star star star star star

Heading là gì? Cách kiểm tra, tối ưu thẻ Heading hiệu quả nhất cho SEO

công cụ Seo content marketing Google marketing SEO seo website
avt
Thảo Phạm
29 tháng 5, 2024  

Tối ưu hóa Heading đóng vai trò quan trọng trong SEO Onpage, tuy nhiên, việc sử dụng Heading hiệu quả trên website để đạt chuẩn SEO vẫn còn là điều bỡ ngỡ với nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về Heading là gì, đồng thời hướng dẫn cách đặt và sử dụng các thẻ Heading một cách hiệu quả. Nhờ vậy, nội dung trang web sẽ được tối ưu hóa và dễ dàng “ghi điểm” với công cụ tìm kiếm Google, Bing, Cốc Cốc,… và thu hút cả người đọc.

Xem thêm: SEO tổng thể là gì? Quy trình SEO tổng thể Website cho doanh nghiệp 2024

Heading là gì?

Heading là các thẻ (tag) từ H1 đến H6, được sử dụng để làm rõ nội dung chính của chủ đề đang được nói đến trong bài viết. Thứ tự ưu tiên của từng thẻ Heading trong SEO cũng khác nhau, ưu tiên giảm dần từ H1, H2, H3, H4, H5 đến H6.

Heading là gì
Thẻ Heading là gì?

Phân biệt heading và title

Nhiều người lầm tưởng Title và Heading là 2 cách gọi khác nhau cho “tiêu đề”. Tuy nhiên, đây là 2 thẻ HTML riêng biệt với vai trò và cách sử dụng khác nhau:

Thẻ Title: Chỉ có duy nhất 1 thẻ Title trong bài viết. Thẻ Title sẽ được hiển thị trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,…

Thẻ Heading: Có thể có nhiều thẻ Heading trong bài viết, H1 là tiêu để của toàn bài, còn những Heading khác là tiêu đề của từng nội dung trong bài.

Xem thêm: SEO Title là gì? Cách viết tiêu đề Meta tối ưu SEO Website hiệu quả

Phân biệt heading và Subheading 

HeadingSubheading đều là các thẻ tiêu đề đóng vai trò quan trọng trong SEO, tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt về vị trí, chức năng và cách sử dụng:

Subheading là những tiêu đề phụ trong một bài viết, được đặt ở dưới tiêu đề chính và thể hiện nội dung của từng phần trong mỗi bài viết. Subheading có cỡ chữ nhỏ hơn so với tiêu đề chính giúp mở rộng thêm các nội dung từ tiêu đề chính. Trong mỗi bài viết sẽ có nhiều H2 và H3, đây là những tiêu đề con hay còn được gọi là Subheading. Mỗi bài có nhiều Subheading, giúp cấu trúc rõ ràng, hỗ trợ SEO.

Việc đặt thẻ Heading giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu được phần nào trong nội dung của bạn là quan trọng và chúng đang được kết nối với nhau như thế nào.

Xem thêm: Viết nội dung với AI SEO cải thiện HIỆU QUẢ trang web

Vai trò của Heading trong SEO

Thể hiện cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc

Thẻ Heading cho phép người đọc nắm bắt được tổng quan nội dung của website đang viết về chủ đề gì, mỗi tiêu đề liên kết lại với nhau giúp cấu trúc bài viết mạch lạc và dễ theo dõi hơn.

Tăng khả năng tiếp cận

Thẻ Heading đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thông tin khách hàng, thẻ tiêu đề có dạng HTML giúp người đọc có thể nắm bắt được nội dung bài viết dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nó cũng có khả năng chuyển từ Heading này sang Heading khác hỗ trợ điều hướng người đọc dễ dàng hơn.

Tăng sức mạnh cho SEO

Sử dụng thẻ Heading giúp cải thiện nội dung bài viết hiệu quả hơn và đồng thời tối ưu sức mạnh cho SEO Content, giúp nhấn mạnh từ khóa chính cũng như các từ khóa phụ liên quan nhằm làm nổi bật thông điệp mà trang web muốn truyền đạt.

Giúp Google hiểu nội dung trang web

Heading cung cấp cho Google thông tin về chủ đề và từ khoá chính của bài viết, qua đó giúp Google dễ dàng xếp hạng SEO website cao hơn. Heading chứa từ khoá chính giúp Google hiểu sâu hơn về nội dung của bài viết, từ đó gia tăng tỷ lệ hiển thị bài viết trong kết quả tìm kiếm đối với những từ khóa liên quan.

Xem thêm: Optimization là gì? 6 lợi ích và những công cụ tối ưu hóa

Cách kiểm tra thẻ Heading trên website

Tìm thẻ Heading ở phần mã nguồn trong trang

Để kiểm tra thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang, bạn có thể thực hiện như sau: Nhấp chuột phải vào một khoảng trống bất kỳ trên trang, sau đó chọn “View Page Source” để hiển thị phần Source Code. Trong trang mã nguồn, bạn tìm kiếm các thẻ h1, h2,… Hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + F và gõ tên thẻ cần tìm.

Tìm thẻ Heading ở phần mã nguồn trong trang
Tìm thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang

Tìm thẻ Heading trực tiếp trên trang bằng công cụ SEO

 SEO Quake

Bạn nhấn vào SEO Quake trên thanh trình duyệt và chọn vào Diagnosis. Một tab mới sẽ được mở ra, kéo xuống dưới phần Heading và nhấn vào View others. Tại đây sẽ hiển thị tất cả cấu trúc thẻ Heading trong page.

Cách kiểm tra Heading bằng công cụ SEO Quake
Cách kiểm tra Heading bằng công cụ SEO Quake

Bằng Web Developer

Để kiểm tra vị trí các thẻ Heading trên trang web, bạn có thể sử dụng công cụ Web Developer bằng cách:

  1. Nhấn vào biểu tượng Web Developer trên thanh công cụ của trình duyệt.
  2. Chọn mục “Outline”.
  3. Tiếp theo, chọn “Outline Headings”.

Sau đó, Trang web sẽ xuất hiện các ô màu xanh hiển thị chính xác vị trí của từng thẻ Heading.

Bằng Screaming Frog

Để kiểm tra các thẻ Heading, đặc biệt là thẻ H1 trên website, bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog SEO Spider.

  • All: Tất cả các trang trên website có chứa thẻ H1.
  • Missing: Các trang trên website thiếu thẻ H1.
  • Duplicate: Danh sách các trang chứa thẻ H1 trùng nhau.
  • Multiple: Danh sách các trang website có nhiều hơn 1 thẻ H1.
  • Over 70 characters: Các trang có thẻ H1 nhiều hơn 70 ký tự.
Kiểm tra heading bằng công cụ Screaming Frog
Cách Kiểm tra heading bằng công cụ Screaming Frog

Cách tạo Heading để tăng hiệu quả cho SEO

Không có công thức cụ thể về việc sử dụng Heading. Tuy nhiên, có một vài quy tắc cơ bản trong việc viết và sử dụng các thẻ Heading để tăng hiệu quả SEO mà bạn phải hiểu rõ.

Thẻ Heading 1

Thẻ H1 nên viết đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu và phải bao gồm toàn bộ nội dung của bài viết.

  • H1 phải chứa từ khóa chính.
  • Mỗi bài viết chỉ được phép có duy nhất một thẻ H1.
  • Thẻ H1 không được trùng với url hay title của bài viết

Thẻ Heading 2

Thẻ H2 chính là con của thẻ H1 và giúp bài viết có bố cục mạch lạc và rõ nghĩa hơn. 

  • H2 chứa từ khóa chính và chèn kèm thêm LSI keywords.
  • Phải có từ 2 thẻ H2 trở lên để đảm bảo cấu trúc của bài viết.

Thẻ Heading 3

  • H3 có vai trò làm rõ nghĩa cho H2.
  • Để đảm bảo tính logic và cấu trúc rõ ràng, mỗi thẻ H2 phải có ít nhất 2 thẻ H3 trở lên.
  • In đậm thẻ H3 và chèn LSI keywords vào H3.
Sử dụng heading để tạo cấu trúc bài viết hiệu quả nhất

Thẻ Heading 4, 5, 6

Các thẻ H4, H5, H6 giúp chia nhỏ và làm rõ nội dung bài viết hiệu quả hơn. Thông thường, thẻ H5, H6 sẽ xuất hiện ở các bài dài, có lượng nội dung lớn.

Cách để viết một thẻ Heading hấp dẫn

Bên cạnh việc làm rõ nội dung chính của chủ đề, một Heading hay còn gây được sự chú ý với người đọc và tăng tương tác cho trang web. Sau đây là 3 cách để viết một Heading hấp dẫn.

Question headings

  • Đây là heading câu hỏi đặt ra vấn đề và sẽ có một đoạn văn bản để trả lời cho câu hỏi này.

Ví dụ: Bài viết chuẩn SEO là gì?

Statement headings

  • Heading dạng này sẽ gồm có chủ ngữ và động từ để diễn đạt một câu hoàn chỉnh. Sau đó đoạn text bên dưới sẽ diễn đạt đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến ban đầu.

Ví dụ: Cách dùng Allintitle để phân tích từ khóa SEO

Topic Heading

  • Những tiêu đề dạng này sẽ có một cụm từ ngắn hay thậm chí là một từ duy nhất, topic heading thường mang ý ám chỉ hoặc chơi chữ để khơi gợi sự tò mò cho người đọc.

Ví dụ: Bí mật của … trong nghiên cứu từ khoá SEO

Một vài lưu ý khi sử dụng thẻ Heading

Khi sử dụng thẻ Heading, cần lưu ý một số điều như sau:

  •  Thẻ H1 chỉ dùng 1 lần trong mỗi bài viết. Thẻ H1 là thẻ Heading đầu tiên, phải chứa từ khóa chính. 
  • Sử dụng các thẻ H1, H2, H3 để bài viết chuẩn SEO. Bên cạnh đó, nếu bài viết cung cấp lượng thông tin lớn thì có thể thêm H4, H5, H6 nếu cần thiết.
  • Cần đặt thẻ Heading theo thứ tự có cấu trúc phân nhánh. H1 phải có ít nhất 2 H2, H2 lại bao gồm nhiều H3 và tiếp tục. 

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat