Công cụ Google Alerts cho các Marketer
Google Alerts là một công cụ miễn phí mà một marketer nào cũng nên biết. Về cơ bản, nó gửi email đến người dùng khi Google tìm thấy kết quả mới phù hợp với cụm từ tìm kiếm của người dùng.
Khi sử dụng, Google Alerts cho phép bạn theo dõi được các đối thủ cùng tối ưu chung 1 từ khóa. Từ đó sẽ biết được cách mà đối thủ đang nỗ lực và có được biện pháp cần thiết cho từ khóa đã chọn.
Top On Seek sẽ hướng dẫn bạn tạo ra nhiều giá trị hơn cho website của mình.
1. Tại sao sử dụng Google Alerts?
Google Alerts rất tuyệt vì nó nhận được kết quả từ khắp nơi trên Internet.
- Hỗ trợ SEO, phát triển website/blog.
- Cập nhật các thông tin đặc biệt mỗi ngày (như các ngày lễ, chương trình khuyến mãi, mã giảm giá..).
- Giám sát và nghiên cứu đối thủ gần nhất với bạn.
- Theo dõi xu hướng người dùng hiệu quả để giúp thực hiện các chiến dịch marketing.
- Cập nhật và tìm ý tưởng bài viết, chủ đề các blogger quan tâm. Nhằm xây dựng cấu trúc Topic Cluster cho website tốt hơn.
- Theo dõi các nội dung, chủ đề hoặc từ khóa đặc biệt trên internet.
2. Cách sử dụng Google Alerts trong Marketing
Alerts có thể giúp bạn củng cố chiến lược từ khóa của website. Bằng cách cho bạn biết đối thủ gần với bạn đang sử dụng từ khóa chính nào.
2.1 Thiết lập Google Alerts rất nhanh chóng và dễ dàng.
- Bước 1: Bạn sẽ đặt và quản lý tất cả các cảnh báo của mình từ trang này https://alerts.google.com/.
- Bước 2: Bạn chỉ cần gõ “từ khóa” muốn nhận vào ô tìm kiếm. Thiết lập Google Alert cho cụm từ “Website WordPress”.
- Bước 3: Nhấp vào “Hiển thị tùy chọn” để điều chỉnh của bạn. Bạn có thể lọc kết quả theo tần suất phân phối, ngôn ngữ, nguồn, khu vực và chất lượng.
- Bước 4: Chỉ định thời gian và cách thức bạn muốn nhận thông báo của mình.
- Bước 5: Nhấn “Tạo alert”. Bạn sẽ bắt đầu nhận được thông báo cho các cảnh báo của mình ngay lập tức.
- Bước 6: Quay lại trang Google Alerts khi bạn cần quản lý hoặc cập nhật cảnh báo của mình. Bạn có thể xóa cảnh báo hoặc thay đổi cài đặt của nó bất kỳ lúc nào.
- Bước 7: Biểu tượng bút chì và thùng rác cho phép bạn chỉnh sửa cài đặt của cảnh báo hoặc xóa chúng.
2.2 Cách sử dụng Google Alerts trong Tiếp thị Nội dung
Một công dụng tuyệt vời của Alerts là lấy ý tưởng nội dung.
Alerts giúp bạn tìm ý tưởng bài blog mới và nội dung độc đáo mà các website khác chưa làm. Giúp bạn tìm và sử dụng các từ khóa có liên quan khác, đặc biệt nếu bạn thấy trong các chủ đề đang thịnh hành.
Thiết lập cảnh báo cho tiêu đề của riêng bạn để được cảnh báo về nội dung sao chép. Đặc biệt nếu đây là một vấn đề lớn hoặc bạn đang giải quyết một trường hợp để báo cáo người lạm dụng nội dung.
2.3 Cách sử dụng Alerts cho PR kỹ thuật số
Bạn có thể sử dụng Google Alerts để tìm các writer và influencer (người có ảnh hưởng) có am hiểu về ngành hoặc từ khóa của bạn. Điều này có thể rất tốt cho việc tiếp cận cộng đồng.
Tương tự, bạn có thể sử dụng Alerts để theo dõi các chiến dịch này và đảm bảo chúng phát huy hết tiềm năng của chúng.
2.4 Cách sử dụng Alerts trong SEO
Thiết lập Google Alerts cho tất cả các từ khóa KPI của bạn – bất kỳ từ khóa nào bạn muốn theo dõi. Bạn cũng nên thiết lập cảnh báo cho tên miền (domain), tên thương hiệu. Với bất kỳ cách nào khác mà mọi người có thể đề cập đến thương hiệu của bạn mà không liên kết.
2.5 Cách sử dụng Google Alerts để phân tích cạnh tranh
Cảnh báo phân tích đối thủ cạnh tranh có thể hữu ích theo một số cách: bạn có thể theo dõi đối thủ của mình có thu hút sự chú ý trực tuyến hay không, bằng chiến dịch PR của chính họ hoặc từ các đơn vị truyền thông khác.
Điều này có thể cung cấp cho bạn một ý tưởng tốt về các trang web có thể quan tâm đến việc liên kết đến các sản phẩm của bạn. Nó cũng có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn về các loại SEO mà các đổi thủ trong thị trường ngách của bạn đang tham gia.
2.6 Cách sử dụng Alerts trên Social Media
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các Social Media, Google Alerts có thể giúp bạn theo dõi các chiến dịch.
- Bạn có thể theo dõi các thẻ bắt đầu bằng “#” “@” hoặc tài khoản cụ thể. Hoặc thậm chí sử dụng toán tử “site:” tìm kiếm để chỉ tập trung sự chú ý của bạn vào các trang web nhất định.
Ví dụ: [tên thương hiệu] site: twitter.com. Sẽ chỉ đưa ra kết quả về tên thương hiệu của bạn trên Twitter – một công cụ giám sát thương hiệu bổ sung tuyệt vời.
- Tìm kiếm các trang web liên quan. Đặt từ “related:” ở trước một địa chỉ web bạn đã biết.
Ví dụ: related:time.com.
- Tìm kiếm từ khóa trên tiêu đề website “Intitle: Từ khóa”
3. Mẹo để tối đa Google Alerts
Tuy nhiên, vẫn còn một số thủ thuật bạn nên biết để nhận được càng nhiều tính năng hữu ích từ công cụ này.
- Sử dụng dấu “ngoặc kép” xung quanh các cụm từ tìm kiếm nhiều từ và giới hạn cảnh báo. Nếu bạn muốn kết quả của mình chỉ bao gồm cụm từ chính xác đó.
- Sử dụng “Hộp thư đến” của Google để phân chia hàng loạt các cảnh báo của bạn nhằm ngăn chặn sự lộn xộn của email.
- Truy cập hộp thư đến của bạn bằng cách truy cập https://inbox.google.com/. Mỗi cảnh báo của bạn sẽ hiển thị dưới một tiêu đề có thể mở rộng. Nhấp vào tiêu đề để xem chi tiết về các trang riêng lẻ chứa cụm từ tìm kiếm của bạn.
- Google ngày càng tốt hơn trong việc phát hiện và tự động sửa lỗi chính tả. Nhưng bạn vẫn nên xem xét tất cả nội dung có thể tối ưu. Không loại trừ bất kỳ thứ gì có thể có giá trị.
- Nếu bạn sử dụng nguồn cấp RSS, bạn có thể gửi cảnh báo ở đó thay vì gửi đến email của bạn. Điều này cũng ngăn hộp thư đến email của bạn bị tắc nghẽn.
Kết luận
Google Alerts là một trong những công cụ dễ dàng nhất mà các Marketer hoặc quản lý Social Media có thể sử dụng. Và bởi vì điều quan trọng là phải biết mọi người đang nói gì về doanh nghiệp của bạn trực tuyến, không có lý do chính đáng nào để không sử dụng Alerts.
Đây là công cụ phân tích từ khóa và tìm kiếm topic hay cho website của bạn. Nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO top Google hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Cùng với đội ngũ chuyên gia TOS, mọi vấn đề về SEO của bạn sẽ được giải đáp.
>>> Xem thêm: 5 cách sử dụng Wayback Machine để tối ưu SEO website tốt nhất
Nguồn: The Smart Marketer’s Guide to Google Alerts
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành