GMV là gì? Tất tần tật từ A-Z về chỉ số GMV
GMV là gì và có giá trị như thế nào trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp? Đây là chỉ số được sử dụng phổ biến để đo lường tổng giá trị của hàng hóa trên các sàn thương mại. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan hơn hiệu suất hoạt động. Từ đó, công ty có thể đưa ra quyết định nhanh chóng trong việc thay đổi chiến lược quảng bá sản phẩm. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này nhé.
Xem thêm:
- AI cho Chat GPT: Cách sử dụng AI để tối ưu hóa công việc SEO?
- Hướng dẫn SEO TikTok lên Top từ A-Z cho người mới + Tool miễn phí
- Brief là gì? 9 Yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn chỉnh, hoàn hảo 2024
GMV là gì?
GMV là viết tắt của Gross Merchandise Volume hoặc Gross Merchandise Value. Thuật ngữ này đề cập đến tổng khối lượng hàng hóa hoặc tổng giá trị của hàng hóa bán ra tại một khoảng thời gian cụ thể. Đây là những giao dịch mua bán diễn ra giữa khách hàng và khách hàng (C2C) tại sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, GMV cũng được sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động và tài chính của một doanh nghiệp cụ thể. Nhờ đó, phòng ban marketing sẽ có thêm thông tin để thay đổi chiến lược tăng trưởng của mình.
Xem thêm:
- AOV là gì? 8 cách tối ưu chỉ số AOV trong Marketing
- Dịch vụ SEO Overview, SEO tổng thể uy tín, chuyên nghiệp
- Dịch Vụ Entity SEO Social Uy Tín, Chất Lượng Nhất Việt Nam, TOP Google
Ý nghĩa của chỉ số GMV
GMV được doanh nghiệp sử dụng để đo tổng giá trị hàng hóa bán ra tại trang web. Ngoài ra, các công ty cũng sẽ dùng chỉ số này để xem xét mức độ hoạt động hiệu quả của sàn thương mại. Cụ thể, doanh nghiệp cần đo lường xem liệu hàng hóa bán ra tại trang web đó có đạt hiệu suất cao không.
Chỉ số này sẽ phản ánh chính xác trong các giao dịch mua bán giữa khách hàng và khách hàng (C2C). Tại thị trường C2C, doanh nghiệp sẽ chỉ là bên trung gian giúp kết nối bên mua và bên bán. Khi phân tích GMV, bạn cần so sánh và đối chiếu GMV qua từng thời kỳ khác nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về kết quả mình đã đạt được.
Xem thêm:
- Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing
- Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
Tầm quan trọng của GMV trong thương mại điện tử
Tầm quan trọng của GMV là gì? Với những doanh nghiệp hoạt động trên các sàn thương mại điện tử, chỉ số này sẽ là công cụ đo lường giá trị hàng hóa chính xác. Cùng tìm hiểu thêm những lợi ích GMV mang lại nhé.
Tính toán chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ tính chỉ số GMV trước khi bắt đầu thực hiện các khoản khấu hao cho các chi phí khác. Nhờ đó, bạn có thể quan sát và đánh giá được hiệu suất hoạt động trên sàn thương mại điện tử theo từng tháng, quý hoặc năm.
Xem thêm: SEO Agency là gì? Top 10+ SEO Agency uy tín Việt Nam 2024
Tính tổng doanh số
Thông qua GMV, doanh nghiệp sẽ ước tính được tổng giá trị của hàng hóa khi thực hiện giao dịch. Con số này sẽ không bao gồm chi phí tích lũy, phí quảng cáo, hàng hoàn tiền, giảm giá,… Chính vì thế, doanh nghiệp có thể nhận kết quả chính xác nhất về tổng doanh số.
Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
Làm thế nào để đo lường hiệu suất của sàn thương mại điện tử? Nhờ vào GMV, doanh nghiệp có thể tính toán được liệu trang web của mình có hoạt động hiệu quả hay không. Đây cũng là cách giúp các công ty đối chiếu lại tình hình hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết đâu là điểm cần cải thiện và đưa ra chiến lược hợp lý.
Xem thêm:
- Cách SEO top Google đưa từ khóa lên top 1 nhanh, miễn phí
- Traffic là gì? 7 Chiến thuật SEO giúp tăng Organic Traffic/tháng
Nhược điểm khi sử dụng chỉ số GMV
Bên cạnh những lợi ích như hỗ trợ tính toán chi phí, hiệu suất hoạt động, GMV vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm. Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Chưa phải là giải pháp tối ưu nhất
Doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng GMV để đánh giá năng suất hoạt động và tình hình tài chính. Do đó, chỉ số này không phải là công cụ giúp dự đoán tổng giá trị chính xác. Bạn cần kết hợp nhiều chỉ số khác nhau để phân tích đúng tình hình doanh nghiệp.
Thiếu thông tin liên quan đến giá trị hàng hóa
Khi tính GMV, doanh nghiệp sẽ nhận được con số thô và không có quá nhiều dữ liệu để phản ảnh về giá trị của hàng hóa. Nguyên nhân là vì GMV không tác động quá nhiều đến những khoản chi khác của các nhà bán lẻ (retail).
Ngoài ra, dữ liệu tính toán từ GMV sẽ không bao gồm những chi phí khác như phí lưu trữ hàng, giao hàng, đổi trả,… Do đó, doanh nghiệp không thể đo lường nhiều thông tin của hàng hóa. Đặc biệt, chỉ số GMV sẽ có sự thay đổi khi ở các sàn thương mại điện tử khác nhau. Chính vì thế, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về lĩnh vực của mình trước khi sử dụng GMV.
Xem thêm: Hướng dẫn SEO web WordPress hiệu quả cho người mới bắt đầu
Công thức tính chỉ số GMV
Doanh nghiệp thường tính chỉ số GMV theo từng thời kỳ (tháng, quý hoặc năm). Công thức tính GMV là:
GMV = tổng số lượng bán ra của một sản phẩm x giá của sản phẩm đó
Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh giày và bán được 300 đôi với mức giá 7 USD mỗi sản phẩm. Vậy chỉ số GMV sẽ là:
300 x 7 = 21.000 (USD)
Kết quả cuối cùng sẽ là doanh thu cửa hàng nhận được trong 1 tháng.
Ví dụ về chỉ số GMV
GMV thường được sử dụng cho các sàn thương mại điện tử. Lazada và Shopee cũng là hai sàn lớn tại Việt Nam. Cùng xem chỉ số GMV tính toán dựa trên số liệu của hai doanh nghiệp này nhé.
- Shopee đã bán được 35.000 sản phẩm với mức giá là 5 USD/sản phẩm. Vậy GMV của Shopee vào tháng đó sẽ là 175.000 USD. Mặt khác, Lazada bán được 30.000 sản phẩm với giá 5 USD/sản phẩm, GMV của Lazada sẽ là 150.000 USD.
- Từ hai con số trên, bạn có thể nhìn thấy thực tế rằng GMV của Shopee đang cao hơn so với Lazada. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ không phản ánh chính xác sàn thương mại điện tử nào haotj động hiệu quả hơn.
- Cụ thể, Shopee tính phí 2% cho tổng giá trị hàng hóa. Vậy doanh thu mà sàn sẽ nhận được là:
2% x 175.000 = 3500 USD
Tuy nhiên, Lazada lại áp dụng mức phí 4% nên sẽ có doanh thu:
4% x 150.000 = 6000 USD
Từ đó, bạn có thể thấy rõ Lazada đang thu về nhiều lợi nhuận hơn Shopee.
Xem thêm:
- Hướng dẫn AI SEO cho người mới bắt đầu cải thiện hiệu quả trang web
- SEO từ khóa là gì? Cách chọn từ khóa SEO lên top 1 Google nhanh nhất
Các chỉ số khác ngoài GMV có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp
GMV là chỉ số giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính. Tuy nhiên, bạn không thể nắm bắt được toàn bộ thông tin và dữ liệu về hàng hóa cũng như doanh thu. Do đó, doanh nghiệp cần kết hợp sử dụng thêm nhiều công cụ khác để đo lường hiệu quả.
Nếu công ty đang cần kiểm tra tình hình tài chính của một đơn vị bất kỳ, bạn có thể sử dụng SEC (Securities and Exchange Commission). Hồ sơ SEC sẽ đưa ra các số liệu giúp doanh nghiệp đối chiếu kết quả qua từng quý.
Từ đó, bạn sẽ có câu trả lời chính xác về việc doanh thu đang tăng hay giảm. Và đâu là yếu tố tác động lên tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình tính toán SEC sẽ phức tạp hơn GMV. Do đó, bạn có thể cân nhắc mục đích để lựa chọn chỉ số đo lường phù hợp.
Xem thêm: Top 22 Công ty dịch vụ SEO TPHCM uy tín & chuyên nghiệp | TopOnSeek
Bài viết đã giới thiệu cho bạn GMV là gì và những lợi ích của chỉ số này. Thông qua GMV, doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí hoạt động và doanh số của mình. Tuy nhiên, chỉ số vẫn chưa thể tối ưu được các khoản chi khác của công ty. Do đó, bạn cần kết hợp thêm nhiều công cụ để tính toán chính xác hiệu suất của doanh nghiệp. TopOnSeek hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ có ích cho bạn.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành