IMC là gì? 6 công cụ truyền thông Marketing tích hợp cho doanh nghiệp
IMC là chiến dịch Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay, giúp tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Vậy IMC là gì? Vai trò của IMC đối với các doanh nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này. Cùng TopOnSeek tìm hiểu về chiến dịch này nhé.
IMC là gì?
IMC (Integrated Marketing Communication) hay còn gọi là Truyền thông tiếp thị tích hợp. Đây là sự phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức truyền thông với mục đích truyền tải chính xác những thông điệp của thương hiệu đến khách hàng. IMC là sự tích hợp của tất cả các công cụ tiếp thị, cách tiếp cận và nguồn lực trong một công ty nhằm tác động đến hành vi của người tiêu dùng dẫn đến lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu.
Xem thêm: Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
Vai trò của chiến dịch IMC là gì?
Chiến dịch IMC đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp
- Phối hợp 6 công cụ truyền thông nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
- Truyền tải các thông tin, thông điệp của sản phẩm, dịch vụ.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo ra tệp khách hàng trung thành
- Thành công xây dựng thương hiệu tốt hơn nhờ chiến dịch IMC
- Tăng lượng khách hàng, uy tín của sản phẩm, dịch vụ,… nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ khác.
Xem thêm: Mẫu lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện, thương hiệu hiệu quả
Tại sao các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng IMC
Hình thức tiếp thị này đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và sử dụng bởi những lợi ích mà IMC mang lại:
- Tăng doanh số cho doanh nghiệp với chi phí thấp: Kết hợp nhiều hình thức tiếp thị giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm hơn nhằm tạo ra doanh thu mà không tốn nhiều chi phí.
- Thông tin đến với khách hàng đầy đủ: Mỗi hình thức tiếp thị mang đến khách hàng những thông tin khác nhau. Do đó, thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng cũng đầy đủ hơn.
- Tạo ra danh sách khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
- Với những công ty không có quá nhiều kinh phí cho hoạt động Marketing, thì thực hiện một chiến dịch IMC không những tiết kiệm chi phí mà còn giúp sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn.
6 công cụ truyền thông marketing tích hợp cho doanh nghiệp
Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo là hình thức tiếp thị đưa hình ảnh, nội dung của thông điệp đến với khách hàng thông qua các nền tảng xã hội với mức chi phí cố định.
- Ưu điểm của hình thức quảng cáo là khả năng tạo ra các hình ảnh, nội dung chất lượng, dễ thuyết phục và dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng. Vì vậy, quảng cáo là hình thức mà nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
- Nhược điểm của hình thức này là chi phí khá tốn kém. Nếu bạn muốn sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo trên nhiều nền tảng thì buộc bạn phải để ra một mức chi phí khá cao. Do đó, hình thức này không sử dụng được cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
Direct Marketing là hình thức tiếp thị trực tiếp với khách hàng thông qua các công cụ internet, truyền thông tiêu biểu như bán hàng trực tiếp, Telesale Marketing,… Đây là hình thức bán hàng khá phổ biến với mong muốn tăng doanh số bán hàng và phản hồi từ khách hàng ngay trong thời điểm giao dịch. Ưu điểm của Marketing trực tiếp là tăng doanh số trực tiếp mà không tốn quá nhiều chi phí nên được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Khuyến mãi (Sales Promotion)
Khuyến mãi là hình thức tiếp thị khá quen thuộc đối với người tiêu dùng. Đây là hình thức giảm giá sản phẩm hay tặng kèm sản phẩm nhằm kích thích tiêu dùng của khách hàng.
- Khuyến mãi chủ yếu dưới 2 hình thức: Khuyến mãi định hướng đến người tiêu dùng như giảm giá sản phẩm, rút thăm trúng thưởng, nhận quà,… và khuyến mãi định hướng thương mại như ưu đãi giá, phụ cấp khuyến mãi,…
- Ưu điểm của hình thức này là tăng doanh số bán hàng, phát triển tệp khách hàng mới,…
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem qua bài viết Promotion là gì đến từ TopOnSeek nhé!
Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng là hình thức tiếp thị làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm quảng bá hình ảnh, nội dung của thông điệp đến gần với người tiêu dùng. PR là hình thức khá phổ biến hiện nay, một số hoạt động PR tiêu biểu như tổ chức sự kiện, họp báo, từ thiện, hoạt động cộng đồng,…
Xem thêm: PR là gì
Tài trợ (Sponsorship)
Tài trợ là hình thức hỗ trợ tài chính của doanh nghiệp, thương hiệu để quảng bá sản phẩm. Hình thức này khá phổ biến hiện nay, tài trợ thông qua các sự kiện thể thao, du lịch, thời trang,… Công cụ truyền thông này giúp doanh nghiệp đạt được thiện cảm với khách hàng.
Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân là hình thức bán hàng trực tiếp giữa người với người. Từ đó, sản phẩm được giới thiệu, quảng bá đến khách hàng nhanh nhất. Ưu điểm của hình thức này là người bán có thể thay đổi thông điệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau và người tiêu dùng cũng dễ dàng nắm bắt thông tin sản phẩm hơn.
Xem thêm: Phương tiện truyền thông là gì? Các loại phương tiện truyền thông
Ví dụ về chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC)
Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc ứng dụng chiến dịch IMC, Coca-Cola là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong việc sử dụng chiến dịch này.
Coca-Cola ra mắt vào năm 1886 và là thương hiệu nước ngọt có ga nổi tiếng thế giới. Tính tới thời điểm hiện tại, Coca-Cola đã cung cấp cho hơn 500 doanh nghiệp với hơn 200 quốc gia, mỗi ngày phục vụ hơn 1,6 tỷ sản phẩm.
- Quảng cáo (Advertising) là công cụ tiếp thị đầu tiên và thành công nhất của Coca-Cola. Thương hiệu đã giới thiệu các chủ đề và câu slogan khác nhau để quảng bá đến người tiêu dùng. Nhờ có quảng cáo mà Coca-Cola được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến, và là một trong những quảng cáo phát triển nhất lịch sử. Chúng ta có thể thấy sản phẩm của Coca-Cola ở quảng cáo, banner, áp phích, truyền hình,…
- Coca-Cola sử dụng hình thức Direct Marketing bằng nhiều cách. Coca-Cola hợp tác kinh doanh độc quyền với nhiều nhà hàng, rạp chiếu phim, khách sạn,… từ đó có thể loại bỏ được nhiều thương hiệu nước ngọt có ga khác.
- Khuyến mãi (Sales Promotion) là hoạt động thúc đẩy doanh số tạm thời. Coca-Cola khuyến mãi theo hai hình thức: Khuyến mãi hướng đến người tiêu dùng như để sản phẩm ở vị trí bắt mắt, rộng rãi và khuyến mãi hướng đến điểm buôn bán như giảm giá, thu hồi sản phẩm hết hạn,…
- Coca-Cola mở rộng quan hệ công chúng bằng nhiều hoạt động sự kiện, các chiến dịch “Support My School”, dự án Unnati,… Và là nhà tài trợ cho nhiều sự kiện âm nhạc, thể thao, cuộc đua,…
- Coca-Cola cung cấp nước ngọt đến nhiều đại lý bán hàng cá nhân, đại diện cho doanh nghiệp giao tiếp, bán hàng, phục vụ và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Hình thức này nhằm đưa khách hàng trở thành những khách hàng trung thành, đại sứ thương hiệu tự nhiên cho doanh nghiệp.
Bằng cách sử dụng chiến dịch IMC mà Coca-Cola ngày càng phát triển, thành công đưa sản phẩm đến gần với người dùng và giúp Coca-Cola trở thành thương hiệu nước ngọt nổi tiếng thế giới.
Mỗi chiến dịch đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, tùy vào cách áp dụng của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, IMC là hình thức tiếp thị thành công và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Trên đây là toàn bộ thông tin về IMC là gì và Coca-Cola là ví dụ điển hình cho hình thức tiếp thị này. Hi vọng bạn sẽ có những kiến thức bổ ích để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn muốn tìm kiếm thêm những thông tin bổ ích thì có thể truy cập vào trang của TopOnSeek để tìm hiểu thêm nhé!
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành