Internal Link là gì? Cách tạo liên kết nội bộ tối ưu SEO mạnh mẽ
Bên cạnh người “anh em” Backlink được nhiều người biết tới; thì Internal Link lại ít được coi trọng và quan tâm dù rằng đây là một trong những thủ thuật SEO On page hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Nếu coi Backlink, lưu lượng truy cập (traffic) là nguồn lực, là nhiên liệu để tăng độ uy tín cho website; thì Internal link được coi là đường dẫn giúp tối ưu hóa nguồn lực này. Nội dung bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những khái niệm cơ bản và cách tối ưu internal link cho website của mình.
Internal link là liên kết giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm di chuyển từ nội dung này sang nội dung khác trên cùng một trang nhằm mục đích chuyển đổi hoặc cung cấp thông tin liên quan.
Internal links là gì?
Internal link là một tập hợp những liên kết đi từ bài đăng này đến bài đăng khác trên cùng một tên miền. Hầu như website nào cũng có chúng. Khi được sử dụng một cách chiến lược, các internal links có thể làm tăng đáng kể Google ranking của một trang web trên Google.
Nếu đã xem qua bài viết Broken link; chắc hẳn bạn cũng biết được rằng các liên kết nội bộ giúp cho việc thu thập thông tin từ Google được dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó giúp mọi nội dung trên trang luôn được cập nhật liên tục và có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra internal link còn giúp bạn giữ chân khách hàng lâu hơn; hướng họ tới những nội dung liên quan; cuối cùng là tạo ra chuyển đổi tại trang đích (landing page).
Tại sao Internal links quan trọng đối với SEO?
Google sử dụng các internal links để khám phá nội dung bài đăng mới.
Giả sử bạn vừa xuất bản một blog mới nhưng lại quên liên kết một bài đăng khác trên trang web của bạn đến nó. Chúng tôi nghĩ rằng bài đăng này không có trong sơ đồ trang web của bạn và không có bất kỳ liên kết ngược nào. Như vậy, Google sẽ không biết nó tồn tại. Đó là bởi vì trình thu thập dữ liệu web của Google không thể tìm thấy nó.
Đây là những gì Google đã nói: Google phải liên tục tìm kiếm các blog mới và thêm chúng vào danh sách các blog đã biết. Các blog đã biết, Google đã thu thập chúng trước đó. Các blog khác được phát hiện khi Google theo liên kết từ một blog đã biết đến blog mới.
Các trang không có internal links trỏ đến được gọi là “orphan pages”. Nói chung, trang càng có nhiều internal links thì PageRank của nó càng cao.
Tuy nhiên, số lượng không phải là tất cả. Chất lượng của liên kết cũng đóng một vai trò quan trọng.
5 Kĩ thuật tối ưu Internal link cần nhớ
1. Dẫn về bài viết quan trọng
Không phải mọi nội dung trên trang bạn đều có thể xếp hạng; có những bài viết chỉ mang mục đích tạo tương tác với người dùng.
Ở một số thị trường cạnh tranh; bạn không thể lên được những từ khóa chuyển đổi trong thời gian đầu; mà buộc phải lên những từ khóa dài những từ khóa thông tin hoặc những từ khóa ít cạnh tranh hơn, điều này giúp bạn tạo được lượng truy cập ở thời điểm đầu tiên.
Những Internal link lúc này sẽ giúp bạn điều hướng người dùng về những nội dung có giá trị hơn. Do đó bất cứ khi nào có thể hãy tạo đường dẫn về những bài viết có giá trị; đó có thể là những trang bán hàng, trang chuyên mục hoặc các bài viết giới thiệu doanh nghiệp; hoặc đơn giản chỉ là những nội dung bạn muốn xếp hạng tìm kiếm.
2. Sử dụng từ khóa làm Anchor text
Anchor text là văn bản chứa liên kết; ngoài tác dụng giúp Google hiểu được nội dung chứa trong đường dẫn; thì Anchor text còn giúp văn bản của bạn được tự nhiên; cung cấp thông tin rõ ràng cho người dùng về nội dung được đính kèm
Một sai lầm phổ biến đó việc sử dụng những từ như: Xem thêm, tại đây, Click vào đây,… để làm anchor text. Về mặt SEO các liên kết này là vô nghĩa vì những từ trên không có nghĩa đối với Google
Thông thường Anchor text nên là những từ khóa chính hoặc mô tả ngắn gọn của bài viết trong đường dẫn đính kèm. Bạn cũng có thể sử dụng những từ đồng nghĩa hoặc từ khóa liên quan; tuy nhiên bạn cần lưu ý điều yếu tố số 3 dưới đây
3. Chỉ dùng 1 từ khóa cho 1 bài viết
Nếu như đã xem qua bài viết về content chuẩn SEO; Chắc hẳn bạn đã biết được rằng việc tối ưu một từ khóa cho nhiều bài viết sẽ khiến Google không xác định được nội dung quan trọng cần xếp hạng.
Tương tự như vậy nếu sử dụng nhiều từ khóa làm anchor text cho cùng một bài viết; điều này sẽ khiến cấu trúc nội dung của bạn không được thống nhất; gây bối rối cho người dùng và Google
4. Viết anchor text hấp dẫn
Như đã nói ở trên, ngoài mục đích giúp việc thu thập dữ liệu từ Google dễ dàng thì các liên kết nội bộ còn có tác dụng giữ chân người dùng trên website.
Tuy nhiên không phải chỉ cần đặt liên kết vào trong bài viết thì sẽ đảm bảo được người dùng sẽ click vào; do đó khi đưa liên kết nội bộ và bài viết hãy coi đây như một tiêu đề cho một bài viết tiếng Việt và tối ưu nó khi có thể.
Bạn có thể xem qua bài viết về cách tối ưu meta title để tìm hiểu rõ hơn.
Ngoài ra, việc đặt vào vị trí phù hợp cũng rất quan trọng; lời khuyên dành cho bạn đó là bất cứ khi nào trong bài viết có nội dung quan trọng liên quan đễn những bài viết đã có trên trang, bạn hãy tạo internal link cho nó.
5. Không dùng quá nhiều liên kết nội bộ
Google đã xác nhận rằng một bài viết chỉ nên có từ 150 liên kết trở lại; quá con số này Google sẽ dừng việc thu thập dữ liệu và chuyển sang nội dung khác. Có một điều bạn cần nhớ đó là những liên kết này bao gồm các đường dẫn trong bài viết và cả những liên kết cố định trên trang.
Để hạn chế tình trạng này hãy xem xét lại các thanh menu, footer, sidebar của website có đang chứa những liên kết không cần thiết cần loại bỏ hay không. Hãy chỉ đưa những nội dung bạn cho là hữu ích cho người dùng lên những vị trí cố định này.
Lưu ý nếu bạn là một website lớn với lượng truy cập lớn thì có thể bỏ qua yếu tố này
6. Nội dung liên kết đến phải có liên quan
Nếu bạn đang truy cập một website bán giày thể thao để mua và bạn nhấp vào một liên kết có content về “giày thể thao nam mới” và bạn được đưa đến một trang về giày đi bộ thông thường của phụ nữ… thì bạn đã hiểu cảm giác của người dùng thế nào khi gặp tình trạng như vậy. Điều này cũng mở rộng đến mức độ liên quan của chính các trang.
Làm thế nào để phát hiện các Internal link có vấn đề?
Tất cả mọi thứ ở trên sẽ có ý nghĩa nếu như bạn xây dựng cấu trúc trang web ngay từ khi nó bắt đầu. Bởi mọi thứ không phải lúc nào cũng được tổ chức như bạn muốn. Đó là lý do tại sao bạn nên kiểm tra các internal links mình hiện có trước khi thêm nhiều hơn vào trang web của mình.
Điều này không quá khó. Bước đầu tiên là thu thập dữ liệu trang web của bạn trong công cụ của Ahrefs. Khi thu thập dữ liệu xong, hãy kiểm tra các vấn đề sau:
1. Internal links bị hỏng
Site Audit > Internal pages > 4XX page
Đây là điều không tốt bởi vì họ lãng phí “link equity” dẫn đến trải nghiệm người dùng kém. TOS khuyên bạn nên sắp xếp theo “No. of inlinks” từ cao đến thấp để ưu tiên các trang có nhiều internal links trỏ đến chúng.
Dưới đây là một vài cách để giải quyết các vấn đề trên:
- Khôi phục broken link ở cùng một URL (nếu bị xóa do vô tình).
- Chuyển hướng trang bị hỏng sang một URL có liên quan khác và xóa tất cả các internal links trỏ đến nó.
Nếu bạn đang chọn giải pháp số 2, bạn có thể thấy tất cả các liên kết đến trang bị hỏng bằng cách nhấn số tương ứng trong cột “No. of inlinks”.
2. Internal links đến các trang được chuyển hướng
ite Audit > Internal pages > 3xx chuyển hướng
Sắp xếp theo “No. of inlinks” từ cao đến thấp để ưu tiên các trang có nhiều internal links nhất trỏ đến chúng.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những điều này có vấn đề . Ví dụ, nếu bạn có các internal links trỏ đến các trang được di chuyển và chuyển hướng (ví dụ: http://domain.com/blog → https://domain.com/blog).
3. Orphan pages (trang không có liên kết)
Site Audit > Internal pages > Incoming links > Orphan page (trang không có internal links đến)
Trang không quan trọng nên không có internal links vì hai lý do:
- Google sẽ không thể tìm thấy chúng (trừ khi bạn gửi sơ đồ trang web của mình thông qua Google Search Console hoặc chúng có liên kết ngược từ các trang được thu thập thông tin khác).
- Không có PageRank nào được chuyển đổi vì chẳng có internal links nào.
Đọc lướt qua danh sách và đảm bảo không có trang quan trọng nào xuất hiện ở đây.
Nếu bạn có nhiều trang trên website của mình, hãy thử sắp xếp danh sách theo lượng traffic không phải trả tiền từ cao đến thấp. Các trang orphan pages vẫn nhận được lượng traffic không phải trả tiền sẽ có lượng traffic cao hơn nếu được liên kết link đến.
Tổng kết
Trên đây là một vài lưu ý cần nhớ khi tối ưu Internal link cho một bài viết. Dù được tối ưu bằng kỹ thuật nào; mục đích cuối cùng của việc đặt internal link cũng nhằm tối ưu trải nghiệm và cung cấp giá trị cho người dùng; do đó bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần một đường dẫn để giúp khách hàng của mình hiểu rõ hơn về nội dung bài viết, hãy làm như vậy.
Khác biệt với các dịch vụ SEO trên thị trường chỉ quan tâm nhiều về mặt kỹ thuật; dịch vụ của Top On Seek là sự cân bằng giữa xây dựng nội dung, chiến lược marketing và các yếu tố technical SEO. Nếu bạn quan tâm và nền tảng marketing Online bền vững nói chung và kênh SEO marketing nói riêng; hãy liên hệ với chúng tôi ngày hôm nay để nhận được tư vấn tận tình nhất.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành