Việt Nam

Coca-Cola

Coca-Cola ra đời vào năm 1886 bởi dược sĩ John Stith Pemberton tại Columbus, Georgia. Một thời gian sau, Asa Griggs Candler đã mua lại công thức của loại nước ngọt này. Cho đến năm 1892, công ty Coca-Cola chính thức được thành lập và phân phối sản phẩm rộng rãi. Hiện nay, Coca-Cola đang nắm giữ bản quyền của 4 loại đồ uống nổi tiếng là Diet Coke, Coca-Cola, Fanta và Sprite.

  • Giá trị vốn hóa thị trường: 193,7 tỷ USD.
  • Trụ sở chính: Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.
Coca-Cola nổi tiếng với dòng nước uống có gas - công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới
Coca-Cola nổi tiếng với dòng nước uống có gas – công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới (Nguồn: Sưu tầm)

PepsiCo

PepsiCo chính thức ra đời sau khi sáp nhập Pepsi-Cola và Frito-Lay vào năm 1965. Công ty đã sản xuất hàng loạt các sản phẩm về thức ăn và đồ uống cho người tiêu dùng. Một số mặt hàng phổ biến của PepsiCo là  Pepsi, Doritos, Lipton teas, khoai tây chiên Lay’s, Aquafina, 7Up, Cheetos, Mirinda. Tính đến thời điểm này, PepsiCo đã nắm giữ hơn 22 thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. 

  • Giá trị vốn hóa thị trường: 162,5 tỷ USD.
  • Trụ sở chính: Purchase, New York, Hoa Kỳ.
Các sản phẩm tiêu dùng của PepsiCo - công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới
Các sản phẩm tiêu dùng của PepsiCo – công ty tiêu biểu trong lĩnh vực FMCG thế giới (Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết đã giúp bạn khám phá đặc điểm và xu hướng marketing của FMCG là gì. Đây là ngành hàng đang có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trên thị trường. Đồng thời, cơ hội nghề nghiệp đến từ FMCG cũng rất rộng mở. Nếu bạn có đam mê trong lĩnh vực này, TopOnSeek hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn.

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat