star star star star star

Gamification là gì? Xu hướng Gamification Marketing tại Việt Nam

avt
TOS Editor
10 tháng 5, 2023  

Gamification là công cụ sáng tạo cho phép doanh nghiệp xây dựng những lợi thế cạnh tranh riêng và thu hút người dùng. Tuy nhiên, công cụ kinh doanh này vẫn chưa được nhiều người biết đến và chú trọng. Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu chi tiết về Gamification là gì thông qua bài viết dưới đây.

Các khái niệm của Gamification

Trước hiểu rõ về Gamification Marketing, hãy tìm hiểu các khái niệm sau đây:

Gamification là gì?

Gamification là quá trình tích hợp cơ chế trò chơi vào hoạt động Marketing, giáo dục hay quản trị để tăng tính tương tác và sự hấp dẫn với người tham gia. Nói một cách dễ hiểu, Gamification là công cụ sáng tạo giúp doanh nghiệp xây dựng điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó gắn kết và xây dựng lòng trung thành của người dùng với thương hiệu.

Gamification (trò chơi hóa) là việc ứng dụng các thành phần của game như cách chơi, kỹ thuật vào Marketing
Gamification (trò chơi hóa) là việc ứng dụng các thành phần của game như cách chơi, kỹ thuật vào Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Gamification Marketing là gì?

Gamification Marketing là ứng dụng các thành phần của một trò chơi vào chiến lược Marketing một cách sáng tạo, độc đáo để đạt được mục tiêu đề ra. Hình thức này đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, đồng thời giúp gia tăng sự tương tác và lòng trung thành của người dùng với thương hiệu.

Lợi ích của Gamification trong Marketing

Sau khi đã nắm rõ khái niệm Gamification là gì, hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu những lợi ích của Gamification Marketing đem lại cho doanh nghiệp.

Gia tăng tương tác của khách hàng với thương hiệu

Bằng một trò chơi hấp dẫn và ấn tượng trên website, bạn có thể dễ dàng níu chân mọi người ở lại trang, thôi thúc họ chia sẻ tới bạn bè. Hoạt động này giúp nâng cao lượt truy cập và độ uy tín của trang web trong mắt Google. Đồng thời còn tác động rất tốt cho hoạt động tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) của doanh nghiệp.

Gamification Marketing giúp gia tăng tương tác của khách hàng với thương hiệu
Gamification giúp gia tăng tương tác của khách hàng với thương hiệu (Nguồn: Sưu tầm)

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Việc sử dụng Gamification Marketing sẽ giúp mức độ tương tác tăng lên, từ đó tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng cũng tăng lên. Nguyên nhân là do Gamification có khả năng truyền tải thông điệp tự nhiên, gần gũi và không mang lại cho người dùng cảm giác bị gượng ép. Thông qua đó giúp người dùng dễ dàng nhớ về thông điệp và đem lại cho họ cảm xúc tích cực. Khi đó, việc khách hàng chuyển thành hành động mua sắm là điều sớm muộn.

Xem thêm: CR là gì? Ý nghĩa của chỉ số CR trong Marketing Online

Giữ chân khách hàng trung thành của thương hiệu

Một trong những cách giữ chân khách hàng hiệu quả chính là sử dụng Gamification Marketing. Bởi vì, hình thức này mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tri ân và nâng cao lòng trung thành của người dùng bằng các chương trình xếp hạng khách hàng thân thiết, tích điểm đổi quà,… Điều này khiến khách hàng cảm thấy họ trở nên quan trọng giống như một phần của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Gamification còn khiến khách hàng cảm thấy gần gũi với thương hiệu khi đem lại cảm giác thích thú và vui vẻ, từ đó thường xuyên ghé chơi để duy trì vị trí của mình trong trò chơi. Và khi có nhu cầu mua hàng, họ có thể nhanh chóng nhớ và lựa chọn sản phẩm của bạn.

Gamification đem lại cho khách hàng cảm giác thích thú và vui vẻ
Gamification đem lại cho khách hàng cảm giác thích thú và vui vẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Thúc đẩy hoạt động trên Omnichannel Marketing

Việc sử dụng Gamification giúp các hoạt động Marketing hỗn hợp có thể kết hợp chuyên nghiệp, đồng thời người dùng được chuyển từ trạng thái trực tuyến sang trực tiếp. Đây được xem là mục tiêu của thương hiệu đang hướng tới sự chuyên nghiệp để thực hiện Omnichannel Marketing. Điều này có nghĩa là hoạt động và hành trình di chuyển của khách hàng được dẫn dắt một cách mượt mà và thống nhất ở mọi nền tảng.

Xem thêm:

Dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến lược Marketing

Trò chơi được thương hiệu tạo ra nên mọi quyết định hay phần thưởng đều nằm trong phạm vi quyền hạn của doanh nghiệp, không bị ràng buộc bởi bên thứ 3. Doanh nghiệp có thể kiểm soát hoàn toàn, đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing như số lượng người truy cập, lượt chia sẻ, người tham gia,…

Thu thập thông tin người dùng

Thông qua Gamification, thương hiệu sẽ thấy được sự tương tác của người dùng với trò chơi. Từ đó có thể biết được họ thích gì, không thích gì, loại phiếu giảm giá nào được họ quan tâm,… Bên cạnh đó, việc sử Gamification có thể khiến khách hàng để lại thông tin một cách tình nguyện và vui vẻ.

Các hình thức Gamification Marketing

Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có thể sử dụng Gamification để thực hiện các chiến dịch Marketing của mình. Dưới đây là một số hình thức Gamification phổ biến hiện nay.

Spin to win

Khi tham gia trò chơi vòng quay may mắn, người chơi chỉ cần nhấn vào “Quay” là sẽ có cơ hội được nhận các phần thưởng. Người tạo vòng quay có thể thiết kế vòng quay như nội dung phần thưởng, luật chơi, số lát cắt,… Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo phần thưởng là có thật bởi người dùng rất ghét bị lừa dối.

Trò chơi vòng quay may mắn là hình thức Gamification được nhiều thương hiệu áp dụng
Trò chơi vòng quay may mắn là hình thức Gamification được nhiều thương hiệu áp dụng (Nguồn: Sưu tầm)

Quiz game

Đây là hình thức Gamification được thiết kế với những câu hỏi về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang muốn quảng cáo. Người tham gia phải tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thương hiệu để có thể trả lời đúng câu hỏi.

Tự tạo sân chơi riêng

Điển hình cho hình thức tự tạo sân chơi riêng biệt cho người dùng chính là Lotus – mạng xã hội cho người Việt. Người tham gia có thể đổi quà ngay trong app từ các thương hiệu nổi tiếng như The Coffee House, Biti’s hay Samsung,…

Ví dụ về Gamification trong Marketing

Dưới đây là một số ví dụ về các thương hiệu nổi tiếng sử dụng hình thức Gamification trong Marketing:

Case study Gamification – My Starbucks Reward

Thương hiệu Starbuck sử dụng các chiến thuật chơi game nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh số cho doanh nghiệp. Người chơi đăng ký My Reward thông qua app, khi họ mua sản phẩm của Starbucks sẽ được tích lũy các ngôi sao. Tùy vào mức độ trung thành của người dùng sẽ có 3 cấp độ khác nhau.

Xem thêm: Case Study là gì? Các bước triển khai Case Study trong marketing

Tích lũy sao là hình thức Gamification được thương hiệu Starbuck ứng dụng trong Marketing
Tích lũy sao là hình thức Gamification được thương hiệu Starbuck ứng dụng trong Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Case study Gamification Shopee tại Việt Nam

Trò chơi lắc xu là một trong những chiến dịch Marketing thành công nhất của Shopee. Mỗi lần rủ thêm bạn vào nhóm sẽ tăng thêm xu khiến người dùng thích thú chờ đợi đến giờ để cầm điện thoại lắc xu rơi xuống. Từ đó, hoạt động này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ giúp ứng dụng bán hàng của Shopee ngày càng tiếp cận thị trường Việt Nam và vượt qua nhiều đối thủ cùng ngành một cách nhanh chóng.

Gamification lắc xu được Shopee ứng dụng thành công trong chiến dịch Marketing
Gamification lắc xu được Shopee ứng dụng thành công trong chiến dịch Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là thông tin cơ bản về Gamification là gìTopOnSeek muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có góc nhìn rộng hơn về hình thức Marketing sáng tạo, vô cùng độc đáo này. Đừng quên truy cập TopOnSeek để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích về Marketing.

Xem thêm:

Tags: Brand Marketing là gì; môi trường Marketing; Viral Marketing; Marketing Online là gì; Remarketing là gì; truyền thông Marketing là gì; CPA Marketing là gì; Trade Marketing là gì; Video Marketing là gì; Influencer Marketing là gì; Social Media Marketing

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat