Google Search Operators: 32 toán tử tìm kiếm nâng cao và mẹo hữu ích
Google Search Operators hay còn gọi là toán tử tìm kiếm của Google là các ký tự và lệnh có khả năng mở rộng tìm kiếm nâng cao cho văn bản thông thường. Các toán tử này có thể giúp ích cho những nghiên cứu về nội dung liên quan đến SEO Audit. Cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
32 toán tử tìm kiếm của Google (Google Search Operators)
“cụm từ tìm kiếm”
Buộc tìm kiếm đối sánh chính xác. Sử dụng điều này để tinh chỉnh kết quả cho các tìm kiếm không rõ ràng hoặc để loại trừ các từ đồng nghĩa khi tìm kiếm các từ đơn lẻ.
OR
Tìm kiếm X OR Y. Kết quả trả về liên quan đến X hoặc Y hoặc cả hai. Lưu ý: toán tử (|) cũng có thể được sử dụng thay cho “OR”.
Ví dụ: việc làm OR công nghệ / việc làm | công nghệ
AND
Tìm kiếm X và Y. Kết quả trả về liên quan đến cả X và Y. Lưu ý: kết quả không thực sự tạo ra nhiều khác biệt cho các tìm kiếm thông thường, vì Google vẫn mặc định là “AND”. Nhưng nó rất hữu ích khi được ghép nối với các toán tử khác.
Ví dụ: việc làm AND công nghệ
–
Đây là toán tử loại trừ thuật ngữ hoặc cụm từ. Kết quả trả về loại bỏ những giá trị sau dấu “–” này.
Ví dụ: việc làm -công nghệ
*
Đây là ký tự đại diện thể hiện kết quả sẽ khớp với bất kỳ từ hoặc cụm từ nào.
Ví dụ: hoa hậu * đại học
()
Nhóm nhiều cụm từ hoặc toán tử tìm kiếm để kiểm soát kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: (công nghệ OR đại học) việc làm
$
Sử dụng khi tìm giá cả.
Ví dụ: Iphone $100
define:
Khi sử dụng toán tử này, kết quả sẽ trả về ý nghĩa của từ cần tìm.
Ví dụ: define:xe ô tô
cache:
Kết quả trả về phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache gần đây nhất của một trang web (với điều kiện trang được lập chỉ mục).
Ví dụ: cache:toponseek.com
filetype: / ext:
Kết quả trả về cho những loại tệp như pdf, docx, txt, ppt…
Ví dụ: toponseek filetype:pdf / toponseek ext:pdf
site:
Kết quả trả về trang web bạn cần tìm kiếm.
Ví dụ: site:toponseek.com
related:
Kết quả trả về địa chỉ liên quan đến tên miền bạn tìm kiếm.
Ví dụ: related:toponseek.com
intitle:
Toán tử này cho phép tìm các trang có một từ (hoặc các từ) nhất định trong tiêu đề. Trong ví dụ sau, bất kỳ kết quả nào có chứa từ “apple” trong thẻ tiêu đề sẽ được trả về.
Ví dụ: intitle:apple
allintitle:
Tương tự với toán tử intitle, nhưng chỉ các kết quả chứa tất cả các từ được chỉ định trong thẻ tiêu đề mới được trả về.
Ví dụ: allintitle:apple iphone
inurl:
Toán tử này cho phép tìm các trang có một từ (hoặc các từ) nhất định trong URL. Trong ví dụ sau, bất kỳ kết quả nào có chứa từ “seo content” trong URL sẽ được trả về.
Ví dụ: inurl:seo content
allinurl:
Tương tự như inurl, nhưng chỉ các kết quả chứa tất cả các từ được chỉ định trong URL mới được trả về.
Ví dụ: allinurl:seo content
intext:
Toán tử này cho phép tìm các trang có chứa một từ (hoặc các từ) nhất định ở đâu đó trong nội dung. Đối với ví dụ sau, bất kỳ kết quả nào có chứa từ “seo content” trong nội dung trang sẽ được trả về.
Ví dụ: intext:seo content
allintext:
Tương tự như intext, nhưng chỉ các kết quả chứa tất cả các từ được chỉ định ở đâu đó trên trang mới được trả về.
Ví dụ: allintext:seo content
AROUND(X)
Toán tử này cho phép tìm các trang có chứa cụm từ trong X từ. Đối với ví dụ này, các từ “apple” và “iphone” phải có trong nội dung và cách nhau không quá bốn từ.
Ví dụ: apple AROUND(4) iphone
weather:
Toán tử này cho phép tìm kiếm thời tiết tại địa điểm nhất định.
Ví dụ: weather:đà nẵng
stocks:
Xem thông tin chứng khoán (ví dụ: giá, v.v.) cho một mã cổ phiếu cụ thể.
Ví dụ: stocks:hpl
map:
Kết quả tìm kiếm trả về bản đồ khu vực nhất định.
Ví dụ: map:đà nẵng
movie:
Kết quả tìm kiếm trả về thông tin bộ phim, lịch chiếu tại rạp.
Ví dụ: movie:doctor stranger
in
Toán tử cho phép chuyển đổi đơn vị tiền tệ, trong lượng, nhiệt độ…
Ví dụ: 120 kg in ton
source:
Tìm kết quả tin tức từ một nguồn nhất định trong Google Tin tức.
Ví dụ: công cụ seo source:toponseek
_
Đây không chính xác là một toán tử tìm kiếm, nhưng hoạt động như một ký tự đại diện cho Google Autocomplete.
Ví dụ: apple CEO _ jobs
#..#
Tìm kiếm một loạt các số. Trong ví dụ dưới đây, các tìm kiếm liên quan đến “video WWDC” được trả về cho các năm 2010-2014, nhưng không trả lại cho năm 2015 và hơn thế nữa.
Ví dụ: wwdc video 2010..2014
inanchor:
Tìm các trang đang được liên kết với anchor text cụ thể. Đối với ví dụ sau, bất kỳ kết quả nào có liên kết đến chứa “apple” hoặc “iphone” trong anchor text sẽ được trả về.
Ví dụ: inanchor:apple iphone
allinanchor:
Tương tự như inanchor, nhưng chỉ các kết quả chứa tất cả các từ được chỉ định trong văn bản liên kết đến mới được trả về.
Ví dụ: allinanchor:apple iphone
blogurl:
Tìm các URL blog trong một miền cụ thể. Điều này đã được sử dụng trong tìm kiếm blog của Google, nhưng một số được trả kết quả trong tìm kiếm thông thường.
Ví dụ: blogurl:microsoft.com
loc:placename
Tìm kết quả từ một khu vực nhất định.
Ví dụ: loc:”san francisco” apple
location:
Tìm tin tức từ một vị trí nhất định trong Google Tin tức.
Ví dụ: loc:”san francisco” apple
15 mẹo hữu ích để giúp bạn nắm vững các toán tử tìm kiếm Google Search Operators cho SEO
1. Tìm lỗi lập chỉ mục
Bạn có thể tìm site:tên miền để xem bao nhiêu bài viết đã được Google index cho tên miền của bạn.
Lưu ý: Google chỉ đưa ra con số ước lượng, để xem chi tiết, bạn nên kiểm tra qua Google Search Console.
Nhưng trong số này, có bao nhiêu bài viết blog, bạn có thể gõ tìm kiếm như sau:
Bạn cảm thấy số lượng bài viết này nhiều hơn số bài thực tế.
Hãy cùng thu hẹp cho các miền phụ:
Chú thích: ký tự đại diện (*) có nghĩa là tìm tất cả các miền phụ thuộc miền, kết hợp với toán tử loại trừ (-) để loại trừ các kết quả www thông thường.
Với những bài viết lỗi 404, bạn không nên đa nó vào danh sách index của Google. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm lỗi index của Google qua một số cách sau:
- site:yourblog.com/category – tìm các trang danh mục blog WordPress;
- site:yourblog.com inurl:tag- tìm các trang “thẻ” WordPress.
2. Tìm các trang không an toàn (không phải https)
Ngày nay, https là điều bắt buộc, đặc biệt với các trang thương mại điện tử.
Để tìm được các trang bị lỗi, bạn có thể thực hiện theo cú pháp:
site:tên miền -inurl:https
3. Tìm lỗi trùng lặp nội dung
Lặp nội được Google xem là một hành vi xấu. Để tìm được lỗi này, bạn có thể thực hiện như ví dụ sau:
Kết quả cho thấy nội dung này bị trùng lặp 1 lần với 1 trang web khác.
4. Tìm các tập lẻ trên miền
Tập tin PDF ; Tài liệu Word; Bài thuyết trình Powerpoint; các tập tin văn bản…
Kết quả trả về những bài viết dạng PDF.
5. Tìm cơ hội đăng bài tại các blog khác
Một số cú pháp bạn có thể tìm kiếm để viết bài blog:
- chủ đề intitle:”write for us” inurl:”write-for-us”
- chủ đề intitle:“become a contributor”
- chủ đề intitle:“contribute to”
- chủ đề intitle:“write for me”
- chủ đề intitle:“guest post guidelines”
- chủ đề inurl:guest-post
- chủ đề inurl:guest-contributor-guidelines
Hoặc bạn có thể kết hợp tìm những blog như trên chỉ 1 lần với cú pháp tìm kiếm:
- chủ đề (“write for us” | inurl:“guest-post-guidelines” | inurl:“guest-post”)
- (chủ đề 1 | chủ đề 2) AND (“write for us” | inurl:“guest-post-guidelines”)
Nếu bạn muốn tìm kiếm theo khu vực thì có thể tham khảo:
- (chủ đề 1 | chủ đề 2) AND (“write for us” inurl:“guest-post”) AND site:.co.uk
Hoặc nếu bạn biết một blogger nào đó đang viết về chủ đề bạn muốn tìm kiếm, bạn chỉ cần nhập cú pháp sau:
- chủ đề intext:“tên blogger” inurl:author -site:webris.org
Cuối cùng, nếu bạn đang tự hỏi liệu một trang web cụ thể có chấp nhận bài đăng của khách hay không, hãy thử cách này:
site:tên miền (“this is a guest post” | “this is a guest contribution”)
TopOnSeek không cho phép khách truy cập đăng bài.
6. Tìm nguồn tài nguyên
Đây là một số cách để tìm chúng:
- chủ đề (intitle:“resources” | inurl:resources)
- intitle:chủ đề AND intitle:resources AND inurl:resources
- allintitle:chủ đề 5|6|7|8|9|10|11|12|13|14|15 resources
7. Tìm các trang web có infographics để bạn tự giới thiệu trang web của mình
Chiến lược chung cho đồ họa thông tin:
- Tạo đồ họa
- Tạo đồ họa thông tin để quảng cáo
- Tạo sự nổi bật, lấy liên kết (PR)
Sau đó, bạn nên quảng cáo tại các trang web có khả năng muốn giới thiệu đồ họa của bạn.
Cách tốt nhất để tìm các trang web có đồ họa thông tin nổi bật trước đó:
chủ đề intitle:infographic inurl:infographic
Tuy nhiên, nếu kết quả hiển thị từ 2 năm trước chẳng hạn, có thể bây giờ họ đã không còn quảng bá những mẫu infographic nữa. Trong khi đó, những kết quả cách đây vài ba tháng cho thấy website đó vẫn còn quảng bá đồ họa. Đây chính là nơi bạn cần tìm để quảng cáo infographic của bạn.
Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm và tìm được kết quả phù hợp nhất, bạn nên thêm các đặc tính cụ thể, có liên quan đến từ khóa.
Ví dụ: “reddit’s Guide to Fitness” intitle:infographic inurl:infographic
8. Tìm kiếm thêm chủ đề và xem xét mức độ liên quan của chúng là như thế nào
Cú pháp tìm kiếm: related:tên miền
Kết quả sẽ hiển thị những trang web có nội dung liên quan đến TopOnSeek
Để xem xét chủ đề tiềm năng, bạn có thể thực hiện như sau:
- Thực hiện tìm kiếm site:domain.com và ghi lại số lượng kết quả;
- Thực hiện tìm kiếm site:domain.com chủ đề, sau đó cũng ghi lại số lượng kết quả;
- Chia số thứ hai cho số thứ nhất – nếu nó trên 0,5, đó là một chủ đề tiềm năng tốt, có liên quan; nếu nó trên 0,75, đó là một chủ đề tiềm năng siêu phù hợp.
Với kết quả 1990 chia 2730, chủ đề SEO cực kỳ phù hợp với website của TopOnSeek.
Đây là một cách tuyệt vời để nhanh chóng loại bỏ các chủ đề không liên quan cao, nhưng nó không phải là tuyệt đối – đôi khi bạn sẽ nhận được kết quả không chính xác. Cách này chắc chắn không thể thay thế cho việc kiểm tra thủ công trang web. Bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng trang web khách hàng tiềm năng trước khi tiếp cận với họ. Nếu bạn không làm được điều đó, tức là bạn đang spam nội dung.
9. Tìm hồ sơ xã hội của các khách hàng tiềm năng
Cú pháp tìm kiếm: Tên (site:twitter.com | site:facebook.com | site:linkedin.com)
10. Tìm cơ hội liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ là quan trọng. Chúng giúp khách truy cập nội dung liên quan trong trang web của bạn.
Cú pháp tìm các bài viết để chèn link nội bộ (internal link):
site:toponseek.com/blogs -site:toponseek.com/blogs/top-nhung-tool-ho-tro-seo-hot-nhat-hien-nay/ intext:“top những tool hỗ trợ seo hot nhất hiện nay”
Kết quả hiển thị là những bài viết có chủ đề liên quan đến seo để gắn internal link trừ bài viết bạn đang muốn gắn.
11. Tìm cơ hội PR bằng cách tìm các đề cập đến đối thủ cạnh tranh
Kết quả sẽ hiển thị những bài viết có đề cập đến đối thủ.
Đây là lúc bạn nên tạo mối quan hệ để họ viết bài quảng bá cho website của bạn một cách chi tiết giống hoặc hơn đối thủ.
Một cách khác để đánh giá đối thủ:
Ngoài ra, bạn có thể lọc thời gian đánh giá đối thủ gần đầy bằng cách:
Công cụ> Mọi lúc> Chọn khoảng thời gian
12. Tìm cơ hội đăng bài được tài trợ
Đây là một cách để tìm các cơ hội đăng bài được tài trợ bằng cách sử dụng các toán tử tìm kiếm của Google: chủ đề intext:”sponsored post”, inurl:”category/sponsored-post”
Dưới đây là một số tổ hợp toán tử khác để sử dụng:
- chủ đề intext:”sponsored post”, inurl:”category/sponsored-post”
- chủ đề intext:”this is a sponsored post by”
- chủ đề intext:”this post was sponsored by”
- chủ đề intitle:”sponsored post”
- chủ đề intitle:”sponsored post archives” inurl:”category/sponsored-post”
- “sponsored” AROUND(3) “post”
13. Tìm chủ đề Q&A liên quan đến nội dung bài viết
Quora cho phép bạn thả các liên kết có liên quan trong suốt các câu trả lời của bạn. Đây là một cách để tìm các chủ đề có liên quan: site:quora.com intitle:(SEO | “link building” | “keyword research”)
Bạn cũng có thể tìm Q&A ở các diễn đàn khác bằng cách thay tên miền.
14. Tìm tần suất đối thủ cạnh tranh của bạn xuất bản nội dung mới
Hầu hết các blog nằm trong một thư mục con hoặc trên một tên miền phụ.
Ví dụ:
toponseek.com/blogs
blog.hubspot.com
blog.kissmetrics.com
Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm tra mức độ thường xuyên của các đối thủ cạnh tranh xuất bản nội dung mới.
Ví dụ:
15. Tìm các trang web liên kết với đối thủ cạnh tranh
Ví dụ: link:toponseek.com/blogs -site:toponseek.com
Kết quả hiển thị những trang web có đặt liên kết trỏ về trang web của TopOnSeek.
Các toán tử tìm kiếm nâng cao của Google (Google Search Operators) sẽ giúp bạn tối ưu việc lên nội dung một cách tối ưu. Hy vọng với những chia sẻ trên của TopOnSeek, bạn đọc đã hiểu hơn về kiến thức này.
Để tìm hiểu thêm kiến thức về Google, bạn có thể tham khảo tại các bài viết sau:
- 25 Google Tools miễn phí đỉnh nhất dành cho Marketers
- TOP 5 TOOL HỖ TRỢ SEO HOT NHẤT HIỆN NAY
- Công cụ Google Alerts cho các Marketer
Nguồn tham khảo:
Google Search Operators: The Complete List (42 Advanced Operators)
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành